MỸ THUẬT
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
I.MỤC TIÊU:
-HS biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương.
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
-HS yêu thích quê hương.
II.CHUẨN BỊ:
*Giáo viên:
-SGK
-Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh.
*Học sinh:
-Vở Mỹ thuật.
-Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
43 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy - Tuần 7 Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i kể trước lớp.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe về nhà thực hiện.
KHOA HỌC
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH
LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
I MỤC TIÊU
Giúp HS: -Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và tác hại của các bệnh này.
-Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
-Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh.
II.CHUẨN BỊ
-Các hình minh hoạ ở SGK (phóng to nếu có điều kiện).
-5 tờ phiếu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi nội dung bài trước :
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
-GV giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về các nguyên nhân và cách phòng bệnh đường tiêu hóa.
-GV ghi tựa.
* Hoạt động 1: Tác hại của bệnh lây qua đường tiêu hóa.
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi với các câu hỏi:
+ Cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả lị,và tác hại của các bệnh đó.
-GV giúp đở những em yếu.
+ Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh : tiêu chảy, tả, lị.
-Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến.
-GV nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt.
*Kết luận: +Tiêu chảy là khi chúng ta đi ngoài từ ba lần trở lên trong 1 ngày. Cơ thể bị mất nhiều nước và muối, nếu không điều trị kịp thời dẫn đến tử vong. Nhất là các em nhỏ và người già khi sức đề kháng của cơ thể yếu.
+Tả: là căn bệnh rất nguy hiểm gây chết người, người mắc bệnh bị ỉa chảy nặng, nôn mửa, mất nước và trụy tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, bệnh tả có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch.
+Lị : là căn bệnh có triệu chứng chính là đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, đi ngoài nhiều lần, phân ra lãn máu và chất nhầy.
-GV hỏi :
+Các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào ?
+Khi bị mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa cần phải làm gì ?
*GV kết luận.
* Hoạt động 2 : Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
-GV treo tranh và yêu cầu HS xem tranh thảo luận nhóm.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+Các bạn trong hình đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ?
+Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
+Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
+Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
-GV nhận xét sửa sai.
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
+Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ?
*GV kết luận.
* Hoạt động 3: Người họa sĩ tí hon.
-GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
-Cho HS vẽ tranh với nội dung tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa theo định hướng.
+HS có thể chọn nội dung :
-Giữ vệ sinh ăn uống.
-Giữ vệ sinh cá nhân.
-Giữ vệ sinh môi trường.
-GV nhận xét giúp đỡ nhóm yếu.
-Các nhóm lên trình bày sản phẩm.
-GV nhận xét sửa sai, bổ sung.
3.Củng cố- dặn dò :
-Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết.
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, và có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
-Nhận xét tiết học.
-3 HS trả lời.
+Tiêu chảy, tả, lị, thương hàn.
-HS lắng nghe.
-Nhiều HS nhắc lại.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Thảo luận nhóm đôi.
-HS lắng nghe.
+Làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng.
+Cần đi khám và chửa trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan cần báo ngay cho cơ quan y tế.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS thảo luận nhóm.
+Hình 1, 2 các bạn đang uống nước lã, ăn quà vặt ở vĩa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
+Hình 3 uống nước sạch đun sôi, hình 4 rửa chân tay sạch sẽ, hình 5 đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6 chôn lấp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
+Do ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường sung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn,
+Các bạn nhỏ trong hình không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
+Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
-Các nhóm lên trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau.
-HS nêu.
+Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Chúng thường đậu ở những chỗ bẩn rồi đậu vào thức ăn.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện
-HS trình bày.
-HS lắng nghe và thực hiện..
TOÁN
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I MỤC TIÊU
-Giúp HS : Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
-Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức.
II.CHUẨN BỊ
-Kẻ sẳn nội dung ở sgk.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết trước.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
-GV ghi tựa.
b.Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng.
-GV treo bảng số lên bảng
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c).
-GV cho HS thực hiện vào bảng con.
-Cho a = 5, 35, 28.
b = 4, 15, 49.
c = 6, 20, 51.
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b)+ c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6 ?
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b)+ c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15, c = 20 ?
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b)+ c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 28, b = 49, c = 51 ?
-Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c) ?
-Vậy ta có thể viết :
(a + b) + c = a + (b + c)
-GV vừa chỉ và nêu : (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.
+Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b+ c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức
(a + b) + c.
*Vậy khi thực hiện cộng tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
-GV cho HS nhắc lại.
c.Luyện tập, thực hành :
* Bài 1.
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu .
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV ghi lên bảng ; 4 367+199+501
-HS thực hiện.
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
-HS làm các phần còn lại.
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề.
-Bài toán cho ta biết gì ?
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền chúng ta làm như thế nào ?
-GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3.
-Yêu cầu HS đọc đề.
-HS lên bảng thực hiện.
-GV nhận xét sửa sai.
3.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Nhiều HS nhắc lại.
-HS thực hiện.
(5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15
5 + (4 + 6) = 5 + 10 = 15
(35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70
35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70
(28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128
28 + (49 + 51) = 28 + 100 = 128
+Đều bằng 15.
+Đều bằng 70.
+Đều bằng 128.
-Luôn luôn bằng nhau.
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại.
-1 HS đọc đề.
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
4 367 + 199 + 501
= 4 367 + (199 + 501)
= 4 367 + 700
= 5067
+Ngày đầu nhận được : 75 500 000 đồng.
+Ngày thứ 2 nhận được : 86 950 000 đồng
+Ngày thứ 3 nhận được : 14 500 000 đồng
+Tính số tiền cả ba ngày nhận được.
+Ta thực hiện phép tính cộng.
Số tiền cả ba ngay quỹ tiết kiệm nhận được là :
75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000
= 176 950 000 (đồng)
Đáp số : 176 950 000 đồng
-HS đọc đề.
a + 0 = 0 + a = a
5 + a = a + 5
(a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
-HS lắng nghe và thưc hiện.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 8
THỨ
MÔN HỌC
TÊN BÀI HỌC
HAI
Tập đọc
Mĩ thuật
Khoa học
Toán
Đạo đức
Nếu chúng mình có phép lạ
Tập nặn ; Nặn con vật quen thuộc
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ?
Luyện tập
Tiết kiệm tiền của (tiết 2)
BA
Thể dục
Kể chuyện
Luyện T & C
Toán
Kĩ thuật
Bài 15
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Cắt, khâu túi rút dây (tiết 1)
TƯ
Tập đọc
Tập làm văn
Lịch sử
Toán
Địa lí
Đôi giầy ba ta màu xanh
Luyện tập phát triển câu chuyện
Ôn tập
Luyện tập
Hoạt động sản xuất của n dân ở Tây Nguyên
NĂM
Thể dục
Chính tả
Luyện T & C
Toán
Kĩ thuật
Bài 16
Nghe – viết : Trung thu độc lập
Dấu ngoặc kép
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Cắt, khâu túi rút dây (tiết 2)
SÁU
Tập làm văn
Khoa học
Toán
Sinh hoạt lớp
Luyện tập phát triển câu chuyện
Ăn uống khi bị bệnh
Hai đường thẳng vuông góc
File đính kèm:
- Tuan 7(1).doc