ỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN BẮC BỘ
I. Mục tiêu bài học.
- HS cần củng cố, phát triển kĩ năng đọc bản đồ.
- Phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
II. Chuẩn bị
- Bản đồ KT trung du và miền núi Bắc Bộ, hoặc bản đồ khoáng sản VN
- Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu.
- át lát địa lí VN.
Gv n/c và soạn g/a
Hs chuẩn bị bài
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa 9 Tiết 21: thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền bắc bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tên các cảng biển BTB, DH NTB?
? Các cơ sở sản xuất muối ?
? Kể tên các biển có giá trị du lịch nổi tiếng ở BTB và DH NTB?
Gv hướng dẫn trả lời:
Các cảng biển:
Cảng Đà Nẵng, Dung Quất ( Quảng Ngãi), Quy Nhơn, Nha Trang ( DH NTB )
Cửa Lò ( Vinh ), Đồng Hới, Huế (BTB )
Các bãi tôm, cá:
BTB:
DH NTB:
Các cơ sở sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh.
Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: Phong Nha – Kẻ Bàng, Cô Tô, Huế, quê Bác, di tích Mĩ Sơn.
? Nhân xét tiềm năng phát triển KT biển ở BTB và DH NTB?
? Sự thống nhất và khác biệt giữa 2 vùng phía Bắc và phía Nam dãy núi Bạch Mã?
- Duyên hải miền Trung có sự thống nhất trên nhiều nét chung. Đó là hình thể hẹp ngang kéo dài từ Tam Điệp núi Bắc Thanh Hoá đến cực Nam tỉnh Bình Thuận. Phía Tây bị chi phối bởi dãy núi Trường Sơn (Trường Sơn Bắc và trường Sơn Nam). Còn phía Đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển đông. Thiên tai là mối đe doạ thường xuyên . Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trước hết là tài nguyên biển. Tài nguyên du lịch đặc sắc với nhiều bãi biển đẹp lại có nhiều di sản thiên nhiên và lịch sử được unesscô công nhận như động Phong Nha – Kẻ Bàng, cố đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà có ý nghĩa lớn về khai thác nguồn lợi để phát triển KT . Tài nguyên thiên nhiên, nhân văn trên đất liền và tài nguyên biển là cơ sở để DH Miền Trung xây dung và phát triển 1 nền KT biển với nhiều triển vọng.
* Câu 2: Căn cứ vào số liệu bảng 27.1
Sản lượng thuỷ sản ở BTB và duyên hải NTB (%)
a) Xử lí số liệu:
BTB + NTB = 66,4 nghìn tấn
BTB = 38,8 nghìn tấn : 66,4 nghìn tấn = 58,4%
NTB = 27,6 nghìn tấn : 66,4 nghìn tấn = 41,6%
Toàn vùng
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Thuỷ sản nuôi trồng
Thuỷ sản khai thác
100%
100%
58,4%
23,8%
41,6%
76,2%
b) So sánh:
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở BTB lớn hơn DH NTB 17,2% (chiếm 58,4% sản lượng toàn DH miền Trung) gấp 1,4 lần NTB.
- Sản lượng thuỷ sản khai thác của DH NTB lớn hơn BTB rất nhiều chiếm 76,2% sản lương toàn DH miền Trung gấp 2,3 lần BTB.
c) Giải thích: Có sự chênh lệch về thuỷ sản nuôi trồng và khai thác Vì:
- Tiềm năng KT biển của DH NTB có nguồn hải sản phong phú hơn BTB.
+ Có 2 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, nhiều cá to có nguồn gốc biển khơi.
+ Người dân có truyền thống, kinh nghiệm lâu đời về đánh bắt thuỷ sản.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị hiện đại, công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh.
+ Có vùng nuôi trồng trên vùng biển cực nam NTB có nguồn hải sản rất phong phú.
* Hs làm vc cá nhân
*Gv thu bài của hs chấm và cho điểm
Nx cách làm bài của hs
4. Củng cố (4)
Chọn ý đúng trong câu sau:
- Trong chiến lược phát triển vùng KT trọng điểm miền Trung việc phát triển KT biển được đặt lên hàng đầu do:
A. Vị trí các cảng biển rất thuận lợi
B. Nguồn hải sản phong phú.
C. Nhiều bãi tắm nổi tiếng, di tích lịch sử, vườn quốc gia.
D. Tất cả các ý trên.
5. Dặn dò (1)
- Học thuộc bài.
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 30: Vùng Tây Nguyên
I. Mục tiêu bài học.
- HS cần hiểu được Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT – XH, an ninh quốc phòng của nước ta.
- Thấy được vùng có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển KT – XH. Đây là vùng sản xuất nông sản hàng hoá xuất khẩu lớn của cả nước.
- Biết phân tích bản đồ, bảng thống kê.
- Có kĩ năng phân tích số liệu, kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét, giải thích đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội của vùng.
- Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ rừng đầu nguồn, tài nguyên du lịch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị
- Bản đồ địa lí tự nhiên Tây Nguyên.
- át lát địa lí VN.
Gv n/c và soạn g/a
Hs chuẩn bị bài
III.Tiến trình lên lớp
Tổ chức (suốt giờ)
KTBC (5’)
Bài mới:
Gv giới thiệu: Với vị trí cửa ngõ của 3 nước VN – Lào – Campuchia, Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh , quốc phòng trong sự nghiệp XD và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đây cũng là mảnh đất đầy tiềm năng để phát triển KT.
Phương pháp
Nội dung
* Hoạt động 1: Cả lớp
GV : Giới thiệu trên bản đồ địa lí VN giới hạn lãnh thổ vùng Tây Nguyên.
? Dựa vào H 28.1 kết hợp kiến thức đã học hãy xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Tây Nguyên (gồm những tỉnh nào, diện tích, dân số, tiếp giáp)? ? So với các vùng khác vị trí vùng có đặc điểm gì đặc biệt?
Gv gọi hs lên bảng xđ vtrí
Gv nx hs xđ
- Thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng.
? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí?
- Lợi thế độ cao, cơ hội liên kết trong khu vực, nhiều điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá trong nước và nước ngoài.
GV mở rộng: Một nhà quan sự đã nói: “ Làm chủ được Tây Nguyên là làm chủ được bán đảo Đông Dương” Với vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước đem lại cho Tây Nguyên lợi thế về độ cao phía nam bán đảo Đông Dương kiểm soát được toàn vùng lân cận.
- ở VN, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng, đặc biệt là nơi mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng 4/ 1945, kết thúc thắng lợi sự nghiệp giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.
Chuyển ý: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông, suối chảy về các vùng lân cận có nhiều tiềm năng thiên nhiên để phát triển KT nhưng có mùa khô kéo dài khốc liệt gây không ít khó khăn cho phát triển sản xuất và đời sống nhân dân.
* Hoạt động 2: Cá nhân
? Dựa vào H 28.1 hoặc át lát địa lí VN kết hợp với kiến thức đã học kết hợp kênh chữ mục II, cho biết các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, DH NTB và về phía Đông Bắc Campuchia?
- Sông Đồng Nai chảy về ĐNB.
- Sông Ba chảy về DH NTB.
- Xrêpốc, Xê Xan chảy về ĐB Campuchia và hội tụ với sông Mê Kông (nên phía Tây của Tây Nguyên nằm trong lưu vực sông Mê Kông)
? Nêu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên?
- Về địa hình?
- Về khí hậu?
Về các mặt tự nhiên này TN có những thuận lợi gì để PT kinh tế
GV giảng: Khí hậu cận xích đạo, gió mùa có mùa khô dài từ tháng 10 đến tháng 4 – 5 năm sau. Bảo vệ rừng tức là bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước cho Tây Nguyên và các vùng lân cận, bảo về môi trường sinh thái vùng lãnh thổ rộng phía Nam và lưu vực sông Mê Kông .
- Về nước
? Đọc tên các nhà máy thuỷ điện của vùng?
- Đất, rừng, du lịch
? Quan sát H 28.1 nhận xét sự phân bố các vùng đất bazan, các mỏ khoáng sản (Bô xít)?
? Thích hợp trồng cây công nghiệp nào?
? Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn?
- Ngăn chặn lũ lụt.
- Chống xói mòn đất.
? Trong xây dựng kinh tế Tây Nguyên có những khó khăn gì?
- Mùa khô kéo dài tháng dẫn tới hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng.
? Nêu những biện pháp khắc phục?
GV chốt:
- S đất badan rất lớn và màu mỡ rất thích hợp trồng cây công nghiệp.
- Rừng chiếm S lớn, có gỗ nhiều và quí.
- Nguồn thuỷ năng dồi dào chiếm 21% trữ lượng thuỷ điện cả nước .
- Khoáng sản: bôxít trữ lượng lớn hơn 3 tỉ tấn.
- Du lịch sinh thái có tiềm năng lớn.
Chuyển ý: Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em, có truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng kiên cường, có bản sắc văn hoá phong phú và những nét đặc thù riêng của Tây Nguyên.
* Hoạt động 3: Cá nhân
? Dựa vào bảng 28.1 hãy cho biết Tây Nguyên có những dân tộc nào?
? Nhận xét về sự phân bố dân cư?
? Dựa vào bảng 28.2, So sánh một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Tây Nguyên với cả nước?
- HS dựa vào bảng trả lời
? Tại sao thu nhập bình quân theo đầu người 1 tháng cao hơn cả nước nhưng lại có tỉ lệ nghèo cao hơn cả nước ?
( Do sự phân hoá giàu nghèo quá lớn )
? Nêu một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống người nhân dân ?
Gv cần nhấn mạnh: Các dân tộc ít người ở Tây nguyên có trình độ dân trí thấp, dễ bị các phần tử phản động dụ dỗ mua chuộc, lợi dụng tôn giáo, lôi kéo, gây rối.
- Bản sắc văn hoá nhiều nét đặc thù . Năm 2005 không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
- Hội hoa Đà Lạt (2004)
- Hiện nhà nước rất quan tâm đầu tư đổi mới, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
? Đọc GN Sgk?
Gv hdẫn hs làm bt
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ ( 8)
Tiếp giáp với DHNTB, ĐNB, CPC
- Ngã ba biên giới giữa VN – Lào – Campuchia.
- Là vùng duy nhất không giáp biển.
- Là vị trí chiến lược quan trọng về KT, an ninh, quốc phòng.
- Vị trị cầu nối giữa Việt Nam với Lào và Campuchia .
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ( 18)
- Địa hình: Cao nguyên xếp tầng.
- Khí hậu: Mát mẻ, có 1 mùa khô kéo dài khốc liệt thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp.
- Tài nguyên nước: Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn chiếm 21% trữ năng thuỷ điện cả nước.
- Đất: Đất bazan chiếm 66% đất bazan của cả nước thích hợp trồng cafê, cao su, hồ tiêu, chè, điều
- Rừng: chiếm S và trữ lượng lớn nhất (gần 3 triệu ha chiếm 29,2% S rừng tự nhiên)
- Khoáng sản: Bô xít có trữ lượng lớn.
- Giàu tiềm năng du lịch: Phong cảnh đẹp Đà Lạt.
* Khó khăn:
- Mùa khô thiếu nước hay xảy ra cháy rừng.
- Nạn chặt phá rừng để làm nương rãy, trồng cà phê, nạn săn bắn bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.
* Biện pháp:
- Bảo vệ, trồng rừng đầu nguồn.
- Khai thác tài nguyên hợp lí
-Bảo vệ đặc biệt thảm thực vật rừng của vùng
- Thuỷ lợi: XD các hồ chứa nước.
- áp dụng khoa học trong sản xuất (chọn các giống cây, con thích hợp).
III. Đặc điểm dân cư - xã hội (12)
- Tây Nguyên là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
- Vùng thưa dân nhất nước ta phân bố không đều, rất thiếu lao động.
- Đời sống dân cư còn khó khăn đang được cải thiện
* Giải pháp:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển kinh tế.
- Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.
- Ngăn chặn nạn phá rừng, động vật, bảo vệ đất rừng, động vật quí hiếm.
* Ghi nhớ: Sgk
* Bài tập
4. Củng cố (4)
- Đọc lại GN
5. Dặn dò (1)
- Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- Dia 9tuan 1115.doc