I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Mô tả được vị trí địa lí, giới hạn biển và chủ quyền vùng biển Việt Nam.
- Trình bày được đặc điểm khí hậu, hải văn biển Việt Nam.
- Nêu được tài nguyên biển và một số vấn đề về môi trường biển Việt Nam.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3647 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa Bài 24: Vùng biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi chưa có hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình, nên nhiều em còn ít tuổi đã trở thành mẹ của một đàn con thơ ốm yếu, nheo nhóc. Cuộc sống đã khó khăn càng trở nên đói nghèo, vất vả, cực nhọc,...
- Do phải mang thai, sinh con, thậm chí sinh nhiều con khi cơ thể vẫn còn chưa phát triển hoàn chỉnh; lại vừa phải nuôi con, vừa phải đi làm, vừa phải lo việc phục vụ nhà chồng lam lũ, vất vả khi vẫn còn nhỏ, đang độ tuổi ăn, tuổi ngủ nên đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các em gái.
- Do lấy nhau từ lúc còn trẻ con, do cha mẹ sắp đặt, không dựa trên tình yêu, cả hai đều chưa có sự hiểu biết về cuộc sống gia đình, về trách nhiệm làm chồng, làm vợ, làm cha/mẹ nên cuộc sống gia đình thường lục đục, không hạnh phúc, nhiều đôi đã li dị sau một thời gian ngắn chung sống. Thậm chí, nhiều em gái đã bị chồng hoặc gia đình nhà chồng đối xử tàn tệ, bị gả, bán lại cho người khác như một món hàng.
- Không những thế, tệ nạn kết hôn sớm còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển KT- XH của đất nước, của địa phương như: làm gia tăng dân số, làm ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống dân tộc, làm cho cuộc sống càng thêm tăm tối, đói nghèo, làm gia tăng các tệ nạn xã hội khác.
3. Thực hành
Hoạt động 4: Xử lí tình huống
* Mục tiêu: HS biết phê phán, đánh giá các hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày theo Luật Hôn nhân và gia đình (KN tư duy phê phán).
* Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho một số nhóm thảo luận đánh giá tình huống ở bài tập 4, một số nhóm thảo luận đánh giá tình huống ở bài tập 5 và một số nhóm thảo luận đánh giá tình huống ở bài tập 6, SGK GDCD 9.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện từng nhóm trình bày
- Trao đổi chung cả lớp về từng tình huống
* Kết luận:
Tình huống bài tập 4: Ý kiến của gia đình Lan và Tuẩn là đúng vì kết hôn khi cả hai người đều chưa có việc làm sẽ khó có thể đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Tình huống bài tập 5: Cuộc hôn nhân của anh Đức và chị Hoa là không hợp pháp vì họ là những người có họ trong phạm vi ba đời.
Tình huống bài tập 6: Việc làm của mẹ Bình là sai vì:
Bình chưa đủ tuổi kết hôn
Bình không tự nguyện kết hôn
Vì vậy cuộc hôn nhân này không được pháp luật thừa nhận.
Bình nên kiên quyết từ chối và tìm sự giúp đỡ, can thiệp của họ hàng, bạn bè, nhà trường và chính quyền địa phương
Hoạt động 5: Bày tỏ thái độ
* Mục tiêu:
- HS biết bày tỏ thái độ trước những quan điểm của giới trẻ hiện nay về hôn nhân.
- HS rèn luyện KN tư duy phê phán, KN trình bày suy nghĩ ý tưởng
* Cách tiến hành:
- Gv lần lượt nêu từng ý kiến (Phần Phụ lục)
- Sau mỗi ý kiến, HS bày tỏ thái độ đồng tình/phản đối/lưỡng lự bằng cách giơ thẻ màu xanh/đỏ/trắng
- GV yêu cầu HS giải thích lí do
* Kết luận:
- Các ý kiến 10, 11, 17,18, 19, 20 là đúng
- Các ý kiến còn lại là sai
4. Vận dụng
Hoạt động 6: Tìm hiểu về tình hình thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân ở địa phương
* Mục tiêu:
- HS biết đánh giá tình hình thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân ở địa phương.
- HS rèn luyện KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN tư duy phê phán.
* Cách tiến hành:
- GV phân công các nhóm HS về điều tra tìm hiểu việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân ở địa phương, Chú ý tập trung vào các vấn đề: tuổi kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn.
- Các nhóm HS về lập kế hoạch và tiến hành điều tra theo nhiệm vụ đã được phân công.
- Viết báo cáo kết quả điều tra (nên có kèm theo tranh ảnh, số liệu minh họa)
- Trình bày báo cáo trước lớp
- Thảo luận chung về các giải pháp
* Kết luận:
- GV nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm và nhắc HS hãy thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân của mình, đồng thời tuyên truyền, vận động gia đình và bạn bè cùng thực hiện.
VI. TƯ LIỆU
1. Các trường hợp điển hình (dùng cho hoạt động 3)
BI KỊCH TỪ VIỆC TẢO HÔN
Chị Nguyễn Thị Lợi (Tiền Giang) mới 15 tuổi đã bị cha mẹ gả chồng. Hai vợ chồng bằng tuổi, suốt ngày cãi nhau. Anh chồng bỏ quê, lên thành phố lấy vợ khác, mặc cho gia đình phản đối. Còn chị Lợi, dù được họ hàng công nhận là vợ anh, nhưng vì không có đăng ký nên chẳng có cớ gì để giữ chồng. Chị đã tâm sự trên báo Phụ Nữ với hy vọng các bậc cha mẹ đừng ép gả con.
Hủ tục kết hôn sớm bị phê phán rất nhiều, nhưng nó vẫn tồn tại ở quê tôi, một cù lao heo hút thuộc huyện Gò Công (Tiền Giang). Con trai, con gái mới 15, 16 tuổi là bị dựng vợ gả chồng. Nhà trai thì cần có thêm lao động, nhà gái lại sợ để lâu con mình ế. Tôi cũng bị ép gả, khi hai vợ chồng chưa qua tuổi trăng tròn.
Về làm dâu chưa được bao lâu thì các em chồng tôi cũng lần lượt cưới vợ. Nhà chật, đông người, tính tình chưa chín chắn, chúng tôi cãi nhau suốt ngày. Chồng tôi giận bỏ lên Sài Gòn làm phụ hồ. Dư luận dưới quê rất khắc nghiệt, họ đồn tôi không sinh được con nên chồng bỏ. Mẹ tôi bắt phải lên Sài Gòn bảo chồng về, hoặc phải lên sống với chồng. Tìm chồng thì chẳng khó, nhưng anh đã quen cuộc sống nơi phồn hoa đô hội, không muốn về.
So với quê thì cũng vất vả như nhau, nhưng sau một ngày lao động vất vả, anh có thể hưởng thụ những thú vui mà ở chốn quê nghèo không có. Tôi nói thế nào anh cũng không chịu về. Anh nói, nếu theo anh thì phải tự kiếm lấy mà ăn. Nếu tôi về quê thì lại mang tiếng bị chồng bỏ nên liều thuê chỗ ở trọ, rồi buôn bán kiếm sống. Vốn cần cù lại biết dành dụm, tôi cũng tích góp được chút vốn. Ngược lại, chồng tôi làm ra bao nhiêu nướng sạch vào các cuộc đỏ đen, quán đèn mờ. Anh thường xuyên đến xin tôi trợ cấp. Thấy anh vất vả, tôi thương, nên vừa lo cơm nước vừa trang trải những khoản hao phí cho những thú vui mà tôi chưa bao giờ được hưởng.
Anh cũng biết tôi đã hy sinh rất nhiều cho anh, nhưng những đam mê rất khó bỏ. Sau lần qua đêm với một cô gái ở phòng trọ, cô ta cho anh biết là họ sẽ có con. Anh hoảng sợ, nhờ tôi đóng vai bà chị họ đến khuyên cô gái kia phá thai. Tôi đành nuốt nước mắt tìm đến nhà “tình địch”, nhưng không giải quyết được việc gì. Không thể bỏ giọt máu của mình, anh xin tôi cưới vợ hai.
Khi cô vợ hai sinh con, để làm khai sinh cho cháu bé, anh phải lập hôn thú. Một lần nữa, tôi phải chịu thiệt thòi, vì trước kia chúng tôi chưa đủ tuổi nên không được công nhận. Từ đó, tôi chỉ còn có anh những khi anh rảnh rỗi tạt ngang. Muốn anh đến với mình nhiều hơn, tôi gom góp mua cho chồng chiếc xe máy.
Đến với tôi, anh phải nói dối vợ là đi làm ăn xa. Có hôm đang chờ tôi nấu cơm ăn, anh chạy ra quán mua tờ báo thì gặp vợ. Anh lúng túng bảo đang làm công trình gần đấy và hiện đang trên đường về. Vậy là anh đưa vợ về nhà, mặc tôi ngồi nhìn mâm cơm chờ đợi. Càng ngày, anh càng có ít thời gian về thăm tôi vì phải chăm sóc con, vả lại anh cũng mệt mỏi khi phải quanh co dối vợ. Người dưới quê, nhất định không công nhận mẹ con thằng bé. Chồng tôi cũng chẳng thèm về quê, vừa tốn tiền vừa bị mắng. Một mình với nỗi đau khôn nguôi, tôi chỉ biết tự an ủi bằng hai từ: Số phận.
Nguyễn Thị Lợi (Tiền Giang)
LỜI RU BUỒN...TUỔI 13
Đến Đức Huệ - Long An, đi từ thị trấn Đông Thành sang Bình Hòa Bắc, Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Quý Tây… đâu đâu cũng nghe người dân râm ran chuyện con gái lấy chồng sớm. Nhiều em học mới lớp 8, lớp 9 đã rời ghế nhà trường theo chồng, có trường hợp lấy chồng sớm vì bị gả ép, rồi chuyện “ăn cơm trước kẻng”…; 13, 14 tuổi đã có chồng và những bà mẹ ở tuổi chỉ mới 15 không phải hiếm… (!?).
Cả nhà... Kết hôn sớm !
Anh Ba Hoàng, cán bộ chuyên trách Ủy ban Dân số - gia đình - trẻ em (UBDSGĐTE) huyện Đức Huệ, tỏ ra bức xúc khi nghe chúng tôi hỏi chuyện Kết hôn sớm và lấy chồng sớm trên địa bàn huyện.
Không cần lật sổ tay, Ba Hoàng vẫn thuộc nằm lòng hàng chục trường hợp lấy chồng ở tuổi 13, 14… Anh nói, hầu khắp 11 xã, thị trấn ở Đức Huệ nơi nào cũng có chuyện sanh con ở tuổi vị thành niên.
Điểm đầu tiên mà chúng tôi ghé là gia đình chị V.T.K, ở thị trấn Đông Thành. Nhà nghèo, không đất đai không nghề nghiệp, quanh năm làm thuê kiếm sống. 15 tuổi chị đã theo chồng, chưa đầy năm thì sanh con. Đứa lớn vừa biết đi, đứa thứ 2 ra đời, hơn năm sau chị lại sanh tiếp đứa thứ 3…! Năm 30 tuổi, chị gả chồng cho đứa con đầu lòng, đứa thứ 2 cũng vậy.
Riêng đứa thứ ba, em N.T.H, bụng mang dạ chửa ở tuổi 17. Theo em, người đàn ông dụ dỗ em là một cán bộ ở thị trấn. Khi cớ sự vỡ lỡ thì kẻ phụ tình trốn tránh trách nhiệm. Không chịu nổi miệng đời to nhỏ, chị K. buộc lòng dắt em đến ủy ban thị trấn trình bày cớ sự và đề nghị chu cấp cho đứa bé đến lúc trưởng thành. Chu cấp chỉ được vài tháng thì hắn biệt tăm… Điều đáng nói, cả chị K. và 3 con gái lấy chồng ở tuổi 15 và 17 nhưng không ai biết điều đó vi phạm Luật Hôn nhân gia đình!
2. MỘT SỐ Ý KIẾN, QUAN ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT HÔN
(Dùng cho hoạt động 5)
1/ Nên “sống thử” trước khi kết hôn
2/ Kết hôn là việc riêng của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp
3/ Lấy vợ, lấy chồng phải môn đăng hộ đối mới hạnh phúc
4/ Yêu là một chuyện còn kết hôn lại là một việc khác
5/ Chỉ cần tổ chức đám cưới là đủ, không cần phải đăng kí kết hôn
6/ Cần phải tổ chức đám cưới thật to, thật linh đình vì đó là việc của cả đời người
7/ Kết hôn sớm không liên quan gì đến việc nhiều trẻ em gái phải nghỉ học, bỏ học giữa chừng.
8/ Kết hôn sớm khiến trẻ em gái phải mang thai, sinh con sớm, sinh nhiều con ảnh hưởng đến sức khỏe.
9/ Kết hôn sớm khiến các trẻ em gái phải lo nuôi con và gánh vác công việc gia đình sớm, làm ảnh hưởng đến học tập.
10/ Vì kết hôn sớm mà nhiều trẻ em không thực hiện được ước mơ cuộc sống của mình.
11/ Do kết hôn sớm nên nhiều cặp vợ chồng sống không hạnh phúc, tan vỡ gia đình.
12/ Kết hôn sớm giúp duy trì nòi giống.
13/ Cho con kết hôn sớm thì gia đình sẽ có thêm người làm
14/ Nếu không cho kết hôn sớm, con gái sẽ bị ế chồng.
15/ Kết hôn sớm là phong tục, tập quán của dân tộc, cần phải thực hiện.
16/ Kết hôn sớm là quyền tự do của mỗi người.
17/ Kết hôn sớm là vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.
18/ Kết hôn sớm là một tập quán lạc hậu, cần phải xóa bỏ.
19/ Mọi người đều có trách nhiệm tham gia xóa bỏ, ngăn chặn tệ nạn kết hôn sớm.
20/ Tệ nạn kết hôn sớm sẽ bị xóa bỏ nếu người dân được nâng cao nhận thức và đồng lòng thực hiện.
File đính kèm:
- BAI SOAN KNS MINH HOA.doc