Giáo án Địa 9 tiết 26 - 33

1.MUC TIÊU :

1.1. Kiến thức :

- HS biết:Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu : trồng rừng và cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ; khai thác khoáng sản ; dịch vụ du lịch.

- HS hiểu: các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm.

1.2. Kĩ năng :

- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.

- Sử dụng bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, dân cư, phân bố một số ngành sản xuất của vùng Bắc Trung Bộ.

1.3. Thái độ :

GDMT : Biết một số tài nguyên của vùng, quan trọng nhất là rừng; chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước đã góp phần giảm nhẹ thiên tai và BVMT.Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng để phân tích tiềm năng vùng Bắc Trung Bộ.(IV,1, bộ phận).

- GDNL : Khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý và tiết kiệm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (*2, IV, bộ phận)

2.TRỌNG TÂM :

 - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất.

3. CHUẨN BỊ :

3.1.GV : Bản đồ tự nhiên, kinh tế của vùng.

3.2.HS : Tập bản đồ, attlat, giấy Ao

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa 9 tiết 26 - 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình hình phát triển kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ )của các vùng Thế mạnh kinh tế và khó khăn trong phát triển kinh tế của các vùng I. Địa lí dân cư 1. Hiện tượng bùng nổ dân số bắt đầu từ cuối những năm 50 và kết thúc cuối TKXX. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, KHHGĐ nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm. 2. Dân cư nước ta phân bố không đều. 3.Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên trình độ còn thấp, sức khỏe hạn chế so với yêu cầu hiện nay. 4.Lao động dồi dào trong khi kinh tế chưa phát triển gây sức ép rất lớn. Do đặc trưng mùa vụ nên thiếu việc làm ở nông thôn. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị tương đối cao 6%, trình độ lao động thấp... II. Địa lí kinh tế Nét đặc trưng đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thể hiện : chuyển dịch cơ cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Thành tựu :Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm. Sản xuất hàng hóa thúc đẩy ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài. Nước ta hội nhập nền kinh tế thế giới. Thách thức Ở nhiều tỉnh, huyện vẫn còn các xã nghèo, nhất là vùng núi. Tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường ô nhiễm. Vấn đề việc làm , phát triển văn hóa giáo dục, y tế... chưa đáp ứng yêu cầu xã hội. Biến động giá cả, cạnh tranh.....ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống nhân dân... Các ngành kinh tế : Nông nghiệp Lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Dịch vụ : vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch III. Các vùng kinh tế Vùng kinh tế Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Nghề rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới Khai thác khoáng sản, thủy điện Dịch vụ vận tải, thương mại, du lịch Vùng Đồng bằng sông Hồng Năng suất lúa cao nhất nước. Vụ đông : các cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi lợn 27.2% cả nước Hình thành sớm nhất nước và phát triển mạnh. Dịch vụ đa dạng : phát triển nhất là vận tải, du lịch, bưu chính viễn thông Vùng Bắc Trung Bộ Nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng phát triển Dịch vụ vận tải, du lịch Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Khó khăn trong sản xuất lương thực. nhưng có thế mạnh về chăn nuôi bò và đánh bắt thủy sản, nghề làm muối, nước mắm Bước đầu hình thành cơ cấu đa dạng Dịch vụ vận tải, du lịch Vùng Tây Nguyên Đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng cà phê, diện tích rừng. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản Dịch vụ xuất khẩu nông lâm sản, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa HS trình bày, phát biểu bổ sung GV chuẩn xác bằng bảng phu như trên GV nhấn mạnh : những thế mạnh đặc trưng của từng vùng. Đồng thời nêu lên những khó khăn cần giải quyết để phát triển nền kinh tế Hoạt động 3: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình GV yêu cầu HS liệt kê các dạng biểu đồ đã học và cho biết cách vẽ, trường hợp sử dụng thích hợp của từng loại biểu đồ HS : Biểu đồ hình tròn, hình cột (biểu đồ cột chồng, biểu đồ thanh ngang), biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ miền… IV. Cách vẽ và nhận xét, phân tích, giải thích các dạng biểu đồ Biểu đồ hình tròn Biểu đồ hình cột (biểu đồ cột chồng, biểu đồ thanh ngang), biểu đồ miền Biểu đồ đường biểu diễn. 4.4.Câu hỏi bài tập củng cố : Trình bày 1 phút : Tóm tắt nội dung chính bài học Nêu những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế – xã hội nước ta ? 4.5.Hướng dẫn HS tự học : Xác định vị trí các vùng kinh tế trên bản đồ Nêu những thế mạnh của các vùng kinh tế đã học. Tiếp tục ôn tập các nội dung trên ,tiết sau học thực hành 5.RÚT KINH NGHIỆM : Nội dung : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Phương pháp : ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học : ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần : ÔN TẬP (TT) Tiết : I.MUC TIÊU : 1. Kiến thức : Vẽ biểu đồ hình tròn, hình cột là dạng bài tập thường gặp trong Địa lí 9. Nắm vững cách chọn, vẽ và phân tích các dạng biểu đồ 2. Kĩ năng : Xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ rút ra nhận xét Thái độ : Có hứng thú học tập đối với môn Địa lí II.TRỌNG TÂM : Vẽ biểu đồ hình tròn, hình cột III. CHUẨN BỊ : GV : Các bài tập, các biểu đồ hoàn chỉnh HS : Compa, thước đo góc, máy tính, bút màu IV.TIẾN TRÌNH : 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: 3.Bài mới : GV : Yêu cầu HS cho biết khi nào chọn biểu đồ hình tròn để vẽ, các bước vẽ hình như thế nào ? HS , GV chuẩn xác Bài tập  : Dựa vào số liệu sau đây, em hãy vẽ biểu đồ cơ cấu các dân tộc nước ta và nhận xét dân tộc nào chiếm đa số ở nước ta Bảng : Cơ cấu các dân tộc nước ta (01 / 04 / 1999) Dân tộc Số dân (triệu người) Dân tộc Kinh 65.8 Các dân tộc ít người 10.5 Toàn quốc 76.3 Bước 1 : Xử lý số liệu, tính ra %, ta có kết quả như sau : Dân tộc Tỉ lệ (%) Dân tộc Kinh 86.2 Các dân tộc ít người 13.8 Toàn quốc 100 * Lưu ý : Khi câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu thường gắn liền với việc tính ra đơn vị % mỗi thành phần trong tổng số 100 %. Bước 2 : Nhận thấy : biểu đồ có thể vẽ là biểu đồ hình cột hoặc biểu đồ hình tròn. Nếu vẽ hình tròn thì phải tính góc vẽ ở tâm đường tròn. Bước 3 :Cả hình tròn bằng 100% tương ứng 3600, 1% =3.6%. Cần sử dụng thước đo độ để đo theo tỉ lệ 1% = 3.60. Vẽ từ tia 12 giờ, theo chiều kim đồng hồ, kí hiệu, chú giải, ghi tên biểu đồ. Bước 4 : Dựa vào hình vẽ nhận thấy dân tộc Kinh chiếm đa số Bài tập : Dựa vào bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002. Các thành phần kinh tế Tỉ lệ % Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 38,4 8,0 8,3 31,6 13,7 Tổng cộng 100,0 -Em hãy vẽ biểu đồ hình tròn .Nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế? Hướng dẫn hoc sinh vẽ biểu đồ: Kinh tế Nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (2002). Nhận xét : Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta đa dạng. Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất (38,4%), ít nhất là thành phần kinh tế tập thể (8,0%) Bài tập : Dựa vào bảng số liệu sau: Tiêu chí Địa phương Đất nông nghiệp (nghìn ha) Dân số (triệu người) Cả nước (năm 2002) 9406,8 79,7 Đồng bằng sông Hồng 855,2 17,5 Em hãy tính bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước và đồng bằng sông Hồng. Vẽ biểu đồ cột để thể hiện diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của cả nước và đồng bằng sông Hồng năm 2002. Nhận xét biểu đồ ? Hướng dẫn học sinh: a) Tính bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người lập bảng số liệu mới. Đất nông nghiệp Bình quân đất nông nghiệp = (người / ha) Số dân tương ứng -Lập bảng số liệu mới: 0,12 0,6 0 người/ha Cả nước Đồng bằng sông Hồng 0,12 0,05 b) Vẽ biểu đồ: Cả nước ĐBSH tiêu chí Biểu đồ bình quân đất nông nghiệp theo đầu người năm 2002 - Nhận xét: + Bình quân diện tích đất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng 2,4 lần của cả nước. + Đồng bằng sông Hồng có dân số đông, quỹ đất nông nghiệp ít. Bài tập : Dựa vào bảng số liệu thống kê năm 2002 dưới đây: Vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng Trung du miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Cả nước Mật độ dân số (người/km2) 1.179 114 81 242 Vẽ biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số trung bình các vùng năm 2002. Nhận xét biểu đồ về mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng. a) Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ: Biểu đồ mật độ dân số các địa phương năm 2002 b) Nhận xét: - Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng cao nhất nước. - Gấp 4,87 lần mật độ trung bình cả nước; 10,34 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ; gấp 14,56 lần Tây Nguyên. 4.4.Câu hỏi bài tập củng cố : Hoàn thành tập bản đồ : các bài tập vẽ biểu đồ hình tròn. 4.5.Hướng dẫn HS tự học : Ôn lại các bài tập vẽ biểu đồ hình cột , hình tròn 5.RÚT KINH NGHIỆM : Nội dung : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Phương pháp : ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sử dụng ĐDDH : -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao an Dia 9hkI moi.doc
Giáo án liên quan