Giáo án Địa Bài 3: thực hành: bản đồ, cách đọc bản đồ

Bài 3: Thực hành: BẢN ĐỒ , CÁCH ĐỌC BẢN ĐỒ.

A. Hệ thống kinh độ, vĩ độ

I. Kinh tuyến

Như bài 2 đã biết “Trái đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông nên các điểm trên bề mặt trái đất đều di chuyển với vận tốc khác nha, chỉ 2 điểm có vận tốc bằng o (không) chính là 2 cực của trái đất”.

Những đường nối 2 cực của trái đất trên bề mặt trái đất là đường kinh tuyến .

Người ta quy ước lấy đường kinh tuyến đi qua đài khí tượng Greenwich ở gần London (thủ đô nước Anh) làm đường kinh tuyến gốc ghi số (o), từ đó sang phía đông là các kinh tuyến đông, sang phía tây là các kinh tuyến tây, gập nhau ở đường đổi ngày (1800 ). Như vậy sẽ có vô số các đường kinh tuyến . Kinh độ của các kinh tuyến, chính là góc hợp bởi mặt phẳng kinh tuyến của kinh tuyến đó với mặt phẳng kinh tuyến chứa đường kinh tuyến gốc. Sang phía đông đến 1800 là những kinh độ đông, sang phía tây là những kinh độ tây (như quy ước trên).

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Bài 3: thực hành: bản đồ, cách đọc bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu hiện sông ngòi trên bản đồ thường dùng kí hiệu đường mầu xanh, chúng ta căn cứ vào chú dẫn, các yếu tố địa lý khác để tìm hiểu và đáp ứng yêu cầu đặt ra. Phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ. Đây là kĩ năng hết sức quan trọng, vì bản chất của khoa học địa lý là gắn với không gian, với bản đồ và gắn với các mối liên hệ giữa các hiện tượng. Kĩ năng này không chỉ dựa vào hiểu biết về bản đồ học, mà còn phải dựa vào kiến thức địa lý, càng nắm vững, hiểu sâu, tích luỹ được nhiều kiến thức địa lý thì kĩ năng này càng thành thạo. Vì thế hơn bất kì kĩ năng nào khác, kĩ năng phát hiện mối liên hệ trên bản đồ phải được rèn luyện từ từ, thường xuyên không tách rời các kĩ năng khác. Trong các mối liên hệ địa lý có 2 loại: loại thuộc về mối quan hệ nhân quả, giữa tự nhiên với tự nhiên và loại thuộc mối quan hệ phụ thuộc giữa kinh tế, xã hội với kinh tế, xã hội hoặc giữa tự nhiên với kinh tế xã hội. Có những mối quan hệ rất rõ ràng, dễ nhận ra như như mối quan hệ về vị trí không gian giữa các đối tượng, chẳng hạn thành phố này nằm ở miền nam, con sông kia nằm ở phía bắc…(thuần tuý về mặt địa đồ học), còn có mối liên hệ địa lý không thể hiện trực tiếp rõ ràng trên bản đồ, để phát hiện ra chúng, các em phải dựa vào kiến thức địa lý của mình, nhất là những quy luật địa lý, chẳng hạn khi một con sông chảy qua vùng đồi núi ta có thể suy ra nó dốc lắm thác ghềnh không thuận lợi cho giao thông vận tải, mà sẽ có giá trị cao về thuỷ điện, ở đây cũng trước hết phải nhận ra được từ bản đồ (có khi từ những bản đồ khác nhau) rồi mới suy luận. Các mối quan hệ địa lý vô cùng phức tạp và phong phú. Để giúp các em nắm những quy luật khá phổ biến, tôi đưa ra một số ví dụ ít ỏi như sau: Mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên: Khí hậu một nơi nào đó phụ thuộc vào vĩ độ địa lý, địa hình, biển, các dòng biển, lục địa, thực vật. Khí hậu nhiệt đới, nóng lắm mưa nhiều, sẽ dẫn đến mật độ dòng chảy dày đặc, nhiều nước; sinh vật phát triển mạnh, thường là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, đất đai có thành phần mùn phong phú, tầng phong hoá dày… Miền núi thông thường có nhiều rừng, sông ngòi nhiều thác ghềnh và cũng thường còn nhiều đồng cỏ Sông ngòi ở đồng bằng thường có mật độ dày đặc hơn, lượng nước nhiều hơn, lòng sông rộng và uốn khúc nhiều hơn so với miền núi cùng điều kiện khí hậu. v.v… Mối liên hệ giữa tự nhiên với kinh tế: Địa hình đồng bằng thường thuận lợi cho giao thông vận tải, các công trình xây dựng ít tốn kém hơn, thường là những nơi nông nghiệp trù phú, nhất là sản xuất lương thực thực phẩm, đông dân cư hơn; miền núi thì thường ngược lại. Khí hậu nhiệt đới điển hình sẽ quy định nền nông nghiệp ở đó chủ yếu là nông nghiệp nhiệt đới có khả năng có năng xuất cao, tuy nhiên nông nghiệp có thể gặp nhiều sâu bệnh, dịch bệnh. Nếu trong vùng nhiệt đới nhưng do ảnh hưởng của địa hình núi cao, làm cho khí hậu bị phân hoá theo đai cao, ngoài tính chất nhiệt đới, khí hậu còn có tính chất cận nhiệt đới, hoặc ôn đới theo đai cao, làm cơ cấu nông nghiệp có thể phong phú hơn. Miền trung Việt Nam do chịu ảnh hưởng nhiều nhất của mưa bão hàng năm, địa hình lại dốc, đổ nhanh xuống biển trong cự li ngắn, rừng đầu nguồn bị tàn phá nhiều, nên tàn phá của bão lụt hàng năm là rất lớn cả với sản xuất, đời sống. Sông ngòi miền núi do nhiều thác ghềnh nên có giá trị lớn về công nghiệp, nhưng thường ít giá trị về nông nghiệp và giao thông vận tải. Khoáng sản phong phú thì nền công nghiệp sẽ có nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú để phát triển. Ngoài ra như Việt Nam, còn là cơ hội hợp tác quốc tế, hay tạo ra hàng xuất khẩu. Tây nguyên, do độ cao hơn hẳn xung quanh, lại nằm trong vùng có chế độ mưa theo mùa khá sâu sắc, nên vào mùa khô thường gặp rất nhiều khó khăn về nước tưới. Đồng bằng sông Cửu long, cùng đường lối chính sách chung củ cả nước (coi trọng sản xuất lương thực, thực phẩm) song do ưu thế hơn hẳn các vùng khác về điều kiện tự nhiên, thích nghi với sản xuất lương thưc, thực phẩm (đồng bằng châu thổ rộng nhất nước ta, đất đai được bồi đắp thường xuyên hàng năm, sông ngòi dày đặc nhất, khá điều hoà, vùng biển lắm cá tôm, còn nhiều diện tích mặt nước nuơi trồng thuỷ hải sản, lại có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm…) . Nên đã trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số một của cả nước. Mối quan hệ giữa kinh tế, xã hỗi với kinh tế, xã hội: Đông bằng sông Hồng do dân số đông, mật độ cao, lại vẫn còn tăng nhanh nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là thấp nhất cả nước, vấn đề bảo vệ đất nông nghiệp rất cần được coi trọng, dân số như vậy nên mặc dù vẫn là vùng kinh tế quan trọng có tăng trưởng đáng kể song khả năng nâng cao mức sống là chậm chạp, lại thêm nhiều khó khăn về việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục và môi trường…từ chỗ đó cần phải quan tâm giải quyết hậu quả dân số ở đây bằng nhiều biện pháp. Tây nguyên do cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông vận tải khó khăn, công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển nên mặc dù rất có ưu thế về tự nhiên đối với cây công nghiệp (hơn hẳn nhiều nơi), song mới chỉ đứng thứ 2 về vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông nam bộ - hơn hẳn tây nguyên về những mặt này) Miền Đông nam bộ do nhiều thuận lợi về các điều kiện phát triển kinh tế, đã trở thành vùng giữ vị trí cao trong phân công lao động theo lãnh thổ đối với cả nước (cơ cấu công nông nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh nhất nước ta). Nên muốn nâng cao hơn nữa GDP, nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ, tất yếu phải chuyển hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. Như trên tôi đã nói kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lý là hết sức quan trọng và các mối quan hệ lại rất phức tạp, đa dạng, nên trên đây chỉ là một vài ví dụ mong rằng trong quá trình học tập, mỗi em từng bước làm phong phú thêm. Xác định được những mối quan hệ phong phú đến đâu, đồng nghĩa với kiến thức địa lý của các em giầu có đến đó. Rồi cũng đến lúc, không bao giờ các em có thể tự kể hết mối liên hệ này đến mối liên hệ khác, mà chỉ khi chúng ta trình bày một vấn đề địa lý nào thì ngay lúc đó là chúng ta lại đang nói về các mối quan hệ địa lý. Rèn luyện kĩ năng mô tả tổng hợp địa lý một khu vực trên bản đồ. Kĩ năng này là kĩ năng quan trọng nhất và là mục đích của kĩ năng đọc bản đồ - còn gọi là kĩ năng mô tả tổng hợp một khu vực trên bản đồ. Chỉ khi đạt được kĩ năng này, thì bản đồ mới thực sự trở thành một công cụ để không ngừng mở rộng thêm sự hiểu biết về địa lý thế giới hiện đại không chỉ trong nhà trường mà cả trong cuộc sống sau này. Khi các em đã nắm vững kĩ năng mô tả từng yếu tố thành phần của tự nhiên, kinh tế và tích luỹ được các mối liên hệ địa lý thì các em có thể chuyển sang mô tả tổng hợp địa lý một lãnh thổ tương đối dễ dàng; bản đồ với các em trở thành một tài liệu địa lý thực sự. Dựa vào các bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế của một lãnh thổ và đối chiếu chúng với nhau, các em có thể mô tả tổng hợp lãnh thổ đó cả về tự nhiên, dân cư, kinh tế và phân tích mối liên hê giữa các yếu tố với nhau, nêu lên đặc trưng kinh tế, tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu. Trong kiểm tra, thi cử trong nhà trường, tình huống vận dụng những kĩ năng này cũng rất đa dạng. Có khi chỉ yêu cầu mô tả đặc điểm của một yếu tố địa lý, ví dụ mô tả đặc điểm sông ngòi, dân cư …của Việt Nam, (chúng ta chỉ cần dựa vào ngôn ngữ bản đồ, với 1 bản đồ nào đó), có khi cả đánh giá ý nghĩa của thành phần đó về mặt tự nhiên hay mặt kinh tế, rồi cả giải thích tại sao nó như vậy, ví dụ, mô tả đặc diẩm sông ngòi Việt Nam, giải thích tại sao có những đặc điểm đó và nêu ảnh hưởng của nó đến các ngành kinh tế (trên cơ sở những mối liên hệ không thể hiện rõ ràng, trực tiếp trên bản đồ). Có khi rộng hơn đánh giá điều kiện phát triển của một ngành kinh tế, hay của toàn bộ nền kinh tế của một lãnh thổ nào đó. Rộng hơn nữa là mô tả kinh tế của một lãnh thổ và giải thích nó, chẳng hạn dựa vào tâp atlas, nhận xét tình hình kinh tế của miền Đông nam bộ, tại sao vùng này đạt trình độ phát triển kinh tế như thế. Các em cũng lưu ý, khi nào ta sử dụng atlas để làm bài? đó là câu hỏi mà nhiều em có thể đặt ra. Có khi đề yêu cầu dựa vào một bản đồ nào đó trong atlas, hoặc chỉ nói chung là dựa vào atlas để trả lời, trường hợp này các em xác định được ngay phải không? Ngoài ra, như quá trình tìm hiểu về bản đồ trong bài này, tập atlas của chúng ta có rất nhiều bản đồ, hầu hết các yếu tố tự nhiên, các yếu tố dân cư dân tộc, tình hình kinh nói chung, từng ngành cũng được phản ánh, thậm chí đi sâu vào một số vùng tự nhiên, vùng kinh tế. Cho nên có thể nói hầu hết các tình huống câu hỏi về địa lí Việt Nam đều có thể dựa vào bản đồ để trả lời cả, trừ ra chỉ là nêu các phương hướng sử dụng tự nhiên hay phát triển kinh tế là không phản ánh trực tiếp trên bản đồ. Nhưng ngay cả những trường hợp này chúng ta cũng có thể suy luận (trên cơ sở các mối quan hệ địa lí) để trảlời. Tất nhiên những câu hỏi kiểm tra kĩ năng phân tích số liệu, biểu đồ thì nhận xét trực tiếp của nó là không cần bản đồ, nhưng để giải thích nó đôi khi có thể dựa vào bản đồ rất tốt. Bài tập thực hành. Trước hết các em tự đặt cho mình những tình huống câu hỏi để vận dụng lần lượt các kĩ năng của bản đồ như trong bài học như: nhận ra những hệ thống sông, các mỏ khoáng sản, các vùng núi, đồng bằng, các vùng kinh tế, vị trí các tỉnh, thành phố…mỗi hiện tượng nghe thày cô nhắc đến trong các bài học. Làm quen dần, các em từ mỗi bản đồ trong atlas, các em tự xem nó cho ta biết những điều gì từ mỗi bản đồ đó, thử ghi nó ra xem sao. Rồi tìm mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ giải thích nó, đánh giá ảnh hưởng củ nó đến tự nhiên, đến từng ngành kinh tế, những tình huống tương tự như các vấn đề địa lý nhắc đến. Sau nữa thử đi sâu vào một lãnh thổ cụ thể trong phạm vi nước ta, từ nhận định tình hình kinh tế của lãnh thổ đó rồi từ nhiều bản đồ tìm cách giải thích, thử xem đánh giá cá nhân, xem còn tiềm năng nào chưa khai thác không, còn khó khăn nào trong lãnh thổ đó không, thử tìm ra cho họ phương hướng phát triển kinh tế có được không. (tất nhiên những vấn đề lớn như thế thường phải cuối chương trình 12 các em mới định hướng đầy đủ)

File đính kèm:

  • docThuc hanh DOC BAN DO ATLAS.doc
Giáo án liên quan