1. MỤC TIÊU:
+ 1 Hoạt động:
1.1/kiến thức
*Học sinh biết:
-Xu hướng chuyển dịch cơ câu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển.
- Học sinh biết việc khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị ô nhiễm là một khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
*Học sinh hiểu:
-Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong nhữnh năm gần đây.
- Học sinh hiểu được để phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Thấy được chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới; những thành tựu và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế
1.2/ kỹ năng
- Học sinh thực hiện được phân tích biểu đồ, số liệu để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta
- Học sinh thực hiện thành thạo đọc bản đồ, lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm để nhận biết vị trí các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
- Tư duy :Thu thập xử lí thông tin,biểu đồ,bản đồ,bài viết
- Phân tích:Khó khăn ban đầu phát triển kinh tế
- Giao tiếp: tự tin khi làm việc, phản hồi lắng nghe, tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng giao tiếp hợp tác khi làm việc.nhóm
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5061 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 9 tiết 3: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:3
Tiết: 3
ND:6/9/13
SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1. MỤC TIÊU:
+ 1 Hoạt động:
1.1/kiến thức
*Học sinh biết:
-Xu hướng chuyển dịch cơ câu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển.
- Học sinh biết việc khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị ô nhiễm là một khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
*Học sinh hiểu:
-Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong nhữnh năm gần đây.
- Học sinh hiểu được để phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Thấy được chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới; những thành tựu và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế
1.2/ kỹ năng
- Học sinh thực hiện được phân tích biểu đồ, số liệu để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta
- Học sinh thực hiện thành thạo đọc bản đồ, lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm để nhận biết vị trí các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
- Tư duy :Thu thập xử lí thông tin,biểu đồ,bản đồ,bài viết
- Phân tích:Khó khăn ban đầu phát triển kinh tế
- Giao tiếp: tự tin khi làm việc, phản hồi lắng nghe, tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng giao tiếp hợp tác khi làm việc.nhóm
-Làm chủ bản thân :đàm nhận trách nhiệm các công việc được giao trong nhĩm, quản lí thời gian khi trình bày kết quả trước nhóm và tập thể lớp
- Tự nhận thức : tự tin khi trình bày thông tin
1.3/ thái độ
- Thói quen bồi dưỡng lòng yêu và xây dựng đất nước.
- Tính cách không ủng hộ những hoạt động kinh tế tác động xấu đến môi trường.
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong nhữnh năm gần đây.
-Xu hướng chuyển dịch cơ câu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên- lược đồ vùng kinh tế.bảng phụ
3.2. Học sinh : - Sách giáo khoa, vở bài tập bản đồ, tập ghi bài học.
+ Cho biết nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới ?
+ Dựa vào H61 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ?
+ Dựa vào H67, hãy xác định các vùng kinh tế ở nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển ?
+ Nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế nước ta ?
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
Kiểm tra sĩ số lớp
Lớp
9A1
9A2
Sỉ số
40/
35/
1.2. Kiểm tra miệng (không)
- Chấm tiếp số bài tập còn lại
4.3. Tiến trình bài học: (37’).
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Giới thiệu bài.
Khởi động:để có được cuộc sống hoà bình ,hạnh phúc như ngày nay thì nền kinh tế nước ta cũng đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm.Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sang bài mới.
Giáo viên tóm ý chương trình giảm tải không học
Chuyển ý ( đại hội 6 tháng 12/1986 đh đổi mới)
Hoạt động (Giáo dục môi trường)(36’)
** Trực quan.
- Giáo viên : Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ “chuyển dịch cơ cấu ktế “
+ Sự chuyển dịch cơ cấu ktế thể hiện chủ yếu ỏ những mặt nào?
TL: - Cơ cấu nghành, cơ cấu lãnh thổ( ttâm), cơ cấu thành phần kinh tế
+ Quan sát H 6.1 phân tích su hướng chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế . Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?
TL: - N, l, n nghiệp; công nghiệp xây dựng và dịch vụ
- Giáo viên cho họat động nhóm từng đại diện nhóm rình bày bổ sung. Giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
* Nhóm 1: Nhận xét xu hướng thay đổi tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Nguyên nhân?
TL:
# Giáo viên: - Tỉ trọng liên tục giảm: Từ cao nhất 40% (1991) giảm thấp hơn dịch vụ (1992), thấp hơn CN 1994. Còn hơn 20%(2002).
- NN: Nền ktế chuyển từ bao cấp sang ktế thị trường. Nước ta đang chuyên từ nước NN sang nước CN
*Nhóm 2: Nhận sét xu hướng…….. khu vực CN & XD. Nguyên nhân?
TL:
# Giáo viên: -Tỉ trọng tăng nhanh nhất từ dưới 25%(1991) lên gần 40%(02)
-NN:chủ trương CNH HĐH gắn liền đường lối đổi mới.
*Nhóm 3: Nhận sét xu hướng… Khu vực dịch vụ ?
TL:
# Giáo viên: - Tỉ trọng tăng nhanh (91-96) cao nhất gần 45% sau đó giam rõ rệt dưới 40%(2002).
-NN: Do ảnh hưởng cụôc khủng hoảng tài chính khu vực cuối 1997 các họat động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm.
- Giáo viên cho học sinh đọc thuật ngữ “vùng ktế trọng điểm”
-Quan sát lược đồ H6.2
+ Nước ta có mấy vùng kinh tế`? Xác định, đọc tên trên lược đồ?
TL: - 7 vùng
+ Xác định phạm vi lãnh thổ các vùng ktế trọng điểm? Aûnh hưởng đến sự phát triển ktế xã hội?
TL:
GV: Tích hợp
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta là một điều đáng mừng. Đặc biệt là ưu tiên phát triển ngành công nghiệp.Theo em sự phát triền công nghiệp đi đôi với khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng.Vậy chúng ta phải có biện pháp và chính sách gì vừa phát triền ngành công nghiệp vừa bào vệ được nguồn năng lượng.?
+ Quan sát lược đồ kể tên những vùng giáp và không giáp biển? Vớùi đặc điểm tự nhiên của các vùng ktế giáp biển có ý nghĩa gì trong phát triển ktế?
TL: - TN không giáp biển.
- Đặc trưng của hầu hết các vùng ktế là kết hợp ktế trên đất liền và ktế biển đảo.
+ Các thành phần ktế có sự dịch chuyển như thế nào?
TL: Từ nền ktế chủ yếu là khu vực nhà nước sang ktế nhiều thành phần
Chuyển ý
+ Bằng sự hiểu biết qua những thông tin đại chúng cho biết nền kế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn nào?
HS: - Tốc độ tăng trưởng ktế tương đối vững chắc
- Cơ cấu ktế chuyển dịch theo hướng CNH.
- Nước ta đang hội nhập vào nền ktế khu vực và toàn cầu.
+ Trong quá trình phát triển kinh tế nước ta phải vượt qua những khó khăn gì?
Hs: Nhiều huyện Miền núi còn nghèo nàn.
Tài nguyên đang bị khai thác quá mức.
Môi trường đang có nguyên cơ bị ô nhiễm.
+ Làm thế nào để ngăn chặng được những vấn đề trên?
Hs: Phải tăng cường xoá đói giảm nghèo cho các huyện miền núi.
Phải khai thác tài nguyên đúng mức để chống ô nhiễm môi trường.
GDMT: Môi trường sống giảm chất lượng đang là vấn đề toàn xã hội quan tâm. Liên hệ vấn đề môi trường trường học, địa phương.
II Nền kinh tế trong thời kỉ đổi mới
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
+ Chuyển dịch cơ cấu nghành :
- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm .
- Tỉ trọng CN,DV tăng.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ :
- Nước ta có 7 vùng ktế ,3 vùng ktế trọng điểm ( BBộ, miền Trung, phía Nam )
- Các vùng ktế trọng điểm có tác động mạnh đến sự phát triển ktế xã hội các vùng ktế lân cận
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần ktế:
2. Những thành tựu và thách thức
+ Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng ktế tương đối vững chắc .
- Cơ cấu ktế chuyển dịch theo hướng CNH.
- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
+ Khó khăn:
- Sự phân hóa giầu ngèo.
- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.
- Vấn đề việc làm còn bức xúc.
- Nhiều bất cập trong ptriển VH,GD,Ytế.
- Phài cố gắng lớn trong vấn đề hội nhập ktế thế giới.
4.4.Tổng kết:
- Hướng dẫn làm tập bđồ.
1. Câu hỏi: Phân tích xu huớng chuyễn dịch cơ cấu ngành kinh tế? Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?
Câu 2
+ Chọn ý đúng: -Nền ktế nước ta trước thời kì đổi mới có đăc điểm gì?
a. Nghành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao
b. CN & XD chưa phát triển .
c. Dịch vụ bước đầu có phát triển.
d. a,b đúng.
e. a,b,c đúng.
Đáp án câu 2c
+ Nêu sự chuyển dịch cơ cấu nghành?
- Tỉ trọng nông ,lâm ,ngư nghiệp giảm.
- Tỉ trọng CN &DV tăng.
4.5. Hướng dẫn học tập:
+ Đối với bài học tiết học này
Học bài
- Nước ta có 7 vùng ktế ,3 vùng ktế trọng điểm ( BBộ, miền Trung, phía Nam )
- Các vùng ktế trọng điểm có tác động mạnh đến sự phát triển ktế xã hội các vùng ktế lân cận
+ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
- Ôn tập kiến thức địa lí 8 ( Đđiểm khí hậu, đất VN,đặc điểm chung tự nhiên VN)
Đặc điểm khí hậu, đất Việt Nam ?
Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam ?
+ Sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc vào nhân tố tự nhiên nào?
+ Kể tên 2 nhóm đất có diện tích lớn nhất nước ta ?
+Tạo sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta
+ Cho biết đặc điểm tài nguyên sinh vật nước .
+ Các nhân tố kinh tế - xã hội nào đã tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp?
5. PHỤ LỤC:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
File đính kèm:
- tuan 3 tiet 3 su phat trien nen kinh te viet nam.doc