Giáo án Địa 8 tiết 14 bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

1/ Mục tiêu:

a/ Kiến thức :Giúp Hs nắm được:

 Vị trí địa lí, các quốc gia các vùng lãnh thổ thuộc Đông Á.

 Các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên của khu vực Đông Á.

b/ Kĩ năng: Rèn luyện HS phân tích và đọc lược đồ (bản đồ), tranh ảnh địa lí.

 Kĩ năng xây dựng mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên trong khu vực.

c/ Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường.

2/ Chuẩn bị:

a/ Giáo viên :Tập bản đồ, Bản đồ tự nhiên châu Á,

 Bảng phụ.Tranh ảnh sưu tầm về núi Phú Sĩ , hậu quả động đất.

 Bản đồ tự nhiên –kinh tế Đông Á

b/ HS: Tập bản đồ, SGK.

 Sưu tầm tranh ảnh về núi, sông ngòi khu vực. Tìm đọc sách nói về ngọn núi và sông ngòi nổi tiếng.

3/ Phương pháp dạy học:

 Phương pháp trực quan, vấn đáp, thảo luận, phân tích,diễn giảng, mở rộng liên hệ và giáo dục tư tưởng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 14782 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 8 tiết 14 bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 Ngày dạy: … /… / Bài 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á. 1/ Mục tiêu: a/ Kiến thức :Giúp Hs nắm được: Vị trí địa lí, các quốc gia các vùng lãnh thổ thuộc Đông Á. Các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên của khu vực Đông Á. b/ Kĩ năng: Rèn luyện HS phân tích và đọc lược đồ (bản đồ), tranh ảnh địa lí. Kĩ năng xây dựng mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên trong khu vực. c/ Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường. 2/ Chuẩn bị: a/ Giáo viên :Tập bản đồ, Bản đồ tự nhiên châu Á, Bảng phụ.Tranh ảnh sưu tầm về núi Phú Sĩ , hậu quả động đất. Bản đồ tự nhiên –kinh tế Đông Á b/ HS: Tập bản đồ, SGK. Sưu tầm tranh ảnh về núi, sông ngòi khu vực. Tìm đọc sách nói về ngọn núi và sông ngòi nổi tiếng. 3/ Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan, vấn đáp, thảo luận, phân tích,diễn giảng, mở rộng liên hệ và giáo dục tư tưởng. 4/ Tiến trình: 4.1/ On định tổ chức: Điểm danh 4.2/ Kiểm tra bài cũ: Câu1: Cho biết đặc điểm phân bố dân cư của Nam Á? Giải thích về sự phân bố đó?(7đ) Cau2: Điền vào “….” Những từ thích hợp để hoàn thành câu sau:(3đ) Các nước khu vực Nam Á có nền kinh tế ….(1)… phát triển, hoạt động sản xuất …(2) vẫn là chủ yếu. …(3) là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực. Đáp án: Câu 1: Dân cư phân bố không đều(1đ) + Tập trung ở đồng bằng, khu vực có mưa : Đồng bằng An –Hằng, đồng bằng ven biển Gát Đông….Vì địa hình đồng bằng, khí hậu mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.(3đ) + Thưa dân: nội địa, vùng núi, hoang mạc. Vì có địa hình hiểm trở khí hậu khô hạn …(3đ) Câu 2: 1- đang; 2-nông nghiệp;3- An Độ. 4.3/ Giảng bài mới: ÿ GTB:s Ngọn núi nào là biểu trưng của đất nước “ mặt trời mọc”? – Phú Sĩ s Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Núi Thái Sơn nằm ở đâu? – Tỉnh Sơn Đông Trung Quốc s Con sông nào lớn nhất châu Á. Đứng thứ 3 trên thế giới? – Trường Giang GV: Tất cả những địa danh chúng ta vừa kể trên thuộc khu vực nào? – Đông Á Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm tự nhiên của khu vực. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: GV:sử dụng PP vấn đáp, khai thác kênh chữ kênh hình SGK, trực quan: Bản đồ tự nhiên châu Á,mở rộng kiến thức. % GV: Xác định vị trí của khu vực Đông Á trên bản đồ. s Đông Á tiếp giáp với khu vực nào các biển nào? HS: Phía B: Bắc Á. Phía Tây: Nam Á+ Tây Nam Á. Phía Nam: Đông Nam Á. Phía Đông: Biển Nhật bản+ H.Hải+ Hoa Đông+ Biển Đông( Thái Bình Dương). s Dựa H12.1 cho biết khu vực ĐÁ bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào? % GV: giải thích HS phân biệt quốc gia và vùng lãnh thổ. HS: Gọi 1 HS xác định và 1 HS nêu tên quốc gia(4 quốc gia+1 vùng lãnh thổ). GV:kết luận s Về mặt tự nhiên Đông Á gồm có mấy khu vực bộ phận? HS: 2 bộ phận s Phần đất liền và hải đảo bao gồm những khu vực nào? HS: Đất liền:Trung Quốc + Bán đảo Triều Tiên. Hải đảo: Quần đảo Nhật bản, Đảo Đài Loan, Đảo Hải Nam. % GV chuyển ý: Với vị trí và phạm vi khu vực như vậy thì Đông Á có những đặc điểm về tự nhiên như thế nào chúng ta cùng nhau nghiên cứu phần 2: Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình – khí hậu: GV:vấn đáp, khai thác kênh hình chữ SGK, ,mở rộng kiến thức, giáo dục tư tưởng: GV: lưu ý HS: Khu vực Đông Á về về mặt tự nhiên phức tạp không theo quy luật đồng nhất.Vì có 2 bộ phận khác biệt. Phần đất liền lại có sự khác biệt giữa phía đông và phía tây. Để thấy rõ sự khác biệt này các em hãy thảo luận câu hỏi sau: (Mỗi nhóm 1 câu hỏi, thời gian 5 phút) Nhóm 1:Phía Đông và phía tây phần đất liền có những dạng địa hình gì?Nêu tên cụ thể. Nhóm 2: Phần hải đảo có dạng địa hình gì? Vì sao có dạng địa hình đó? Nhóm 3: Phía tây phần đất liền (phía tây Trung quốc) có khí hậu và cảnh quan gì? Vì sao.(kênh chữ SGK+ H2.1+H3.1) Nhóm 4: Phía đông và phần hải đảo có khí hậu và cảnh quan gì?Vì sao? (kênh chữ SGK+ H2.1+H3.1) HS dán kết quả thảo luận vào bảng phụ còn trống của GV+trình bày +nhóm khác bổ sung. sXác định các dạng địa hình trên bản đồ. HS: Xác định. sGiải thích khái niệm “ vòng đai lửa Thái Bình Dương “ GV: gồm quần đảo Nhật bản, quần đảo Aleutian, quần đảo Kigril, quần đảo philippin, bờ biển phía tây châu Mĩ tạo nên vòng cung “vòng đai lửa Thái bình dương” với 700 ngọn núi lửa sống , hoạt động mãnh liệt, nhiều nhất trên thế giới, riêng khu vực Nhật bản có 200 ngọn núi lửa hoạt động : sQuan sát H12.3 điển hình nhất ngọn núi lửa nào? HS: Núi Phú Sĩ. Gv mở rộng: Núi phú sĩ núi lửa ngừng hoạt động 1707 nằm phía đông Tôkiô, cao 3776m, trên đỉnh tuyết phủ, có 8 ngọn. Trên đỉnh núi có 2 đền thờ, xung quanh trồng 2000 giống cây, phía bắc chân núi có 5 hồ nước trong … sKhu vực này thường xuyên xảy ra hiện tượng gì? HS: động đất. GV: HS quan sát một bức ảnh về động đấở tứ Xuyên – Trung Quốct, nêu hậu quả? HS: trả lời. sVì sao có kiểu khí hậu này? HS: Do nằm sâu trong lục địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào . sHướng gió chính ở Đông Á qua bài thực hành 4? Tính chất của gió này? HS: Mùa đông: TB (khô, lạnh) Mùa hạ: ĐN: ẩm, mưa nhiều. s H3.1 có rừng gì là chủ yếu? HS: rừng hỗn hợp rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới. sHiện trạng rừng ngày nay? HS: Giảm GV : Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng. Gvchuyển ý: Hoạt động 3: Tìm hiểu sông ngòi GV:Sử dụng PP trực quan:Bản đồ KT- TN Đông Á, vấn đáp, khai thác kênh hình SGK, s Xác định các con sông lớn Đông Á? HS: 3 con sông:A-Mua, Hoàng Hà, Trường Giang. s Sông A Mua? (phía bắc + đoạn trung lưu là ranh giới TQ + LBN) s Nêu điểm giống nhau của hai con sông Hoàng Hà, Trường Giang này? HS: * Bắt nguồn: Sơn nguyên Tây Tạng. * Hướng chảy:phía Đông è Thái bình Dương. * Nguồn cung cấp nước :băng tuyết tan, mưa. * Hạ lưu: bồi đắp đồng bằng. s Nêu điểm khác nhau giữa 2 con sông này? HS: chế độ nước. GV: dùng bản đồ giải thích nguyên nhân: * Hoàng Hà chế độ nước phức tạp hơn vì chảy qua nhiều miền địa hình và khí hậu. * Trường Giang: điều hòa hơn vì chảy qua vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. * Chiều dài:Sông Trường Giang(5.800 km) dài hơn sông Hoàng Hà (4.800 km). GV:mở rộng: đôi nét về hai con sông này + Liên hệ Việt Nam+ giá trị của sông ngòi. I/ Vị trí địa lí và phạm khu vực Đông Á: - Khu vực có các quốc gia và vùng lãnh thổ:Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan. - 2 bộ phận: Đất liền, hải đảo. II.Đặc điểm tự nhiên: 1/ Địa hình: - Đất liền: + Phía tây: Núi và sơn nguyên cao(Côn Luân, Thiên sơn…), bồn địa rộng (Ta- rim, Tứ Xuyên …) + Phía Đông:vùng đồi, núi thấp, đồng bằng rộng(Hoa Bắc, Hoa Trung …) - Hải đảo:núi trẻ, núi lửa. 2/ Khí hậu và cảnh quan: - Phía Tây: khí hậu cận nhiệt lục địa khô hạn. Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc. - Phía Đông+ Hải đảo: Khí hậu gió mùa ẩm. Cảnh quan rừng. 3/ Sông ngòi: - Có 3 con sông lớn : Amua, Hoàng Hà, Trường Giang. - Trường Giang là con sông dài nhất châu Á, đứng thứ 3 thế giới. 4.4/ Củng cố và luyện tập: Đáp án: Nửa phía Tây: miền núi và sơn nguyên cao,hiểm trở(dãy Côn Luân, Thiên sơn, Đại Hưng An, Tây Tạng …. Phía Đông:vùng đồi, núi thấp xen lẫn đồng bằng rộng bằng phẳng: Hoa Trung, Hoa Bắc …. Câu 2: Sông Hoàng Hà và Trường Giang giống khác nhau như thế nào? Đáp án:Giống:nơi bắt nguồn, hướng chảy, nguồn nước cung cấp, bồi đắp nên đồng bằng. Khác nhau:chế độ nước, chiều dài… Câu3: Các quốc và lãnh thổ Đông Á thuộc phần hải đảo là: A/ Trung Quốc B/ Hàn quốc, CHDC Triều Tiên C/Đài Loan, Nhật Bản. Câu 4: Nối ô chữ ở cột trái với phải để nêu đúng đặc điểm khí hậu và cảnh quan của khu vực Đông Á Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo Khí hậu lục địa khô hạn, cảnh quan thảo nguyên, hoang mạc Khí hậu gió mùa ẩm với cảnh quan rừng là chủ yếu. Nửa phía tây phần đất liền (Trung Quốc) 4.5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Hoàn chỉnh bài tâp Bản đồ, học bài. Chuẩn bị bài 13:Tình hình phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Á Đặc điểm dân cư xã hội của Đông Á Đặc điểm phát triển kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản. Sưu tầm một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp , công nghiệp của Nhật Bản, Trung Quốc trên sách báo. 5/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 14 dac diem tu nhien khu vuc dong a.doc
Giáo án liên quan