I.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA TÀI CHÍNH
1.Vị trí và lãnh thổ
Là 1 tỉnh miền núi Tây Nguyên. DT : 13.125 km2
- Phía Bắc giáp: Gia Lai
- Phía Nam giáp: Lâm Đồng, Đăk Nông
- Phía Đông giáp: Khánh Hòa, Phú Yên
- Phía Tây giáp: Campuchia
-Tỉnh có các quốc lộ: 14;26;27 chạy qua, có 70km đường biên giới với Campuchia
- Có vị trí chiến lược về kinh tế, an ninh và quốc phòng. Là cầu nối giữa Việt Nam với Campuchia
- Vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ và đường hàng không.
=> Tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và các nước trong khu vực
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 17774 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa bài: Địa lí tỉnh Đăk Lăk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô ( Tháng 11 – Tháng 4 )
+mùa mưa ( Tháng 5 – Tháng 10 )-Nhiệt độ trung bình năm từ 220C- 230C ( Số giờ nắng 2.139 giờ/năm )-Lượng mưa : 1600 – 1800 mm/năm-Độ ẩm không khí : 82%.-Thực vật phát triển quanh năm
-Khó khăn : mùa khô thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa gây xói mòn, sạt lở, rửa trôi độ phì nhiêu của đất.
3.Thủy văn
-Hệ thống sông suối khá phong phú, bao gồm :+Hệ thống sông Srepok ( Krông Ana và Krông Nô ), chảy theo hướng Tây - Đông đổ vào sông Mê -Kông .+Các hồ như hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea Sô... +Các sông nhỏ : sông EaKrông Năng, sông Ea Hleo, sông EaKrông Pách …
=> Cung cấp nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu, tưới cà phê, phát triển thủy điện, phát triển du lịch…
4.Thổ nhưỡng
-Có 2 loại đất chính: Đất đỏ ba zan và đất xám à thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm và hang năm, cây ăn quả, trồng rừng…
-Trong đó đất nông nghiệp: 422.735ha; lâm nghiệp: 60887ha
5.Tài nguyên sinh vật
-Diện tích rừng lớn nhất nước : 608.886 ha-Rừng tự nhiên : 594.488 ha (năm 2004), chiếm 50% toàn quốc.-Nhiều loài động, thực vật quý hiếm : 300 000 loài cây, 90 loài thú, 197 loài chim.-Vườn quốc gia : Yok Đôn, Chư Yang Sin.-Khu bảo tồn thiên nhiên : Nam Kar, Ea sô, hồ Lăk
6.Khoán sản
-Sét cao lanh : M’Đrăk, Buôn Mê Thuột > 60 triệu tấn.-Đắk Lắk có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng. -Sét gạch ngói : Krông Ana, M’Đrăk, Buôn Mê Thuột, Krông Păk > 50 triệu.-Vàng : Ea Kar, chì : Ea H’Leo, phốt pho : Buôn Đôn, Than bùn Cư Mgar, đá quý, đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng ... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
II.DÂN CƯ VÀ LAO ĐÔNG
1.Gia tăng dân số
- Số dân: 1.778.415 người (2010) bao gồm 44 dân tộc anh em cùng định cư, sinh sống.
- Tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,96% ( cả nước1,43%), trong đó tỷ lệ tăng ở thành thị là 1,63% và tỉ lệ tăng ở nông thôn 2,13%.
- Nguyên nhân : Do dân số ngày càng tăng nhanh và dân nhập cư nhiều.
- Dân số tăng nhanh tạo ra một lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển kinh tế.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân: 1.96 %, trong đó tỷ lệ tăng ở thành thị là 1,63% và tỉ lệ tăng ở nông thôn 2,13%.
2.Kết cấu dân số
- Theo giới tính: Nam 840.074 người; Nữ 827.663 người
- Theo lao động: Số người trong độ tuổi lao động 872.833 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 27.2%.
- Kết cấu dân tộc: Tổng số 44 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó: Dân tộc kinh chiếm 70.65%; Ê đê 13.69%; còn lại các dân tộc khác.
- Khó khăn cho công tác đào tạo và sắp xếp việc làm, bố trí nhà ở, vệ sinh môi trưòng.
3.Phân bố dân số
- Mật độ dân số trung bình là :127,45 người/ km2. Mật độ dân số cao nhất là thành phố Buôn Ma Thuột (834,21 người/km2), thấp nhất là huyện Ea Sup (22,37 người/km2)
- Xu hướng xây dựng nhiều khu công nghiệp và nhiều khu dân cư mới.
- Các loại hình cư trú chính:
+Cư trú ở thành thị: 368.247 người
+Cư trú ở nông thôn 1.299.490 người( theo thống kê 2003)
4.Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
- Văn hóa: Trường ca đam san, dân ca Ê đê…
- Giáo dục: Năm 2000 cả tỉnh có:
+ 149 trường mẫu giáo nhà nước
+341 trường tiểu học; 20 trường tiểu học và THCS
+162 trường THCS; 5 trường THCS và 19 THPT.
+1 trường Đại học, 2 trường cao đẳng, 3 trường trung học chuyên nghiệp, 2 trường đào tạo công nhân kỹ thuật. Ngoài ra còn có 12 Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên
+Tổng số học sinh: 482.200 học sinh(Trung Học:235.00, THCS:172.200, THPT:75.000.)
+Y tế: Hiện nay tất cả các xã, phường đều có trạm y tế; các huyện đều có bệnh viện đa khoa.
IV.KINH TẾ1.Đặc điểm chung
- Tốc độ phát triển khá nhanh.
- Chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Giảm tương đối tỉ trọng nông, lâm nghiệp
2.Các nghành kinh tế
a)Công nghiệp
- Công nghiệp - xây dựng chiếm 8.9% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (2004)
- Cơ cấu: khá đa dạng, nhiều ngành: công nghiệp- xây dựng, điện, chế biến nông - lâm sản, khai thác khoáng sản...
- Giá trị sản xuất: 1.094.828 triệu đồng.
- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu:
+Đường mật:10.709 tấn
+Điện lực: 304.035.000kw.
+Gạch các loại: 167.117.000 viên.
- Phương hướng phát triển công nghiệp:
+Thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
+Phát triển các ngành công nghiệp trong điểm, đổi mới thiết bị và công nghệ, phát triển các khu công nghiệp tập trung.
b)Nông nghiệp
- Giá trị sản xuất: 7.012.499 triệu đồng (2004)
- Hoạt động sản xuất nn chủ yếu là trồng cây công nghiệp, nuôi trồng rừng, chăn nuôi…
- Trồng trọt: Với diện tích đất nông nghiệp: 428.000ha (2004).Các loại cây trồng chính: Cà phê, cao su, lúa ,ngô, khoai, sắn….
-Chăn nuôi: gồm trâu: 20.350 con, bò: 140.400con, dê,lợn và gia cầm….
-Thủy sản: Có diện tích nuôi trồng:3.590 ha, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt:6.420 tấn.
-Lâm nghiệp: + Diện tích đất lâm nghiệp là: 606.488 ha. Trong đó rừng tự nhiên là:590.500 ha, rừng trồng là:15.988 ha.
+Chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng trồng và bảo tồn thiên nhiên.
c)Dịch vụ
- Giao thông vận tải: hoạt động giao thông vận tải chủ yếu là 2 loại hình giao thông chính là đường bộ và hàng không
- Bưu chính viễn thông: Cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành ngày càng được tăng cường mạnh mẽ.
- Thương mại: chiếm 17.3% nền kinh tế của tỉnh; xuất khẩu 3.300 triệu USD(1996-2000), nhập khẩu 81 triệu USD
- Du lịch: Có nhều danh lam thắng cảnh và di tích văn hoá, lịch sử.
3.Sự phân hóa kinh tế theo lãnh thổ
V.BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
- Hiện nay thiên nhiên – môi trường của Đaklak bị suy giảm nghiêm trọng.
VD:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Trồng và bảo vệ rừng là biện pháp hàng đầu; Khai thác phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường để đảm bảo sự phát triển bề vững kinh tế- xã hội của Tỉnh
VI.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
* Giai đoạn từ 2001 - 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa với cơ cấu GDP vào năm 2010 sẽ là:
- Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, đổi mới thiết bị và công nghệ, thu hút vốn và kỹ thuật công nghệ hiện đại của nước ngoài, đẩy mạnh việc cổ phần hoá các xí nghiệp, phát triển các khu công nghiệp tập trung.
- Nâng cấp xây dựng các tuyến đường giao thông, sân bay, bê tông hoá đường nông thôn
- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ và du lịch.
$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
File đính kèm:
- dia li tinh daklak.doc