Giáo án Địa 10 Bài 8 + 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau bài học, HS phải:

1. Kiến thức

 - Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.

 - Biết được tác động nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

2. Kĩ năng

- Nhận xét tác động của nội lực qua tranh ảnh.

- Xác định trên bản đồ cá vùng núi trẻ, các vùng có nhiều động đất, núi lửa.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Phương pháp

- đàm thoại gợi mở

- Sử dụng đồ dùng trực quan: BĐ, sơ đồ.

- Giảng giải,

2. Phương tiện

 - Các hình vẽ về nếp uốn, địa hào, địa lũy.

 - Bản đồ Tự nhiên thế giới.

 - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam.

 - Tranh ảnh về tác động của nội lực.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5233 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 8 + 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 8 Ngày 15/9/2011 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS phải: 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực. - Biết được tác động nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. 2. Kĩ năng - Nhận xét tác động của nội lực qua tranh ảnh. - Xác định trên bản đồ cá vùng núi trẻ, các vùng có nhiều động đất, núi lửa. II. phương pháp và phương tiện dạy học 1.Phương pháp - đàm thoại gợi mở - Sử dụng đồ dùng trực quan: BĐ, sơ đồ... - Giảng giải, 2. Phương tiện - Các hình vẽ về nếp uốn, địa hào, địa lũy. - Bản đồ Tự nhiên thế giới. - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về tác động của nội lực. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu cấu trúc của Trái Đất? 3. Nội dung bài giảng Tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân sinh ra Nội lực Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp - Bước 1: HS nghiên cứu nội dung SGK kết hợp kiến thức đã học, cho biết: + Nội lực là gì? + Nguyên nhân sinh ra nội lực? - Bước 2: HS phát biểu. GV chuẩn kiến thức (Nguồn năng lượng khá lớn được sinh ra trong lòng đất như: Năng lượng do sự phân huỷ của các chất phóng xạ: Uraniom... Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất theo hướng vật chất nhẹ - đá granit chuyển dịch lên trên, vật chất nặng - đá badan chìm xuống dưới). I. Nội lực a. Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất b. Nguyên nhân: - Do năng lượng của sự phân huỷ các chất - Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo bên trong Trái Đất theo trọng lực. - Năng lượng của các phản ứng hoá học, sự ma sát vật chất. Tìm hiểu vận động theo phương thẳng đứng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV nêu câu hỏi: Đọc mục II.1 trang 29 SGK, hãy trình bày đặc điểm, kết quả, nguyên nhân của vận động theo phương thẳng đứng Đại diện HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. (Lớp vỏ Trái Đất có sự chuyển dịch dễ dàng chủ yếu nhờ có sự chuyển động của các dòng vật chất quánh dẻo ở lớp Manti. Nơi các dòng đối lưu đi lên, vỏ Trái Đất sẽ được nâng lên. Những nơi các dòng đối lưu đi xuống, vỏ Trái Đất sẽ bị hạ thấp). II. Tác động của nội lực 1. Vận động theo phương thẳng đứng: - Diễn ra chậm chạp và trên một diện tích lớn - Kết quả: Làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên hay hạ xuống ở một vài khu vực sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái. - Nguyên nhân: Do sự chuyển dịch vật chất theo trọng lực. Tìm hiểu vận động theo phương nằm ngang Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: GVchia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm Nhiệm vụ của nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu về Hiện tượng uốn nếp. Nhiệm vụ của nhóm 4, 5, 6: Tìm hiểu về Hiện tượng đứt gãy. Bước 2: Các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện HS phát biểu. GV chuẩn kiến thức (GV nên kết hợp vẽ hình và trình bày về địa luỹ và địa hào). 2. Vận động theo phương nằm ngang: - Hiện tượng uốn nếp. - Hiện tượng đứt gãy. Phiếu học tập Nhiệm vụ: Dựa vào hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5 kết hợp nội dung SGK, kiến thức đã học hãy điền vào bảng sau nguyên nhân và kết quả của hiện tượng uốn nếp, đứt gãy: Vận động theo phương nằm ngang Nguyên nhân Kết quả Uốn nếp Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực đá có độ dẻo cao. + Nếu nén ép yếu: Đá bị sô ép, uốn cong thành nếp uốn. + Nếu nén ép mạnh: Tạo thành các miền núi uốn nếp. Đứt gãy Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực đá cứng. + Khi cường độ nén ép yếu: Đá bị chuyển dịch tạo thành các đứt gãy. + Khi cường độ nén ép mạnh sẽ tạo thành địa hào, địa luỹ. iV. đánh giá - Nhóm chẵn: Dựa vào Atlat thế giới (bản đồ Tự nhiên châu á, châu Âu, châu Mỹ) xác định các dãy núi uốn nếp. - Nhóm lẻ: Dựa vào Atlat thế giới (bản đồ tự nhiên châu Âu, châu Phi), bản đồ tự nhiên Việt Nam xác định các địa hào, địa luỹ. Đại diện HS chỉ trên bản đồ để trả lời. V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. Tiết: 9 Ngày 15/9/2011 Bài 9: tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS phải: 1. Kiến thức - Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra các tác nhân ngoại lực. - Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa hóa sinh học. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích quan sát và nhận xét tác động của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng hình. 3. Thái độ, hành vi Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng và bảo vệ môi trường. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ tự nhiên thế giới - Tranh ảnh, hình vẽ thể hiện tác động của các quá trình ngoại lực. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các tác động của nội lực? 3. Nội dung bài giảng Tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân sinh ra Ngoại lực. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân - Bước 1: HS đọc mục I trang 32 SGK kết hợp quan sát hình 9.1 cho biết: + Ngoại lực là gì? + Nguyên nhân sinh ra ngoại lực? - Bước 2: HS phát biểu. GV chuẩn kiến thức I. Ngoại lực a. Khái niệm: Là những lực được sinh ra do nguồn năng lượng ở bên ngoài của lớp vỏ Trái Đất. b. Nguyên nhân: Chủ yếu là do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời. Tìm hiểu tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - Bước 1: GVchia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm - Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. - Bước 3: Đại diện 3 nhóm, mỗi nhóm trình bày về một loại hình phong hoá, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức Các câu hỏi thêm cho các nhóm: - Tại sao ở miền địa cực và hoang mạc phong hoá lí học lại thể hiện rõ nhất? (ở miền hoang mạc có sự thay đổi đột ngột nhiệt độ giữa ngày và đêm làm cho đá bị dãn nở, co rút liên tục sinh ra sự phá huỷ, nứt vỡ. ở miền địa cực biên độ nhiệt năm rất cao nên quá trình phá huỷ đá cũng diễn ra rất mạnh mẽ, ngoài ra quá trình băng tan cũng làm cho đá bị nứt vỡ cơ giới mạnh). - Tại sao ở miền khí hậu nóng ẩm, phong hoá hoá học lại diễn ra mạnh hơn ở các miền khí hậu lạnh khô? (Nước và những chất hoà tan trong nước là tác nhân quan trọng gây ra phong hoá hoá học. Vùng khí hậu nóng ẩm có lượng mưa nhiều, nhiệt độ cao làm cho các phản ứng hoá học của các khoáng vật xảy ra mạnh hơn các vùng có khí hậu khô). II. Tác động của ngoại lực: Thông qua các quá trình ngoại lực bao gồm: + Phong hóa + Bóc mòn + Vận chuyển + Bồi tụ 1. Quá trình phong hóa: Phiếu học tập Nhiệm vụ: Đọc mục II trang 32 SGK, kết hợp quan sát hình 9.1, 9.2, 9.3 hãy điền vào bảng sau đặc điểm của các hình thức phong hoá Phong hoá lí học Phong hoá hoá học Phong hoá sinh học Khái niệm Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng. Là quá trình phá hủy chủ yếu làm biến đổi các thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật. Là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật, làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới, vừa bị phá hủy về mặt hóa học. Biểu hiện Đá bị phá huỷ thành các khối vụn, không thay đổi thành phần hoá học. Quá trình phá huỷ đá và khoáng vật kèm theo sự biến đổi thành phần hoá học. Đá bị phá huỷ hoặc thay đổi thành phần hoá học. Nguyên nhân Do sự thay đổi nhiệt độ, hiện tượng đóng băng của nước, do muối khoáng kết tinh, tác động của sinh vật, của con người...... Do tác động của nước các chất khí, các hợp chất hoà tan trong nước, khí CO2, O2, axít hữu cơ của sinh vật... Do tác động của sinh vật như sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật. Kết quả Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn. Đá và khoáng vật bị phá hủy, biến đổi các thành phần, tính chất hóa học. Đá và khoáng vật bị phá hủy cả về mặt cơ giới cũng như hóa học. IV. đánh giá So sánh sự khác nhau giữa phong hóa hóa học, phong hóa lí học và phong hóa sinh học? V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. Vi. rút kinh nghiệm Thiếu phương tiện dạy học, cần liên hệ với thực tế đời sống.

File đính kèm:

  • doct8_9.doc