I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS phải:
1. Kiến thức
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: Phương pháp kí hiệu , phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ - biểu đồ thông qua đối tượng, hình thức thể hiện và khả năng thể hiện.
2. Kĩ năng
- Nhận biết một số phương pháp phổ biến để thể hiện các đối tượng địa lí trên BĐ và átlát: xác định được các đối tượng địa lí tên bản đồ tự nhiên và kinh tế.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
- đàm thoại gợi mở
- Sử dụng đồ dùng trực quan: BĐ, sơ đồ.
- Giảng giải, thảo luận nhóm
2. Phương tiện
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ Khí hậu Việt Nam.
- Bản đồ Khoáng sản Việt Nam.
- Bản đồ phân bố dân cư châu á.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6870 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 2 Ngày:20/8/2011
Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện
các đối tượng địa lí trên bản đồ
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS phải:
1. Kiến thức
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: Phương pháp kí hiệu , phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ - biểu đồ thông qua đối tượng, hình thức thể hiện và khả năng thể hiện.
2. Kĩ năng
- Nhận biết một số phương pháp phổ biến để thể hiện các đối tượng địa lí trên BĐ và átlát: xác định được các đối tượng địa lí tên bản đồ tự nhiên và kinh tế.
II. phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- đàm thoại gợi mở
- Sử dụng đồ dùng trực quan: BĐ, sơ đồ...
- Giảng giải, thảo luận nhóm
2. Phương tiện
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ Khí hậu Việt Nam.
- Bản đồ Khoáng sản Việt Nam.
- Bản đồ phân bố dân cư châu á.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ Nêu đặc điểm của phép chiếu phương vị?
3. Nội dung bài giảng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Quan sát bản đồ Khí hậu Việt Nam cho biết người ta dùng những phương pháp nào để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
- HS trả lời, GV ghi ở góc bảng và nói: các kí hiệu đó được gọi là ngôn ngữ của bản đồ, từng kí hiệu được thể hiện trên bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và tỉ lệ mà bản đồ cho phép.
Hoạt động 2: Nhóm :
Bước 1:
GVchia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
+Nhóm 1: Phương pháp kí hiệu
+Nhóm 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
+Nhóm 3: Phương pháp chấm điểm
+Nhóm 4: Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Ví dụ
Kí hiệu
+Kí hiệu hình học.
+Kí hiệu chữ.
+Kí hiệu tượng hình.
Kí hiệu đường chuyển động
Chấm điểm
Bản đồ, biểu đồ
Bước 2:
GV hướng dẫn HS đọc SGK, kết hợp quan sát các hình 2.2, hình 2.3, hình 2.4, hình 2.5 và hình 2.6, hãy điền vào bảng sau đặc điểm của các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau hoàn thành những nội dung theo yêu cầu.
Bước3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Chú ý: Sử dụng các câu hỏi in nghiêng trong bài để hỏi thêm các nhóm khi đại diện các nhóm trình bày kết quả phiếu học tập.
Lưu ý: Khi sử dụng các bản đồ có các biểu đồ trong các bản đồ bổ sung hay bản đồ phụ HS thường hay nhầm lẫn với phương pháp bản đồ - biểu đồ. GV cần nhấn mạnh trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, các biểu đồ phải được đặt trong những lãnh thổ có ranh giới xác định.
1. Phương pháp kí hiệu
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
3. Phương pháp chấm điểm
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
(Nội dung ở bảng thông tin phản hồi)
THôNG TIN PHảN HồI
Phương pháp
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Ví dụ
Kí hiệu
+Kí hiệu hình học.
+Kí hiệu chữ.
+Kí hiệu tượng hình.
Là các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể.
Vị trí, số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng địa lí.
Điểm dân cư, hải cảng, mỏ khoáng sản,...
Kí hiệu đường chuyển động
Là sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng Địa lí.
Hướng, tốc độ, số lượng, khối lượng của các đối tượng di chuyển.
Hướng gió, dòng biển, luồng di dân,...
Chấm điểm
Là các đối tượng, hiện tượng địa lí phân bố phân tán, lẻ tẻ.
Sự phân bố, số lượng của đối tượng, hiện tượng địa lí.
Số dân, đàn gia súc,...
Bản đồ, biểu đồ
Là giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.
Thể hiện được số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng.
Cơ cấu cây trồng, thu nhập GDP của các tỉnh, thành phố,...
IV. đánh giá
- Một số HS lên chỉ trên bản đồ các đối tượng địa lí và nêu tên các phương pháp biểu hiện chúng.
- Giới thiệu một số phương pháp khác.
V. hoạt động nối tiếp
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
File đính kèm:
- t2.doc