Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA
Tiết 3 - THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ
TRUNG QUỐC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
*Chuẩn:
1. Kĩ năng:
- Phân tích, so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để có được kiến thức trên.
- Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu.
2. Kiến thức:
Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương.
*Các mục tiêu khác: Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài.
-Giao tiếp: lắng nghe, phản hồi ý kiến trong nhóm, trình bày suy nghĩ về sự thay đổi trong một số ngành kinh tế của Trung Quốc.
-Tư duy: Phân tích tư liệu để tìm hiểu sự thay đổi trong GDP, trong nông nghiệp và trong xuất –nhập khẩu của Trung Quốc.
-Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian trao đổi nhóm, thực hiện nhiệm vụ được phân công
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án.
- Vẽ biểu đồ theo số liệu SGK
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
- Tìm hiếu trước nội dung bài thực hành và các bảng số liệu 10.2, 10.3, 10.4 ở SGK.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 42167 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 11 Bài 10 Cộng hoà nhân dân Trung Hoa - Tiết 3 Thực hành tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/02/2013…………………….Ngày dạy: Tuần 26(25/02- 02/03/2013)
Tuần 26
Tiết 26
Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA
Tiết 3 - THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ
TRUNG QUỐC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
*Chuẩn:
1. Kĩ năng:
- Phân tích, so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để có được kiến thức trên.
- Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu.
2. Kiến thức:
Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương.
*Các mục tiêu khác: Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài.
-Giao tiếp: lắng nghe, phản hồi ý kiến trong nhóm, trình bày suy nghĩ về sự thay đổi trong một số ngành kinh tế của Trung Quốc.
-Tư duy: Phân tích tư liệu để tìm hiểu sự thay đổi trong GDP, trong nông nghiệp và trong xuất –nhập khẩu của Trung Quốc.
-Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian trao đổi nhóm, thực hiện nhiệm vụ được phân công
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án.
- Vẽ biểu đồ theo số liệu SGK
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
- Tìm hiếu trước nội dung bài thực hành và các bảng số liệu 10.2, 10.3, 10.4 ở SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số, nề nếp lớp học (Thời gian 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:. (Thời gian 3 phút)
Hãy phân tích những thành tựu đạt của ngành công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc?
3. Tổ chức các hoạt động
a. Đặt vấn đề: (Thời gian 1 phút)
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thay đổi trong giá trị GDP của Trung Quốc (Cá nhân, cặp)
Hình thức: cả lớp
Thời gian 5 phút
Đồ dùng: bảngsố liệu, biểu đồ, tranh
Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở
Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bản đồ treo trên bảng.
Tư liệu: SGK
Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV gọi 1HS đọc nội dung của bài thực hành và nêu yêu cầu của bài thực hành.
Bước 2: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 10.2 để tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới và nhận xét.
GV hướng dẫn:
- Tính tỉ trọng GDP theo CT:
%GDP(TQ) = GDP(TQ)/GDP(TG)*100
- Nhận xét giá trị GDP, tỉ trọng GDP tăng như thế nào qua các năm trên (Có số liệu minh họa)
Bước 3: Đại diện HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét. GV kết luận.
1.Thay đổi trong giá trị GDP:
- Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc:
Năm
1985
1995
2004
Tỉ trọng GDP(%)
1,93
2,37
4,03
- Nhận xét:
+ GDP của Trung Quốc tăng nhanh, sau 19 năm tăng gần 7 lần.
+ Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng từ 1,93% năm 1985 lên 4,03% năm 2004.
+ Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Hoạt động 2:Tìm hiểu sự thay đổi trong sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc (Cả lớp)
Hình thức: cả lớp
Thời gian 10 phút
Đồ dùng: bản đồ, sơ đồ, tranh
Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở
Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bản đồ treo trên bảng.
Tư liệu: SGK
Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV hướng dẫn HS tính và điền vào bảng sau sự tăng giảm sản lượng nông sản của Trung Quốc qua các năm (Đơn vị: triệu tấn; Tăng +, Giảm - )
Nông sản
SL năm 1995 so với năm 1985
SL năm 2000 so với năm
1995
SLnăm
2004 so với năm 2000
L/thực
+ 78,8
- 11,3
+ 15,3
Bông
+ 0,6
- 0,3
+ 1,3
Lạc
+ 3,6
+ 4,2
- 0,1
Mía
+ 11,5
- 0,9
+ 23,9
Thịt lợn
-
+ 8,7
+ 6,7
Thịt bò
-
+ 1,8
+ 1,4
Thịt cừu
-
+ 0,9
+ 1,3
Bước 2: Từ bảng số liệu đã tính HS nhận xét sự thay đổi sản lượng một số nông sản của TQ qua các năm.
Bước 3: GV cho một HS trình bày, các HS khác bổ sung và GV kết luận.
2.Thay đổi trong sản lượng nông nghiệp:
+ Từ năm 1985 đến năm 2004, nhìn chung sản lượng các nông sản của Trung Quốc đều tăng.
+ Từ năm 1995 - 2000 một số nông sản giảm sản lượng (lương thực, bông, mía)
+ Một số nông sản có sản lượng đứng đầu thế giới (lương thực, bông, lạc, thịt lợn...)
Hoạt động 3:Tìm hiểu sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu của Trung Quốc
Hình thức: cả lớp
Thời gian 17 phút
Đồ dùng: bảng số liệu, biểu đồ, tranh
Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở
Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bảng số liệu, biểu đồ treo trên bảng.
Tư liệu: SGK
Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu 10.4 để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị XNK của TQ qua các năm.
Bước 2: GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ hình tròn, mỗi năm vẽ một hình tròn thể hiện cho cơ cấu giá trị XK và NK. Sau đó nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu Trung Quốc
Bước 3: GV gọi 1 HS lên bảng vẽ biểu đồ, cả lớp cùng vẽ vào vở và nêu nhận xét.
Bước 4: GV lựa chọn một số bài làm của HS để chấm điểm và lưu ý một số kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ cho HS.
3.Thay đổi trong cơ cấu xuất nhập khẩu
- Vẽ 3 biểu đồ hình tròn: Đẹp, đúng, chính xác có tên biểu đồ, có chú thích biểu đồ.
- Nhận xét:
+ Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004. Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng.
+ Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm.
+ Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu.
+ Các năm 1995, 2004 TQ xuất siêu.
=> Cán cân xuất nhập khẩu thể hiện sự phát triển của nền kinh tế TQ.
IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC. (Thời gian 5 phút)
Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học
Em hãy trình bày cách tính tỉ trọng; cách vẽ biểu đồ hònh tròn.
Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng;
-Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học.
*Đối với HS trung bình
- Hãy trình bày sự thay đỉ trong GDP.
- Hãy chứng minh:TQ có một nền nông nghiệp phát triển, một số nông sản đứng đầu thế giới.
- Trjnhf bày :Vai trò của kinh tế đối ngoại TQ.
*Đối với HS khá giỏi
Bước 3 Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài tâp., trình bày bài kiểm tra
Bước 4 : Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn
Bước 5 : rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút)
- Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong phần củng cố.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn
- Về nhà hoàn thành bài thực hành.
- Về nhà tự ôn tập những nội dung cơ bản đã học trong bài 9 và bài 10
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(Thời gian 1 phút)
-HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau.
- GV đánh giá HS:
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA Dia11Bai 10Tiet3.doc