I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất
- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất
- Biết các nguyên nhân làm giảm độ phì của đất và suy thoái đất
- Biết một số biện pháp làm tăng độ phì của đất và hạn chế sự ô nhiễm đất
2. Kĩ năng:
- Sử dụng tranh ảnh để mô tả một phẩu diện đất, một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới
- Mô tả một phẩu diện đất: Vị trí, màu sắc và độ dày của các tầng đất
- Nhận biết đất tốt, đất xấu (thoái hóa) qua tranh ảnh và trên thực tế
3. Thái độ:
Ủng hộ các hành động bảo vệ đất; phản đối các hành động tiêu cực làm ô nhiễm và suy thoái đất
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10412 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 6 tiết 32 bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn: 04/04/2014
Tiết 32 Ngày dạy: 07/04/2014
BÀI 26: ĐẤT. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất
- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất
- Biết các nguyên nhân làm giảm độ phì của đất và suy thoái đất
- Biết một số biện pháp làm tăng độ phì của đất và hạn chế sự ô nhiễm đất
2. Kĩ năng:
- Sử dụng tranh ảnh để mô tả một phẩu diện đất, một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới
- Mô tả một phẩu diện đất: Vị trí, màu sắc và độ dày của các tầng đất
- Nhận biết đất tốt, đất xấu (thoái hóa) qua tranh ảnh và trên thực tế
3. Thái độ:
Ủng hộ các hành động bảo vệ đất; phản đối các hành động tiêu cực làm ô nhiễm và suy thoái đất
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam
2. Học sinh: sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
6A1........................................6A2..........................................6A3.........................................
6A4........................................6A5..........................................6A6.........................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở thực hành của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
1. Hoạt động 1: Trình bày được khái niệm lớp đất (Cả lớp)
*Bước 1:
- GV: Giới thiệu: Thổ nhưỡng, đất
- Đất là gì?
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
*Bước 2:
- Quan sát H66. Nhận xét về màu sắc và độ dày của các lớp đất? Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của sinh vật?
- Hs quan sát H66 (sgk) trả lời, gv chuẩn xác kiến thức
2. Hoạt động 2: Trình bày được hai thành phần chính của đất, biết được khái niệm độ phì (Cặp)
*Bước 1:
- Lớp đất có những thành phần chính nào? Đặc điểm?
- Cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất?
- Cho biết nguồn gốc hình thành chất hữu cơ?
( từ xác động - thực vật bị biến đổi do các vi sinh vật và các động vật trong đất tạo thành)
*Bước 2:
- Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
*Bước 3:
- Ngoài ra trong đất còn có những thành phần nào?
- Các nguyên nhân làm suy thoái đất?
( phá rừng, phân hóa học, thuốc trừ sâu, nhiễm phèn, mặn…)
- Trong sản xuất nông nghiệp,con người đã có biện pháp gì để làm tăng độ phì của đất và hạn chế sự ô nhiễm đất?
Liên hệ địa phương em?
3. Hoạt động 3: Trình bày được một số nhân tố hình thành đất (Cá nhân)
*Bước 1:
GV: giới thiệu các nhân tố hình thành đất.
*Bước 2:
Tại sao đá mẹ, sinh vật và khí hậu là những nhân tố quan trọng nhất?
- Hs trả lời,hs khác nhận xét
- Gv chuẩn xác kiến thức
Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian hình thành đất.
1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa
Lớp đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng
- Lớp đất gồm hai thành phần chính: thành phần khoáng và thành phần hữu cơ
+ Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau
+ Thành phần hữu cơ: Chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất. Chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẩm
3. Các nhân tố hình thành đất
- Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất
- Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ
- Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất
4. Đánh giá:
- Đất là gì, nêu các thành phần của đất ?
- Đất được hình thành bởi các nhân tố nào?
5. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài, trả lời các câu hỏi sgk (trang 80)
- Tìm hiểu đất có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phân bố thực - động vật trên trái đất
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............
File đính kèm:
- tiet 32 tuan 32 dia li lop 6.doc