Giáo án Địa lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên trái đất

Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức

 - Nắm được khái niệm khí áp, hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất.

- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là gió tín phong, gió tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển.

- Sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu.

2. Kỹ năng.

- Sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu.

- Kỹ năng đọc và phân tích bản đồ

- Kỹ năng xác định các hướng gió

3. Thái độ

- Trách nhiệm ý thức bảo khí quyển

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9754 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 08/02/2014 Tiết: 23 Ngày dạy: 10/02/2014 Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm khí áp, hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất. - Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là gió tín phong, gió tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển. - Sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu. 2. Kỹ năng. - Sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu. - Kỹ năng đọc và phân tích bản đồ - Kỹ năng xác định các hướng gió 3. Thái độ - Trách nhiệm ý thức bảo khí quyển II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. GV: - Bản đồ thế giới. - Các hình vẽ trong SGK phóng to. 2. HS: - Sách giáo khoa III: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ôn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Khởi động: sgk HOẠT ĐỘNG GV& HỌC SINH NỘI DUNG HĐ 1: Tìm hiểu khí áp Bước 1: GV cho HS nghiên cứu SGK: - Không khí có trọng lượng hay không ? cho ví dụ chứng minh ? - Giới thiệu cấu tạo nguyên lí hoạt động của dụng cụ dùng để đo khí áp ? HS: trả lời GV: chuẩn xác kiến thức GV Thông báo khí áp trung bình: - GV Mở rộng: Hiện nay ngời ta thường dùng hai loại đơn vị để đo khí áp đó là mm thuỷ ngân và đơn vị mmb. (760mm thuỷ ngân =1010mmb). Bước 2: GV Treo H 50 (Phóng to). HS Quan sát H50 SGK em hãy cho biết khí áp trên bể mặt Trái Đất phân bố như thế nào ? - Các đai áp thấp nằm ở những vĩ độ nào ? - Các đai áp cao nằm ở những vĩ độ nào ? HS: trả lời GV: chuẩn xác kiến thức GV: giải thích thêm về hình thành các đai áp. HĐ 2: Tìm hiểu về gió và khí áp Bước 1: GV cho HS nghiên cứu SGK: - Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết gió thổi từ nơi có khí áp như thế nào đến nơi có khí áp như thế nào ? HS: trả lời GV: chuẩn xác kiến thức Bước 2 - Quan sát H51, cho biết: + Ở hai bên xích đạo loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ đọ 30O Bắc và Nam về xích đạo, là gió gì ? HS: trả lời GV: chuẩn xác kiến thức Bước 3 + Cũng từ khoảng các vĩ độ 30O Bắc và Nam loại gió thổi quanh năm lênkhoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam gọi là gió gì ? HS: trả lời GV: chuẩn xác kiến thức Bước 4: Quan sát H 51 nêu tên các loại gió . Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích: + Vì so gió tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30O Bắc Và Nam về xích đạo ? +V ì sao gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 30O Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60O Bắc và Nam ? Bước 5: Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam là gió gì? Hướng gió đông cực? HS: trả lời GV: chuẩn xác kiến thức I: KHÍ ÁP, CÁC ĐAI ÁP TRÊN TRÁI ĐẤT. 1. Khí áp: - Là sức éP của không khí lên bề mặt Trái Đất. Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân 2. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất: - Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực. +Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam ( cực Bắc và Nam) +Các đai áp thấp nằm khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam II: GIÓ VÀ CÁC HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN -Gió tín phong: +Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) về Xích đạo (đai áp thấp Xích đạo) + Hướng gió: nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam, gió có hướng Đông Nam - Gió Tây ôn đới: + Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới) + Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Tây Nam; nửa cầu Nam, gió có hướng Tây Bắc -Gió đông cực: + Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam (cực Bắc và cực Nam) về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới). + Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc ; nửa cầu Nam, gió có hướng Đông Nam. 4: Đánh giá: Học sinh xác định các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất? Trình bày các loại gió chính trên Trái Đất. 5: Hoạt động nối tiếp: Học bài củ làm bài tập, chuẩn bị bài 20 IV: PHỤ LỤC. V: RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docdia li 6(2).doc
Giáo án liên quan