Giáo án địa lí 7 cả năm

Phần 1 THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

 Tiết 1 Bài 1 DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU: Sau bài học này học sinh phải nắm được.

1. Kiến thức:

- Có một số hiểu biết cơ bản về dân số, tháp tuổi.

- Bước đầu biết đọc về tháp tuổi, biểu đồ tăng dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số.

- Biết trình bày đặc điểm của sự gia tăng dân số, bùng nổ dân số, nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.

2. Kĩ năng: Đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số - tháp tuổi.

3. Thái độ: Có ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số mộc cách có kế hoạch.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm

III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. Giáo viên: Tranh tháp dân số; các H1.1, H1.2, H1.3, H1.4 trong sgk phóng to.

2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức 7a ., 7b .

2. Kiểm tra bài cũ

3. Nội dung bài mới:

 

doc157 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án địa lí 7 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong khu vực Bắc Âuvà những đặc điểm khái quát về địa hình, khí hậu, tài nguyên của 3 khu vực Bắc Âu. - Nắm các ngành kinh tế quan trọng của khu vực Bắc Âu. - Nắm sự khai thác tự nhiên hợp lí và khao học của các nước Bắc Âu. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ. 3.Thái độ: - Có thaí độ học tập đúng đắn, có khoa học ( Thông qua sự khai thác tự nhiên hợp lí và khoa học của các nước Bắc Âu). B.Phương pháp: - Thảo luận… C.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Lược đồ các nước khu vực Bắc Âu, một số hình ảnh tự nhiên.( địa hình núi già, băng hà cổ…) và hoạt động khai thác kinh tế ở các nước khu vực Bắc Âu. 2.Học sinh: - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài 56. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: 7a..................................................................................................... 7b..................................................................................................... II. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: Khu vực Bắc Âu nằm trên các vĩ độ cao nhất của Châu Âu, thiên nhiên ở đây có những đặc điểm rất độc đáo. Ở các nước Bắc Âu có nền kinh tế phát triển cao và hợp lí. Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu các đặc điểm đó qua bài 56 “KHU VỰC BẮC ÂU” 2. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: ( 19 phút) HS: Phần lớn diện tích khu vực Bắc Âu nằm ở vĩ độ cao và trong vùng ôn đới lục địa… CH: Dựa vào H 56.4 và nội dung sách giáo khoa , em hãy nêu các đặc điểm địa hình khu vực Bắc Âu? GV: Fio là dạng địa hình hẹp sâu, vách 2 bên dốc đứng, ăn sâu vào đất liền hang chục, có khi hang trăm km. Đây là dạng địa hình do băng hà cổ tạo nên cách ngày nay hàng trăm triệu năm. GV: Dãy Scan-đi-navi là biên giới tự nhiên giữa Nauy và Thuỵ Điển CH: Dựa vào nội dung SGK em hãy nêu đặc điểm của khí hậu Bắc Âu? CH: Giải thích tại sao có sự khác biệt khí hậu giữa hai phía? CH: Dựa vào H56.4 và nội dung SGK, em hãy cho biết Bắc Âu có những tài nguyên quan trọng gì? GV: Chuyển ý trên cơ sở những ĐKTN như vậy, kinh tế Bắc Âu phát triển như thế nào ? Hoạt động 2:( 18 phút) CH: Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết các ngành kinh tế phát triển nhất ở các nước Bắc Âu? GV: Dựa trên nguồn thuỷ năng dồi dào, sông ngòi dốc lắm thác nhiều ghềnh nên các nước Bắc Âu rất phát triển ngành… GV: Hai nước Nauy và Aixơlen có đội thương thuyền rất hung mạnhvà đội tàu đánh cá hiện đại. GV: Cá chiếm 75%tổng sản phẩm xuất khẩu của Aixơlen tất cả các nước Bắc Âu đều có đường bờ biển dài và có truyền thống hang hải và đánh cá.. Vùng biển Bắc có nhiều tiềm năng khoáng sản đặc biệt là dầu khí. Dựa trên cơ sở đó tất cả các nước Bắc Âu đều rất phát triển kinh tế biển. GV: Do ĐKTN: Đất trồng ít, khí hậu giá lạnh vào mùa đông không thuận lợi cho việc trồng trọt , nên các nước Bắc Âu chủ yếu phát triển chăn nuôi. GV: Lưu ý: Các nước Bắc Âu nổi tiếng về phát triển kinh tế bền vững . Trong phát triển ki9nh tế họ đặc biệt chú trọng đến yêu cầu khai thác, sử dụng tự nhiên một cách hợp lí tiết kiệm và cân đối hài hoà giữa mục đích kinh tế và bảo vệ môi trường. *Ví dụ:Họ có quy định chặt chẽ cho việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản như qui định cỡ mắt lưới đánh cá. Cấm sử dụng thuốc nổ , hoá chất để khai thác cá… Khai thác rừng được tổ chức có kế hoạch rỏ ràng và luôn đi đôi với việc bảo vệ trồng rừng 1.Khái quát tự nhiên: a.Vị trí: - Gồm 4 nước: Aixơlen, Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan. b. Địa hình: - Phần lớn diện tích là núi và cao nguyên. - Băng hà cổ phổ biến ở Bắc Âu. - Bờ biển dạng Fio(Nauy). - Nhiều hồ đầm, băng hà(Phần Lan, Nauy). - Aixơlen có nhiều núi lửa và suối nước nóng- Phần lớn diện tích bán đảo Scan-đi-navi là núi và cao nguyên. c.Khí hậu: - Lạnh vào mùa đông. - Mát mẻ vào mùa hạ. -Ở phía đông Thuỷ Điển và Phần Lan có mùa đông rất giá lạnh. - Phía Tây Nauy mùa đông không lạnh lắm. Biển không đóng băng mùa hạ mát mưa nhiều. d.Tài nguyên: - Dầu mỏ, rừng, quặng sắt, thuỷ năng, cá biển… 2.Kinh tế: - Thuỷ điện. - Hàng hải. - Đánh cá. - Khai thác dầu khí ở vùng biển Bắc. - Khai thác trồng rừng, sản xuất gỗ, giấy. - Chăn uôi và chế biến sản phẩm từ chăn nuôi: bơ, phomat, thịt, sữa…để xuất khẩu. IV. Củng cố: ( 5 phút) 1. Nêu đặc điểm vị trí, địa hình, khí hậu của khu vực Bắc Âu. Theo em điều kiện tự nhiên các nước Bắc Âu có nhứng khó khăn gì đối với đời sống và sản xuất ? 2. Hãy ghi tiếp vào bảng các điều kiện tự nhiên (ĐKTN ) cần thiết để phát triển các ngành kinh tế chính và tên nước ở Bắc Âu có ngành kinh tế chính đó: Ngành kinh tế ĐKTN để phát triển Tên nước 1. Thuỷ điện 2. Kinh tế biển 3. Khai thác dầu khí 4. Khai thác rừng, sản xuất đồ gổ và giấy cao cấp. 5. Chăn nuôi V. Dặn dò: (2 phút) - Học thuộc bài cũ theo các câu hỏi trong SGK. - Đọc trước bài 57 “KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG ÂU” xác định vị trí, địa hình, khí hậu, sông ngòi của khu vựcTây và Trung Âu. ======&====== @Tiết :64 Ngày soạn :18/4/2007 Bài :57 KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG ÂU A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: - Nắm được vị trí của khu vực Tây – Trung – Âu trên bản đồ. - Nắm được khái quát về địa hình, khoáng sản, sinh vật của khu vực Tây – Trung Âu. - Biết được những nét chính về công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ của Tây – Trung Âu. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, xác định vị trí, địa hình, khoáng sản của một khu vực. 3.Thái độ: - Thấy được đặc điểm tự nhiên cũng như kinh tế của khu vực Tây – Trung Âu so với khu vực Bắc Âu. B.Phương pháp: -Thảo luận * - Nêu vấn đề. - Đàm thoại gợi mở… C.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Châu Âu. - Lược đồ khí hậu Châu Âu. - Lược đồ các nước Châu Âu. 2. Học sinh: - Học thuộc bài cũ, nghiên cứu trước bài mới. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: 7a..................................................................................................... 7b..................................................................................................... II.Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 1. Hãy cho biết sự khác biệt khí hậu giữa hai bên dãy núi Xcanđinavi? 2. Các nước Bắc Âu dã khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí để phát triển kinh tế như thế nào? 3. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: Khu vực Tây Trung Âu nằm hoàn toàn trong đới ôn hoà. Đây là nơi được khai thác từ lâu đời, tập trung nhiều quốc gia Công nghiệp phát triển, có nền kinh tế đa dạng. Bài :57 KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG ÂU 2. Triển khai bài dạy. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: (14phút) GV: Xác định phạm vi khu vực Tây – Trung Âu. GV: Quan sát hình 57.1 Hãy gải thích tại sao ở Tây – Trung Âu chịu ảnh hưởng rỏ rệt của biển? HS: - Nằm hoàn toàn ở khu vực chuyển động của gió Tây. - Không có nơi nào cách xa biển quá 600km. - Có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương đi qua. - Các dãy núi chạy song song theo hướng Tây – Đông. - Tuy nhiên càng đi về phía Đông ảnh hưởng của biển càng giảm. GV: Tây – Trung Âu có thể chia làm mấy miền địa hình? đặc điểm của từng miền địa hình? GV: Yêu cầu lớp thảo luận. - Chia nhóm: 2 bàn một nhóm. - Thời gian: 5 phút. - Nội dung câu hỏi: + Nhóm 1;2: Miền đồng bằng phía Bắc? + Nhóm 3;4: Miền núi già ở giữa? + Nhóm 5;6: Miền núi trẻ phía Nam? ( Đặc điểm địa hình) HS: Trả lời, giáo viên kết luận và ghi bảng. Hoạt động 2: ( 16 phút) GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 2. GV: Yêu cầu lớp thảo luận. - Chia nhóm: 2 bàn một nhóm. - Thời gian: 5 phút. - Nội dung câu hỏi: + Nhóm 1;2: Tìm hiểu đặc điểm ngành Công nghiệp? + Nhóm 3;4:Tìm hiểu đặc điểm ngành Nông nghiệp ? + Nhóm 5;6:Tìm hiểu đặc điểm ngành dịch vụ? HS: Trả lời: 1. Khái quát tự nhiên: a. Vị trí: - Trải dài từ quần đảo Anh, Ailen qua lảnh thổ các nước Anh, Pháp, Balan, Xlôvakia, Hunggari, Áo, Thuỵ Sĩ… b. Khí hậu, song ngòi : - Chịu ảnh hưởng nhiều của biển. - Càng đi về phía Đông ảnh hưởng của biển càng giảm : + Phía Tây : khí hậu Ôn đới Hải Dương, sông nhiều nuớc quanh năm. + Vào sâu trong đất liền khí hậu Ôn đới lục địa, sông Mùa Đông bị đóng băng. c. Địa hình : - Gồm 3 miền : * Miền đồng bằng phía Bắc. + Giáp biển Bắc, biển Ban Tích, phía Bắc có nhiều đầm lầy, hồ, dất xấu. Phía Nam đất sét pha cát màu mở. + Ven biển bắc : vùng đất thấp ( Hà Lan) lún mỗi năm vài cm. * Miền nũi già ở giữa : + Là miền núi uốn nếp đoạn tầng. + Địa hình nổi bật là các khối núi, ngăn cách với nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa. * Miền núi trẻ phía Nam : + Gồm hai dãy : Anpơ và Các Pát cao đồ sộ làm thành hai vòng cung lớn. + Tiếp giáp với dãy Các Pát là hai bình nguyên : Trung hạ lưu sông Đanuýp. 2. Kinh tế : a. Công nghiệp : - Khu vực tập trung nhiều cường quốc công nghiệp của Thế Giới : Anh, Pháp, Đức. - Các ngành Công nghiệp hiện đại phát triển bên cạnh các ngành Công nghiệp truyền thống. - Có nhiều vùng công nghiệp nổi tiềng Thế Giới : vùng Rua (Đức), nhiều hải cảng lớn. b. Nông nghiệp : - Phía Bắc đồng bằng : trồng lúa mạch, khoai tây. - Phía Nam đồng bằng : trồng lúa mì, củ cải đường. - Vùng đất thấp : chuyên thâm canh rau, hạt giống, hoa, chăn nuôi bò sữa. - Vùng núi : chăn nuôi bò, cừu. c. Dịch vụ : - Phát triển mạnh chiếm trên 2/3 tổng thu nhập quốc gia. - Các trung tâm lớn về tài chín h: Lô đôn, Pari, Đuyrích. - Anpơ phát triển du lịch. IV. Củng cố ( 4 phút) 1. Nêu đặc điểm 3 miền địa hình khu vực Tây – Trung Âu ? 2. Giải thích tại sao Tây – Trung Âu chịu ảnh hưởng rỏ rệt của biển ? 3. Đánh dấu x vào ô vuông ý em cho là đúng nhất. 3.1 : MIền đồng bằng Tây Trung Âu tiếp giáp với : A. Biển Bắc. B. Biển Ban Tích. C. Biển Măng – sơ. D. Cả 3 đều đúng. 3.2 : Nhân dân nước nào sau đây đã xây dựng đê ngăn biển, đào kênh tưới nước, cải tạo đất để sản xuất nông nghiệp. A. Balan. B. Hà Lan. C. Pháp. D. Đức. 3.3 : Dãy núi có các đỉnh núi cao trên 3000m là : A. Dãy An-pơ. B. Các–pát. C. Cả hai đều đúng. D. Cả hai đều sai. V.Dặn dò: ( 2 phút) - Soạn bài 57 trong tập bản đồ địa lí 7. - Làm bài tập số 2 trang 174. - Nghiên cứu trước bài 58 : KHU VỰC NAM ÂU. ======&======

File đính kèm:

  • docGIAO AN DIA 7.doc
Giáo án liên quan