Tiết 48 Bài 40. ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
I. Mục tiêu bài học (Sau bài học HS phải)
1. Kiến thức
- Trình bày được vai trò của ngành thương mại
- Hiểu được một số khái niệm, đặc điểm của thị trường thế giới và một số tổ chức thương mại thế giới
2. Kĩ năng
- Kĩ năng phân tích sơ đồ, bảng số liệu thống kê.
II. Thiết bị dạy học
- Các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê trong SGK phóng to.
- Các bài báo về hoạt động thương mại.
- Các phiếu học tập.
III. hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu vai trò và đặc điểm của ngành thông tin liên lạc?
3. Nội dung bài giảng
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 40. Địa lí ngành thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: …………..
Tiết 48 Bài 40. ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
I. Mục tiêu bài học (Sau bài học HS phải)
1. Kiến thức
- Trình bày được vai trò của ngành thương mại
- Hiểu được một số khái niệm, đặc điểm của thị trường thế giới và một số tổ chức thương mại thế giới
2. Kĩ năng
- Kĩ năng phân tích sơ đồ, bảng số liệu thống kê.
II. Thiết bị dạy học
- Các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê trong SGK phóng to.
- Các bài báo về hoạt động thương mại.
- Các phiếu học tập.
III. hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu vai trò và đặc điểm của ngành thông tin liên lạc?
3. Nội dung bài giảng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp
- Bước 1: GV giới thiệu sơ đồ hoạt động của thị trường, khái niệm hàng hoá, khái niệm tiền tệ.
- Bước 2: HS căn cứ vào sơ đồ trình bày khái niệm thị trường.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Cặp/ nhóm
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS (xem phiếu học tập số 1 phần phụ lục).
- Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau.
- Bước 3: Đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức.
Câu hỏi: Tại sao hoạt động tiếp thị (Ma-ket-tinh) ngày càng được các doanh nghiệp coi trọng?
I. Khái niệm về thị trường
- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
- Để đo giá trị của hàng hoávà dịch vụ, cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền
- Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Quy luật cung và cầu làm cho giá cả trên thị trường thường xuyên bị biến động.
Hoạt động 3: Cả lớp
Câu hỏi: Dựa vào nội dung SGK, hãy phân tích vai trò của ngành thương mại.
- GV lấy ví dụ chứng tỏ thương mại điều tiết sản xuất: Khi sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường thì quy mô sản xuất sẽ được mở rộng, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao. Phân tích thông tin trên thị trường giúp cho các nhà sản xuất thay đổi mẫu mã, ngành hàng.
- Thương mại hướng dẫn tiêu dùng thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mại...
Hoạt động 4: Cặp/ nhóm
- Bước 1: GV chia lớp thành nhiều nhóm, các nhóm lẻ làm phiếu học tập số 2, các nhóm chẵn làm phiếu học tập số 3.
GV gợi ý thế nào là phân công lao động theo lãnh thổ.
- Bước 2: Trao đổi, bổ sung cho nhau.
- Bước 3: Đại diện HS lên trình bày, GV chuẩn kiến thức.
II. Ngành thương mại
1. Vai trò
- Góp phần điều tiết sản xuất.
- Thúc đẩy sản xuất phát triển thông qua việc cung ứng nguyên liệu, vật tư máy móc và tiêu thụ sản phẩm.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới cho người tiêu dùng.
* Ngành thương mại được chia làm hai ngành lớn:
- Ngành nội thương là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước, tạo ra thị trường thống nhất trong nước, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
- Ngành ngoại thương gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Thúc đẩy phân công lao động quốc tế, đẩy mạnh quan hệ kinh tế quốc tế.
Hoạt động 5: Cả lớp
Dựa vào nội dung sgk hãy:
- Nêu khái niệm cán cân xuất nhập khẩu?
- Thế nào là xuất siêu, thế nào là nhập siêu?
2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu
a. Cán cân xuất nhập khẩu
- Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.
- Xuất siêu: Khi giá trị xuất khẩu > giá trị nhập khẩu.
- Nhập siêu: Khi giá trị nhập khẩu > giá trị xuất khẩu.
b. Cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu
Nhóm nước
Sản phẩm xuất - nhập khẩu
Cán cân
X - N
SPXK
SPNK
Nhóm nước phát triển
Máy công cụ, thiết bị toàn bộ
Khoáng sản, nguyên, nhiên liệu
Chủ yếu
xuất siêu
Nhóm nước đang phát triển
Cây công nghiệp, khoáng sản, lâm sản
Máy công cụ, lương thực, thực phẩm
Chủ yếu nhập siêu
Hoạt động 6: Cặp/ nhóm
- HS đọc SGK mục 2 trang 155 SGK, hãy nêu sự khác nhau về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Hoạt động 7: Cá nhân/ cặp
Câu hỏi: Đọc mục III trang 155 SGK, kết hợp hiểu biết, hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ thị trường thế giới luôn biến động.
GV gợi ý (thị trường thế giới luôn biến động thể hiện ở sự thay đổi về giá trị xuất khẩu, loại hình dịch vụ, loại hàng xuất khẩu, giá cả thị trường).
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 8: Cặp / nhóm
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS (Xem phiếu học tập số 4 phần phụ lục)
- Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau .
- Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục).
III. Đặc điểm của thị trường thế giới
- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu.
- Thị trường thế giới luôn luôn biến động.
- Khối lượng buôn bán trên toàn thế giới tăng liên tục.
- Các nước tư bản phát triển kiểm soát thị trường thế giới:
+ Chiếm tỉ trọng lớn nhất thế giới về giá trị xuất khẩu nhưng chủ yếu là trao đổi thương mại giữa các nước phát triển với nhau.
+ Ngoại tệ mạnh là đồng tiền của các nước tư bản phát triển, như: đồng đô la (Hoa Kì), đồng ơrô, đồng bảng Anh, đồng Yên.
Hoạt động 9: Cá nhân
Câu hỏi: Đọc mục IV trang 157 SGK cho biết đặc điểm và chức năng của WTO. Cho ví dụ minh hoạ về chức năng của WTO.
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức.
IV. Các tổ chức thương mại thế giới
1. Tổ chức thương mại thế giới
- WTO là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới với 149 thành viên (2005).
- Chức năng cơ bản của WTO:
+ Quản lí và thực hiện các hiệp định đa phương và nhiều bên tạo nên tổ chức này
+ Làm diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương
+ Giải quyết tranh chấp thương mại
Hoạt động 10: Cặp/ nhóm
Dựa vào sự hiểu biết của mình, hãy kể tên một số tổ chức kinh tế lớn trên thế giới?
2. Một số khối kinh tế lớn trên thế giới
- APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương.
- EU: Liên minh châu Âu
- ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam á
- NAFTA: Hiệp định thương mại tự do bắc Mĩ.
- MERCOSUR: Thị trường chung Nam Mĩ.
Phiếu học tập
Nhiệm vụ: Đọc mục I SGK trang 154 kết hợp vốn hiểu biết, hãy điền vào bảng sau mối quan hệ giữa cung và cầu.
Quan hệ cung - cầu
Giá cả
Hàng hoá trên thị trường
Được lợi
Bị thiệt
Cung > Cầu
Cung < Cầu
Cung = Cầu
Thông tin phản hồi
Quan hệ cung - cầu
Giá cả
Hàng hoá trên thị trường
Được lợi
Bị thiệt
Cung > Cầu
Rẻ
Thừa
Người tiêu dùng
Nhà sản xuất
Cung < Cầu
Đắt
Thiếu
Nhà sản xuất
Người tiêu dùng
Cung = Cầu
Phải chăng
Đủ
Nhà sản xuất người tiêu dùng
Phiếu học tập số 2
Nhiệm vụ: Đọc mục II trang 156, SGK, kết hợp hiểu biết, hãy:
- Nêu vai trò của ngành nội thương...............................................................
- Cho ví dụ chứng tỏ ngành nội thương phát triển sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ ở nước ta.........................................................................
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2
- Vai trò của ngành nội thương: Tạo ra thị trường thống nhất trong nước, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
- Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng là vùng cung cấp các sản phẩm lúa, gạo, ngô, khoai, rau vụ đông........... là vùng tiêu thụ các sản phẩm cà phê của Tây Nguyên, cao su của Đông Nam bộ, thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long..............
Phiếu học tập số 3
Nhiệm vụ: Đọc mục II trang 156, SGK, kết hợp hiểu biết, hãy:
- Nêu vai trò của ngành ngoại thương.......................................................
- Tại sao đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu là động lực thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển?......................................................................................
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 3
- Vai trò của ngoại thương: Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, làm tăng cường quan hệ kinh tế thế giới, thúc đẩy phân công lao động quốc tế.
- Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, là động lực thúc đẩy nền kinh tế trong nước.
+ Hoạt động xuất nhập khẩu tạo đầu ra cho sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất, tích luỹ vốn (máy móc, thiết bị sản xuất, nguyên, nhiên liệu,...).
+ Hoạt động nhập khẩu (máy móc, thiết bị sản xuất, nguyên, nhiên liệu), tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Nhập khẩu hàng hoá, thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm với hàng nhập khẩu.
+ Hoạt động xuất nhập khẩu tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Phiếu học tập số 4
Nhiệm vụ: Đọc mục III, trang 155 SGK kết hợp quan sát bảng 40.1 và hình 40, hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ vai trò quan trọng của các nước tư bản phát triển (Liên minh châu Âu), Hoa Kì, Nhật Bản) trong thị trường thế giới.
- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu...........................................................................
- Tỉ trọng giá trị nhập khẩu............................................................................
- Tỉ trọng buôn bán hàng hoá so với thế giới.................................................
- Tỉ trọng buôn bán hàng hoá trong nội bộ vùng..........................................
VI. Đánh giá
1. Nêu đặc điểm của thị trường thế giới.
2. Tại sao Việt Nam phải phấn đấu để trở thành thành viên của WTO.
3. Gạch nối tên các nước với các khối kinh tế khu vực sao cho phù hợp:
Tên khối kinh tế
1. EU
a) Hoa Kì
b) Việt Nam
c) Đức
d) Brunây
2. ASEAN
e) Canada
f) Mêhicô
g) Anh
h) Italya
i) Thái Lan
3. NAFTA
k) Hungari
l)Singapo
Trên thị trưòng, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả sẽ:
Đắt.
Rẻ.
Phải chăng.
2. Dùng gạch nối sao cho phù hợp.
a.
Nội thương
Tạo ra thị trường thống nhất trong nước.
Thúc đẩy phân công lao động quốc tế.
Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
Ngoại thương
Đẩy mạnh quan hệ kinh tế quốc tế.
b.
Nhập siêu
Giá trị xuất khẩu > giá trị nhập khẩu.
Xuất siêu
Giá trị nhập khẩu > giá trị xuất khẩu.
V. hoạt động nối tiếp
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Vi. rút kinh nghiệm
Thiếu phương tiện dạy học, cần liên hệ với thực tế đời sống.
File đính kèm:
- t48.doc