Tiết 13 Bài 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH
I. mục tiêu bài học: HS phải:
1. Kiến thức:
Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp.
Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên TráI Đất, gió mùa và một số loại gió địa phương
Phân biệt được độ ẩm tương đối và độ ẩm tuyệt đối
2. kĩ năng:
Sử dụng bản đồ khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, áp thấp; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 va tháng 7.
Tính được độ ẩm tương đối
II. thiết bị dạy học: Bản đồ khí áp và gió thế giới
III. hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5731 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày……………..
Tiết 13 Bài 12: sự phân bố khí áp. một số loại gió chính
I. mục tiêu bài học: HS phải:
1. Kiến thức:
Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp.
Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên TráI Đất, gió mùa và một số loại gió địa phương
Phân biệt được độ ẩm tương đối và độ ẩm tuyệt đối
kĩ năng:
Sử dụng bản đồ khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, áp thấp; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 va tháng 7.
Tính được độ ẩm tương đối
II. thiết bị dạy học: Bản đồ khí áp và gió thế giới
III. hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV:Đặt câu hỏi:
- Khí áp là gì, nguyên nhân nào làm thay đổi khí áp
HS: Tìm hiểu trong SGK và trả lời
GV: Sử dụng hình 12.1
- Yêu cầu HS nhận xét sự phân bố các đai khí áp trên thế giới. Giải thích.
Hỏi: Tại sao khí áp từ xích đạo đến 2 cực có sự chia cắt thành các khu riêng biệt ?
GV :
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của khí áp, giải thích?
Gọi HS trảlời.
GV nhận xét, bổ sung.
HĐ nhóm: GV
1. Chia lớp làm 6 nhóm. Phân công nội dung
* Nhóm 1,2 tìm hiểu về gió Tây và gió Mậu dịch.
- Đọc mục II.1, II.2, quan sát hình 11.1, trình bày và chỉ được trên bản đồ về đặc điểm của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch :
+ Thời gian hoạt động?
+ Phạm vi hoạt động?
+ Hướng gió thổi?
+ Tính chất của gió?
* Nhóm 3,4 tìm hiểu về gió mùa
- Độc mục II.3, quan sát hình vẽ 12.2, 12.3, trình bày và chỉ bản đồ về gió mùa:
+ Gió mùa là gì? Hướng gió?
+ Kể tên một số khu vực có chế độ gió mùa.
+ Nguyên nhân sinh ra gió mùa?
+ Lien hệ đến gió mùa ở nước ta.
* Nhóm 5,6 tìm hiểu về gió địa phương.
+ Quan sát hình 12.4: trình bày sự hình thành và hoạt động của gió đất và gió biển.
+ Quan sát hình 12.5: trình bày và
giải thích hoạt động của gió fơn.
à Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung, thắc mắc.
à GV nhận xét, kết luận, đánh giá.
I. Sự phân bố khí áp
- Sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.
- Sự thay đổi của khí áp tuỳ thuộc vào tình trạng của không khí (độ cao, nhiệt độ, độ ẩm).
1.Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.
- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ qua đai áp thấp xích đạo:
+ ở khoảng 2 vĩ tuyến 30 0B và N: 2 đai áp cao cận chí tuyến.
+ ở khoảng 2 vĩ tuyến 60 0B và N: 2 đai áp thấp.
+ ở 2 cực B và N: 2 đai áp cao.
- Các đai khí áp không phân bố liên tục mà chia cắt thành những khu khí áp riêng biệt do: sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp
a. Khí áp thay đổi theo độ cao:
+ Càng lên cao, không khí loãng à nhẹ à khí áp giảm.
b. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ
+ Nhiệt độ cao, không khí nở ra à nhẹ à khí áp giảm.
+ Nhiệt độ thấp, không khí co lại à nặng à khí áp tăng.
c. Khí áp thay đổi theo độ ẩm
+ Không khí ẩm à khí áp giảm.
II. Một số loại chính
1.Gió Tây ôn đới
- Thổi gần như quanh năm, từ các khu cao áp cận chí tuyến về áp thấp ôn đới vĩ độ 60 0.
- Thổi chủ yếu theo hướng tây.
- Gió mang tính chất ẩm, mưa nhiều
2.Gió Mậu dịch
- Thổi quanh năm, từ 2 cao áp cận chí tuyến về khu vực áp thấp xích đạo.
- Hướng thổi:
+ BCB: Đông bắc
+ BCN: Đông Nam
- Tính chất: khô, ít mưa.
3. Gió mùa
- Thổi theo mùa, hướng gió ở 2 mùa có chiều ngược nhau.
- Thường có ở đới nóng (Nam á, Đông Nam á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia...) và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình (phía đông Trung Quốc, Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa kì...).
- Nguyên nhân hình thành chủ yếu: do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa làm thay đổi các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương.
4. Gió địa phương
a. Gió đất và gió biển
- Hình thành ở vùng ven biển
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm:
+ Ban ngày: gió từ biển thổi vào đấtliền.
+ Ban đêm: gió từ đất liền thổi ra biển.
- Nguyên nhân: Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất và nước ở vùng ven biển.
b. Gió fơn
- Là gió khô và rất nóng khi xuống núi.
- Nguyên nhân: khi gió vượt núi, nhiệt độ hạ thấp, hơi nước ngưng tụ đã gây mưa ở sườn đón gió à khi xuống núi nhiệt độ tăng
4. Củng cố bài
5. Hướng dẫn tự học ở nhà và làm các bài tập trong SGK
File đính kèm:
- t13 m.doc