Giáo án dạy Tuần 9 - Khối 5

Toán - Tiết 41

 Luyện tập ( Tr 45)

I. Mục tiêu:

- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- HS làm được các bài tập: 1, 2, 3, 4(a,c)

II. Đồ dùng dạy học

 Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học .

 

doc30 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Tuần 9 - Khối 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng của mình? BT 2 :-HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. -GV hỏi: +Thuyết trình về vấn đề gì? -GV nêu câu hỏi gợi ý: +Nếu chỉ có trăng hoặc đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra. +Vì sao nói cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống? +Trăng và đèn đều có những ưu điểm và hạn chế nào? -Yêu cầu HS tự làm bài. -Mời HS đọc trước lớp. GD KNS: Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin). -GV nhận xét, tuyên dương. -Nhắc những điều cần lưu ý khi thuyết trình, tranh luận. 4.Củng cố, dặn dò Gv nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau. 2 Hs trả bài -Học sinh lần lượt đọc nối tiếp yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm. -Cái gì cần nhất đối với cây xanh. -Ai cũng tự cho mình là cần nhất đối với cây xanh. +Đất nói: có chất màu nuôi cây +Nước nói: vận chuyển chất màu để nuối cây. +Không khí nói: cây cần khí trời để sống. +Ánh sáng nói: làm cho cây cối có màu xanh. -Mời các nhóm thảo luận, trình bày. -Cây xanh cần đất, nước, không khí , ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Không yếu tố nào không cần thiết đối với cây xanh hay ít cần thiết cả. -Lắng nghe GV kết luận. -HS thảo luận: Sự cần thiết của trăng và đèn trong bài ca dao. -HS làm bài vào vở bài tập. -HS tù lµm bµi -Nhiều HS đọc. -Lắng nghe và thực hiện. Khoa học- Tiết 18 PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI I.Mục tiêu -Nêu một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại. - Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hạị . *GDKNS: -Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại; Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại; Kĩ năng nhờ sự giúp đỡ nếu bị xâm hại. -Giáo dục Hs có ý thức phòng, tránh bị xâm hại. II. Đồ dùng dạy học Hình ảnh trong sgk. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ “ Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS “ . -Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV / AIDS? -Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS? - Nhận xét 3.Dạy bài mới “ Phòng tránh bị xâm hại” Thực hành : a) Hoạt động1 : - Quan sát và thảo luận -Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điều cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại . -Cách tiến hành: Bước 1:GVgiao nhiệm vụ cho các nhóm Bước 2: Các nhóm làm việc theo hướng dẫn trên. - GV có thể gợi ý các em đưa thêm các tình hưống khác với những tình huống đã vẽ trong SGK. Bước 3: Làm việc cả lớp . - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả -Kết luận: + Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại: Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ, đi nhờ xe người khác . + Một số điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại ( Xem mục bạn cần biết tr.39 SGK ) b) Hoạt động2: Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại” -Mục tiêu: Giúp HS : +Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại + Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân . * Giáo dục kĩ năng sống: Phương pháp đóng vai. - Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại. -Cách tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm . Giao cho mỗi nhóm một tình huống để các em tập cách ứng xử . Bước 2: Làm việc cả lớp . GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì ? - Kết luận: Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử phù hợp. c) Hoạt động 3 : Vẽ bàn tay tin cậy -Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy , chia sẻ , tâm sự , nhớ giúp để bản thân khi bị xâm hại . -Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS cả lớp làm việc cá nhân Bước 2: Làm việc theo cặp . Bước 3: Làm việc cả lớp . GV gọi một vài HS nói về ( bàn tay tin cậy ) của mình -Kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều người đáng tin cậy , luôn sẵn sàng giúp đỡ trong lúc khó khăn . Chúng ta có thể chia sẻ , tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp chuyện lo lắng , sợ hãi , bối rối , khó chịu , 4. Củng cố- dặn dò: Gọi HS đọc mục Bạn cần biết tr.39 SGK . - Nhận xét tiết học . - Bài sau “ Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ “ -2HS trả lời. - HS nghe. - HS theo dõi . -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình1,2,3SGKvà trao đổi về nội dung của từng hình - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi tr.38 SGK - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe. -HS đọc mục bạn cần biết - Nhóm1 : Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình ? - Nhóm 2 : Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà - Nhóm3 : Phải làm gì khi có người trêu ghẹo mình ? - Từng nhóm trình bày cách ứng xử những trường hợp nêu trên -Các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến . - Cả lớp thảo luận - HS lắng nghe . - Mỗi em vẽ bàn tay của mình với các ngón xoè ra trên tờ giấy A4 - Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy . - HS trao đổi hình vẽ ( bàn tay tin cậy) của mình với bạn bên cạnh . - Một vài HS nói về (bàn tay tin cậy) của mình - HS lắng nghe . - 2 HS đọc . - HS lắng nghe . TOÁN- PHỤ ĐẠO HS YẾU LUYỆN TẬP CHUNG. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Nắm vững cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân - Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Ôn cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân - HS nêu bảng đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn - Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề - GV nhận xét Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm,chữa từng bài - GV chấm một số bài Bài 1: Viết số đo khối lượng sau dưới dạng kg : a) 7kg 18g =kg; 126g =kg; 5 yến = kg; 14hg = kg; b) 53kg 2dag = kg; 297hg = kg; 43g = .kg; 5hg = kg. Bài 2: Điền dấu >, < hoặc = vào . a) 4dag 26g . 426 g b) 1tạ 2 kg . 1,2 tạ Bài 3 : Viết đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm - HS nêu - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập - HS lên lần lượt chữa từng bài Đáp án : a) 7,018kg ; 0,126kg ; 50kg ; 1,4kg b) 53,02kg ; 29,7kg 0,043kg ; 0,5kg Lời giải : a) 4dag 26g < 426 g (66g) b) 1tạ 2 kg = 1,02 tạ (1,02tạ) Tên con vật Đơn vị đo là tấn Đơn vị đo là tạ Đơn vị đo là kg Khủng long 60 tấn Cá voi . 1500 tạ Voi 5400kg Hà mã Gấu 8 tạ 3: Củng cố- dặn dò: Hướng dẫn về nhà Nhận xét giờ học ------------------------------------------------------------------------------------------------ TOÁN- PHỤ ĐẠO HS YẾU LUYỆN TẬP CHUNG. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Nắm vững cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân - Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Ôn cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân - HS trả lời - GV nhận xét Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập, chữa từng bài - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1: : Điền số vào chỗ chấm : a) 2ha 4 m2 = ha; 49,83dm2 = m2 b) 8m27dm2 = m2; 249,7 cm2 = m2 Bài 2 : Điền dấu > ; < = a) 16m2 213 cm2 16400cm2; b) 84170cm2 . 84,017m2 c) 9,587 m2 9 m2.60dm2 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. HS nêu bảng đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn - Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề - HS đọc kỹ đề bài - HS lên lần lượt chữa từng bài - HS làm các bài tập. Bài giải : a) 2ha 4 m2 = 2,0004ha; 49,83dm2 = 0,4983 m2 b) 8m27dm2 = 8,07 m2; 249,7 cm2 = 0,02497m2 Bài giải : a) 16m2 213 cm2 > 16400cm2; (160213cm2) b) 84170cm2 < 84,017m2 (840170cm2) c) 9,587 m2 < 9 m2.60dm2 (958,7dm2) (960dm2) TỔNG KẾT TUẦN 9 I. Mục tiêu: - Rút kinh nghiệm công tác trong tuần. Triển khai kế hoạch công tác tuần tới. - Biết phê bình và tự phê bình. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động, từ đó tự rèn luyện và phấn đấu thêm . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể. III. LÊN LỚP: 1. Khởi động : ( Hát.) 2. Kiểm điểm công tác tuần - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ trưởng. - Lớp trưởng điều động . * Các tổ trưởng báo cáo v/v theo dõi tình hình của tổ mình: học tập, đạo đức, vệ sinh,... trong suốt tuần, báo cáo trước lớp kèm tuyên dương, nhắc nhở. Nội dung Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Điểm Điểm Điểm 1. Chuyên cần 2. Học tập 3. Đồng phục 4. Vệ sinh 5. Đạo đức, tác phong ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Tổng điểm Hạng * Lớp trưởng nhận định chung: Tuyên dương, nhắc nhở - Rèn luyện trật tự kỹ luật: - Nề nếp lớp: - Thực hiện việc truy bài đầu giờ: - Đi học đầy đủ, đúng giờ: - Thực hiện nội qui HS và 5 điều Bác Hồ dạy. - Học bài và làm bài ở nhà. - Vệ sinh: - Đồng phục: Tuyên dương:.. Nhắc nhở: . Chủ điểm tới: * GV nhận xét : - Học bài và làm bài ở nhà: - Thực hiện việc truy bài đầu giờ: - Đi học đầy đủ, đúng giờ: . - Thực hiện nội qui hs và 5 điều Bác Hồ dạy: .. 3. Trọng tâm: - Thực hiên chủ điểm .. - Tăng cường các hoạt động học tập bồi dưỡng, phụ đạo.. 4. Triển khai công tác tuần : -Tiếp tục củng cố và thực hiện nội quy trường, lớp - Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1 - Thành lập đội đố vui để học của lớp - Lên kế hoạch sổ Chi đội. - Vận động HS đóng góp các khoản thu 5. Sinh hoạt tập thể : - Hát. - Chơi trò chơi: HS tự quản trò. * Hoạt động nối tiếp: - Chuẩn bị: Tuần 10 - Nhận xét tiết. Tổ trưởng duyệt ( .)

File đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 9- THAO- 13-14.doc