Bài 9: NHẬT BẢN (TT)
Tiết 2- CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
*Chuẩn:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của NB
- Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và đảo Kiu-xiu.
- Ghi nhớ một số địa danh.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, nêu các nhận xét.
3. Thái độ: Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay.
*Nâng cao: Vẽ BĐ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng KT của NB qua các giai đoạn và nhận xét
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 16282 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 11 Bài 9 Nhật Bản (tt) - Tiết 2 Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên – nguồn tài nguyên NL của Nhật Bản.
Thái độ: Có ý thức học tập người Nhật.
c. Mức độ tích hợp: liên hệ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bản đồ kinh tế chung Nhật bản.
- Một số tranh ảnh một số sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp của Nhật Bản.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
- Bảng 9.4, hình 9.5, 9.7 ở SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số, nề nếp lớp học (Thời gian 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian 3 phút)
Nhật bản có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên để phát triển kinh tế?
3. Tổ chức các hoạt động
a. Đặt vấn đề: (Thời gian 1 phút) Tiết học trước chúng ta đã biết nguyên nhân cơ bản giúp Nhật Bản đạt được những bước tiến kì diệu từ những đống tro tàn đổ nát trong chiến tranh thế giới thứ II. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những thành quả của nền kinh tế Nhật.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản
Hình thức: cả lớp
Thời gian 10 phút
Đồ dùng: bản đồ, sơ đồ, tranh
Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở
Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bản đồ treo trên bảng.
Tư liệu: SGK
Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV treo bản đồ kinh tế chung Nhật Bản
và yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với bản đồ kinh tế chung Nhật Bản hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Nhận xét cơ cấu ngành công nghiệp của Nhật?
- Giải thích tại sao Nhật có khả năng phát triển cả những ngành không có lợi thế về tài nguyên?
- Dựa vào bảng 9.4 hãy cho biết những sản phẩm CN nào của Nhật Bản nổi tiếng thế giới hiện nay?
- Dựa vào hình 9.5, hãy nhận xét mức độ tập trung và phân bố CN nghiệp của Nhật Bản? Kể tên các trung tâm CN lớn của Nhật Bản?
Bước 2: HS quan sát bảng số liệu và lược đồ để trình bày, các HS khác bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét và chẩn kiến thức.
Bước 4: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Tại sao ở NB cần chú trọng phát triển những ngành CN hiện đại công nghệ cao và ít tiêu tốn nguyên, nhiên liệu?
I. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1.Công nghiệp:
*Tình hình phát triển:
+ Giá trị sản lượng CN đứng thứ hai thế giới (sau Hoa Kì).
+ CN chiếm 30% GDP, thu hút 30% lao động.
+ Cơ cấu ngành CN đa dạng, có đầy đủ các ngành CN kể cả các ngành không có lợi thế về tài nguyên.
+ Cơ cấu CN có sự thay đổi: Các ngành công nghiệp truyền thống giảm, công nghiệp hiện đại tăng.
+ Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về nhiều ngành CN.
* Phân bố:
+ Mức độ tập trung cao nhiều nhất trên đảo Hôn-su.
+ Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ven biển phía đông..
*+ Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên NL .
+ Nhật Bản là một cường quốc kinh tế sử dụng khối lượng lớn nguồn NL
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành dịch vụ của Nhật Bản
Hình thức: cả lớp
Thời gian 10 phút
Đồ dùng: bản đồ, sơ đồ, tranh
Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở
Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bản đồ treo trên bảng.
Tư liệu: SGK
Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV cho HS nghiên cứu SGK để nhận xét:
- Tình hình phát triển và vai trò của của thương mại, GTVT, tài chính của Nhật Bản?
- Liên hệ với Việt Nam: Mối quan hệ buôn bán với Nhật Bản?
Bước 2: Một HS trình bày, các HS khác bổ sung.
Bước 3: GV chuẩn xác kiến thức.
2.Dịch vụ:
- Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 68% GDP.
- Trong đó thương mại, tài chính và GTVT có vai trò to lớn.
* Thương mại:
+ Là cường quốc thương mại đứng thứ 4 thế giới.
+ Bạn hàng rộng khắp trên thế giới: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước ĐNÁ, Ô-xtrây-li-a...
* Tài chính: Có dự trử tài chính lớn nhất thế giới (837,9 tỉ USD).
* GTVT: Có hệ thống GTVT hiện đại bậc nhất thế giới (Đường biển, hàng không).
Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành nông nghiệp và các vùng kinh tế chính của Nhật Bản (Cả lớp, Nhóm)
Hình thức: cả lớp
Thời gian 12 phút
Đồ dùng: bản đồ, sơ đồ, tranh
Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở
Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bản đồ treo trên bảng.
Tư liệu: SGK
Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và kiến thức đã học để nhận xét đặc điểm phát triển nền nông nghiệp của Nhật Bản và giải thích nguyên nhân?
Bước 2: HS trình bày, GV kết luận và hướng dẫn HS dựa vào hình 9.7 để nhận xét về sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp chính của Nhật Bản.
Bước 3: HS nêu nhận xét, các HS khác bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Bước 5: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1:Tìm hiểu vùng kinh tế Hôn-xu
+ Nhóm 2: Tìm hiểu vùng kinh tế Kiu-xiu
+ Nhóm 3: Tìm hiểu vùng kinh tế Xi-cô-cư
+ Nhóm 4: Tìm hiểu vùng kinh tế Hô-cai-đô
Bước 6: GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK và điền vào phiếu học tập đặc điểm nổi bật về tự nhiên, kinh tế- xã hội và các trung tâm CN chính của từng vùng kinh tế.
Bước 7: Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn hoá kiến thức.
3.Nông nghiệp:
* Tình hình phát triển:
- Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế (Chiếm 1% trong GDP)
- Nề nông nghiệp có trình độ thâm canh cao.
- Nguyên nhân: Do đất nông nghiệp ít, điều kiện TN khó khăn, CN và DV rất phát triển.
* Một số nông sản chính:
- Trồng trọt: Lúa gạo (chiếm 50% diện tích), chè, thuốc lá, dâu tằm, hoa quả.
- Chăn nuôi: bò, lợn, gà.
- Đánh bắt hải sản:Cá thu,cá ngừ,tôm,cua.
- Nuôi trồng hải sản: Tôm, sò huyết,cua, rau câu, trai lấy ngọc...
II. BỐN VÙNG KINH TẾ CHÍNH:
- Hôn-su
- Kiu-xiu
- Xi-cô-cư
- Hô-cai-đô
IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC. (Thời gian 5 phút)
Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học
Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học
Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng;
-Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học.
-Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày-phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng)
*Đối với HS trung bình:
Câu 1:Đặc điểm ngành CN(Chứng minh Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao)?
Câu 2:Những nét chính về nền nông nghiệp ở NB ?
Câu 3:Đặc điểm ngành dịch vụ.
*Đối với HS khá giỏi
-Tại sao diện tích trồng lúa gạo của NB giảm? Tại sao đánh bắt hải sản là ngành KTế quan trọng của NB?
Câu 7: Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế NB?
- Tại sao Nhật Bản coi trọng việc mở cửa với bên ngoài?
- Tại sao thương mại phát triển đã thúc đẩy giao thông phát triển mạnh?
chứng minh Nhật Bản có nền CN phát triển cao?
Nhận xét về tình hình phát triển ngành dịch vụ và nông nghiệp của Nhật Bản?
Bước 3 Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài Câu 1: -Sản lượng công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kì.
-NB chiếm vị trí hàng đầu thế giới về máy công nghiệp, thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sợi tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,...
-Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp:chế tạo,sx điện tử,xây dựng và công trình công cộng, dệt
*CN chế tạo chiếm khoảng 40% giá trị hàng CN xuất khẩu
+41% sản lượng tàu biển của thế giới.
+Sản xuất ra 25% sản lượng ô tô của TG, xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra.
+Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% số xe sản xuất ra
+Hãng nổi tiếng:Toyota, Nissan, Honđa, Suzuki, Hitachi, Mítsubisi
*SX điện tử là ngành mũi nhọn
+Chiếm khoảng 22% sản phẩm công nghiệp tin học của thế giới
+Đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn.
+Đứng thứ hai trên thế giới về vật liệu truyền thông.
+Chiếm 60% tổng số rô bốt thế giới
+Hãng nổi tiếng: Hitachi,Toshiba, Sony, Electic, Nipon.
*Xây dựng và công trình công cộng
+Nổi tiếng thế giới về kĩ thuật xây dựng các công trình ngầm, cầu biển, các tòa tháp, nhà cao tầng.
*Dệt:Sợi vải các loại, là ngành khởi nguồn của CN Nhật Bản ở thế kỉ XIX vẫn được duy trì và phát triển.
-Phân bố: +Mức độ tập trung cao, nhiều nhất là trên đảo Hônsu, nhiều trung tâm và cụm trung tâm lớn, nhiều dải CN với nhiều trung tâm CN
-Các trung tâm CN tập trung chủ yếu ở ven biển, đặc biệt ở duyên hảiTBD của các đảo Hôn-su và Kiu-Xiu
+Các TP lớn, các trung tâm Ktế Tô-ki-ô, Cô-bê. Hi-rô-xi-ma.
Câu 2: a.Đặc điểm: - Giữ vai trò thứ yếu (1% trong GDP) - Diện tích đất nông nghiệp ít (14% lãnh thổ).
- Phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, tăng chất lượng nông sản - Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng.
b.Phân loại:
- Trồng trọt:Lúa gạo là cây trồng phổ biến, chiếm 50% diện tích đất canh tác,chè,thuốc lá,dâu tằm là những cây trồng phổ biến.
- Chăn nuôi: bò, lợn, gà theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.
- Sản lượng hải sản đánh bắt (Cá thu,cá ngừ, tôm, cua) hàng năm lớn.
- Nuôi trồng hải sản: Tôm, sò huyết, cua, rau câu, trai lấy ngọc...phát triểnBước 4 : Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn trong khu vực ĐNA . Liên kết cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để cạnh tranh với các lớp khác.
Câu 3:Đặc điểm ngành dịch vụ.
-là khu vực KT quan trọng(chiếm 68%GDP). -Cường quốc thương mại, tài chính.
-Đứng thứ tư Tg về thương mại.
-Bạn hàng khắp nơi trên TG, nhưng quan trọng nhất là:HK,TQ,EU, ĐNA. -Ngành tài chính ngân hàng pt hàng đầu TG.
-Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng.
Bước 4 : Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn
Bước 5 : rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút)
- Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong phần củng cố.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn
- Về nhà làm bài tập số 3 SGK.
- Đọc trước bài 9 tiết 3 thực hành
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(Thời gian 1 phút)
-HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau.
- GV đánh giá HS:
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- GA Dia11Bai9Tiet2.doc