Giáo án Địa 9 Tiết 41 bài 36: Vùng đồng bằng sông cửu long (tiếp theo)

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp theo)

 

I. MỤC TIÊU:

Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức.

- Hiều được Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản đứng đầu cả nước.

- Hiểu rõ công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích dữ liệu trong sơ đồ kết hợp với lược đồ khai thác kiến thức câu hỏi.

- Biết kết hợp kênh hình, kênh chữ và liên hệ với thực tế để phân tích và giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7716 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 9 Tiết 41 bài 36: Vùng đồng bằng sông cửu long (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17 – 02 – 2014 Ngày giảng: 20 – 02 – 2014 TIẾT 41. BÀI 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức. - Hiều được Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản đứng đầu cả nước. - Hiểu rõ công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng phân tích dữ liệu trong sơ đồ kết hợp với lược đồ khai thác kiến thức câu hỏi. - Biết kết hợp kênh hình, kênh chữ và liên hệ với thực tế để phân tích và giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC. - Lược đồ kinh tế vùng ĐBSCL. II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: (5ph) a). Cho biết thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL. b). ĐBSCL có thế mạnh gì để nuôi trồng thủy sản? 2. Bài mới: (1ph) Mở bài: Vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của cả nước. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Cà Mau, Long Xuyên đang phát huy vai trò là các trung tâm lớn của vùng. Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 30ph HĐ 1. Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế. GV: Yêu cầu HS đọc kênh chữ và kênh hình mục I và quan sát lược đồ kinh tế của vùng ĐBSCL. CH: Căn cứ bảng 36.1, hãy tính tỷ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của ĐBSCL? CH: Cho biết tên các tỉnh trồng nhiều lúa nhất ĐBSCL? (Các tỉnh trồng nhiều lúa như Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang) CH: Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở ĐBSCL? - Vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất toàn quốc. - Cơ cấu ngành nông nghiệp cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối. - Nước ta giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực. GV: Mở rộng. - Trong cơ cấu cây lương thực, lúa là cây trồng chủ đạo và đóng góp 72-75% giá trị gia tăng ngành trồng trọt. Với 3,81 triệu ha gieo trồng và sản lượng khoảng 17,4 triệu tấn. - Năng xuất ngành càng cao, cao nhất cả nước đạt 45,8 tạ/ha (năm 2002). - Sự gia tăng năng xuất và sản lượng gắn liền với đầu tư khoa học – kĩ thuật, cải tạo đất phèn và đất mặn, tạo được giống lúa mới có nguồn gốc từ cây lúa trồng ven sông Mê Kông. - Sản lượng lớn nhất các tỉnh. An Giang: 2,45 triệu tấn. Đồng Tháp: 2,15 triệu tấn. Kiên Giang: 2,56 triệu tấn. HĐ nhóm/cặp: CH: Tại sao ĐBSCL có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? - Vùng biển rộng, ấm quanh năm. - Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên, thức ăn cho các vùng nuôi tôm. - Cứ hàng năm cửa sông Mê Kông đem nguồn thủy sản, lượng phù sa lớn. - Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là trồng lúa và nguồn cá tôm cũng là nguồn thức ăn để nuôi trồng thủy sản… GV: Mở rộng - Do nhu cầu trong và ngoài nước, tôm là loại hàng hóa rất ưa chuộng. Tôm được nuôi ở các “vuông”, ven biển. Dưới rừng đước, với mô hình nuôi tôm: Lúa – tôm, rừng – tôm, năng suất nuôi mỗi năm 400kg/ha. - Vùng còn có tập quán nuôi cá bè, cá tra trong ao hoặc đầm. - Gần đây do chạy theo lợi nhuận, nhiều rừng đước, rừng tràm bị phá trên diện tích rộng lớn để phát triển vùng tôm – hậu quả đối với nuôi trồng là nghiêm trọng. CH: Ngoài lúa và thủy sản ĐBSCL còn có tiềm năng phát triển ngành nào? Phân bố chủ yếu ở đâu? HĐ cả lớp. CH: Đọc bảng 36.2 giải thích vì sao trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, ngành chế biến nông sản có tỷ trọng lớn hơn cả? -Sản phẩm nông nghiệp dồi dào, phong phú là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến… CH: quan sát hình 36.2 hãy xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. GV: giải thích tình hình hoạt động của ngành dịch vụ chủ yếu xuất khẩu nông sản (gạo, tôm, cá đông lạnh). HĐ nhóm. Thảo luận các câu hỏi sao: CH 1: Ý nghĩa của vận tải thủy trong sản xuất và đời sống dân cư ĐBSCL? CH 2: Nêu tiềm năng du lịch ĐBSCL? I. Tình hình phát triển kinh tế. 1. Nông nghiệp. a). Sản xuất lương thực. - Diện tích trồng lúa của ĐBSCL chiếm 51,1% diện tích trồng lúa cả nước và sản lượng chiếm 51,4% sản lượng lúa cả nước. - Vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất toàn quốc. ĐBSCL giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực của cả nước. - Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu. b). Khai thác và nuôi trồng thủy sản. - Chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cả nước. Đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu. - ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta. - Nghề nuôi vịt phát triển mạnh. - Nghề trồng rừng có vị trí rất quan trọng, nhất là rừng ngập mặn. 2. Công nghiệp: - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp(20% GDP toàn vùng). - Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao. - Thành phố Cần Thơ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. 3. Dịch vụ: - Gồm các ngành chủ yếu: Xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh. - Giao thông đường thủy có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. 5ph HĐ 2: Tìm hiểu về các trung tâm kinh tế. HĐ cả lớp. CH: xác định vị trí các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở ĐBSCL? - Vị trí địa lí. - Cơ sở sản xuất công nghiệp. - Vai trò của cảng Cần Thơ. II. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ - Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng. IV. CỦNG CỐ,ĐÁNH GIÁ: (4ph) Câu 1: Hãy điền Đ hoặc S trước các câu trả lời sau cho thích hợp. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở ĐBSCL có ý nghĩa to lớn đối với sản xuất nông nghiệp: a). Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản rất lớn và tăng giá trị sản phẩm. b). Xuất khẩu được nhiều nông sản, ổn định sản xuất. c). Chiếm được ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước. d). Tăng giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ. e). Tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống người làm nông nghiệp. f). Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kĩ thuật nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp. g). Đại bộ phận là sản phẩm sơ chế, chất lượng và hiệu quả còn hạn chế. Câu 2: Khoanh tròn đáp án đúng. Vùng nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất nước ta là: a). Duyên hải Nam Trung Bộ b). Đồng bằng sông Hồng c). Đồng bằng sông Cửu Long d). Bắc Trung Bộ V. DẶN DÒ: Trả lời các câu hỏi trong SGK và xem trước bài thực hành.

File đính kèm:

  • docbai 36.doc
Giáo án liên quan