I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh có khả năng :
1. Về kiến thức:
- Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ CN: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp.
- Thấy được sự phát triển từ thấp đến cao của các hình thức này.
2. Về kỹ năng:
- Nhận diện được những đặc điểm chính của tổ chức lãnh thổ CN.
3. Về thái độ:
- Biết được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam.
- Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cụ thể ở địa phương.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9309 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Bài 33. một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ SỐ 01
(Giờ dạy mẫu)
Tên bài:
Bài 33. MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Sinh viên lên lớp: Lê Kim Oanh Bộ môn: Địa Lý
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Ngọc Hằng
Tiết (theo chương trình). 39 Tại lớp: 10B11
Phòng học: Phòng CNTT 20 Ngày : 17/02/2011
Giáo sinh thực tập dự giờ : Mai Văn Hoan
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh có khả năng :
1. Về kiến thức:
- Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ CN: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp.
- Thấy được sự phát triển từ thấp đến cao của các hình thức này.
2. Về kỹ năng:
- Nhận diện được những đặc điểm chính của tổ chức lãnh thổ CN.
3. Về thái độ:
- Biết được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam.
- Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cụ thể ở địa phương.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Giao tiếp: học sinh lắng nghe tích cực, suy nghĩ, phản hồi thông tin, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Tư duy: Tìm kiếm và xử lý thông tin, tự nhận thức
- Làm chủ bản thân: quản lý thời gian trao đổi nhóm, thực hiện nhiệm vụ được giao
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp sử dụng và khai thác phương tiện trực quan, công nghệ thông tin
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp sơ đồ hóa
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sơ đồ một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp (phóng to) trong SGK.
- Các tranh ảnh, băng hình của các hình thức thế giới và Việt Nam.
- Bảng kiến thức phản hồi
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (10 phút)
a. Nêu vai trò của ngành công nghiệp cơ khí và điện tử-tin học.
b. Tại sao công nghiệp hóa chất lại được coi là ngành sản xuất mũi nhọn
GV đánh giá, cho điểm
2. Khám phá (2 phút)
Ở Chương VII, thầy và trò chúng ta đã hoàn thành xong phần tìm hiểu về Địa lý Nông nghiệp, và đã biết được về vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, các ngành, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- GV đặt câu hỏi: Các em hãy nêu lại một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào?
- GV gọi một học sinh trả lời và ghi nhanh ý HS trả lời lên bảng.
- GV nhận xét và dẫn dắt: Nếu như ở ngành nông nghiệp có 3 hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp là trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp thì trong công nghiệp có những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu nào, vai trò của nó ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
2. Kết nối
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
(5phút)
20 phút
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của TCLTCN (cá nhân, trình bày tích cực)
- Bước 1: GV yêu cầu HS:
GV giới thiệu: các hình thức TCLTCN rất đa dạng, phát triển từ thấp đến cao, có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và đặt yêu cầu sau cho HS:
+ Các TCLTCN có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống ?
- Bước 2: HS cần
+ Quan sát nội dung SKG, chọn lọc và trả lời các câu hỏi đã nêu.
+ Một HS trả lời, các HS khác bổ sung
+ GV nhận xét, bổ sung, chuẩn ý
Chuyển ý: Các hình thức TCLTCN rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, thực tiễn giữa các nước có sự khác nhau. Hôm nay chúng ta chỉ tìm hiểu 4 hình thức cơ bản và quan trọng nhất là điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp
HĐ2: Tìm hiểu một số hình thức chủ yếu của TCLTCN (nhóm, chia sẻ, tích cực trao đổi, phiếu học tập)
- Bước 1: GV yêu cầu HS:
+ Tìm hiểu các hình thức TCLTCN chủ yếu thông qua phiếu học tập sau
Nội dung
Hình thức TCLTCN
Khái niệm
Đặc điểm
Quy mô
Ví dụ
- Bước 2: GV Chia nhóm: chia lớp thành 4 nhóm (theo bàn, cử nhóm trưởng, thư ký) ; ứng với 4 hình thức TCLTCN như sau:
Nhóm 1: Điểm công nghiệp
Nhóm 2: Khu công nghiệp tập trung
Nhóm 3: Trung tâm công nghiệp
Nhóm 4: Vùng công nghiệp
GV phát phiếu học tập cho HS ứng với mỗi nhóm.
GV đưa ra một số tranh ảnh minh họa và sơ đồ (phóng to) về mỗi hình thức TCLTCN, HS chú ý quan sát.
- Bước 3: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Đại diện trong nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung; hoàn thành phiếu học tập.
+ GV chuẩn kiến thức, đưa ra bảng kiến thức phản hồi.
+ GV mở rộng kiến thức.
GV nêu thêm về các KCX ở VN cho HS nắm thêm.
- Đến tháng 7/2002: Có 68 khu công nghiệp và 4 khu chế xuất (KCX Tân Thuận, Linh Trang 1, Linh Trang 2, Đà Nẵng), có 1 khu công nghệ cao (Hòa Lạc).
+ GV đặt câu hỏi phụ:
Nêu sự giống và khác nhau giữa TTCN và vùng CN?
+ GV bổ sung thêm cho đầy đủ nội dung.
I. VAI TRÒ CỦA TCLTCN
- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.
- Góp phần thực hiện việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
II. MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TCLTCN
(Xem thông tin phản hồi phần tư liệu)
3. Thực hành và luyện tập (4 phút)
Treo bảng trắc nghiệm nối ý lên bảng
Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho hợp lý.
A. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
B. Đặc điểm
1. Điểm công nghiệp
2. Khu công nghiệp
3.Trung tâm công nghiệp.
4. Vùng công nghiệp
a. Tập trung nhiều XN với khả năng hợp tác sản xuất cao.
b. Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp, nhiều xí nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật, công nghệ.
c. Nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình sản xuất.
d. Một đến hai xí nghiệp gần vùng nguyên liệu, không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
Đáp án: (1d, 2a,3b,4c)
4. Vận dụng (2 phút)
- Về nhà tìm hiểu và sưu tầm tư liệu hình ảnh các hình thức khác của Tổ chức lãnh thổ Công nghiệp ở Việt Nam, nêu được khái niệm, đặc điểm chính, vai trò với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Làm bài tập 1, 2,3 SGK trang 132.
- Chuẩn bị bài thực hành cho tiết sau: (các dụng cụ tính toán, dụng cụ vẽ biểu đồ)
VI. TƯ LIỆU
BẢNG KIẾN THỨC PHẢN HỒI
Nội dung
Điểm Công nghiệp
Khu công nghiệp tập trung
Trung tâm công nghiệp
Vùng công nghiệp
Khái niệm
Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, 1 hoặc 2, 3 xí nghiệp gần nguyên liệu, nhiên liệu
Khu vực đất đai có ranh giới nhất định, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh thị trường trên thế giới.
Là hình thức tổ chức CN ở trình độ cao, là khu vực tập trung CN gắn với đô thị vừa và lớn.
Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ CN.
Đặc điểm
+ Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán, giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.
+ Phân công lao động về mặt địa lí, các xí nghiệp độc lập về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Không có dân sinh sống, vị trí địa lí thuận lợi.
+ Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao, có ưu đãi riêng.
+ Chi phí sản xuất thấp.
+ Dịch vụ trọn gói.
+ Môi trường chính trị,luật pháp ổn định.
+ Gồm nhiều xí nghiệp lớn, có thể XN liên hợp, hướng chuyên môn hóa của TTCN do Xí nghiệp này quyết định.
+ Dựa trên thế mạnh về TNTN nguồn lao động, vị trí thuận lợi...
+Gồm nhiều: XNCN, cụm CN, KCN, TTCN có mối liên hệ với nhau.
+ Có nét tương đồng về tài nguyên, vị trí địa lí, nhiều lao động cùng sử dụng chung năng lượng, GTVT.
+ Có một vài ngành chủ đạo tạo hướng chuyên môn hóa.
Quy mô
Vài chục hoặc vài trăm, hàng nghìn công nhân tuỳ thuộc tính chất từng xí nghiệp.
50 ha đến vài trăm ha.
Gồm các khu công nghiệp và nhiều xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật, kinh tế và quy trình công nghệ.
Rộng lớn nhất
Ví dụ
Nhà máy bia Huda – Huế
Dung Quất (Quảng Nam), Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ (Huế)…
TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng...
Vùng Loren ở Pháp, vùng Rua ở CHLB Đức...
Sinh viên thực tập ký tên
Mai Văn Hoan
NHẬN XÉT
Giáo viên hướng dẫn
Lê Thị Ngọc Hằng
File đính kèm:
- DE CUONG DU GIO 01 MẪU OANH - TT-HOAN.doc