TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP HKI (TIẾT 1)
I MỤC TIÊU
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (HTL), kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc-hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học HK I của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
II.CHUẨN BỊ
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
28 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy - Tuần 18 Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.
+ Không nên tả quá chi tiết, rườm rà.
-HS trình bày bài làm của mình.
-Cho HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chung về bài viết của HS và sửa sai cho từng bài.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Về nhà làm hoàn chỉnh bài văn tả cây bút của em.
-Lắng nghe.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
a.Mở bài:
- Giới thiệu cây bút
+ Được tặng nhân dịp năm học mới (do ông tặng nhân dịp sinh nhật)
b. Thân bài.
-Tả bao quát bên ngoài.
+Hình dáng thon, mảnh, tròn như chiếc đũa, vót ở trên
+Chất liệu : bằng sắt (nhựa, gỗ,) rất vừa tay.
+Màu nâu đen ( xanh, đỏ,..) không lẫn với bút của ai.
+Nắp bút cũng bằng sắt (nhựa, gỗ,) đậy rất kín.
+Hoa văn trang trí là hình chiếc lá tre (siêu nhân, con gấu,)
+Cái cài bằng thép trắng (nhựa xanh, nhựa đỏ,)
-Tả bên trong.
+Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
+Nét trơn đều, (thanh đậm)
c. Kết bài :
- Tình cảm của mình với chiếc bút.
-HS làm bài
- HS lắng nghe.
-HS nêu bài làm của mình.
a/Mở bài gián tiếp.
+Có một người bạn luôn bên em mỗi ngày
luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà em được bố tặng khi vào năm học mới.
+Sách, vở, bút,là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những bạn ấy, tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi.
b/Kết bài mở rộng.
+Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ bỏ quên hay quên đậy nắp. Em luôn cảm thấy có bố em ở bên mình, động viên em học tập.
-HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA HKI (Tiết 7)
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS: - Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
II. CHUẨN BỊ :
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.KTBC:
-GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới :
a) Giới thiệu bài
-Giờ học toán hôm nay các em sẽ tiếp tục củng cố lại cách thực hiện phép chia hết cho 2, 3, 5, 9 .
b) Hướng dẫn thực hiện Luyện tập, thực hành phép chia.
Bài 1
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
-GV nhận xét và sửa sai.
Bài 2
-Yêu cầu HS đọc đề.
-GV yêu cầu HS làm bài.
-Trong các số : 57234; 64620; 5270; 77285.
a/ Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
b/ Số nào chia hết cho cả 3 và 2?
c/ Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9?
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
-GV nhận xét và sửa sai.
Bài 3
-Gọi 1 HS đọc đề toán.
-GV cho HS thực hiện.
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
-GV nhận xét và sửa sai.
Bài 4
-Gọi 1 HS đọc đề toán.
-Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
-GV cho HS nêu cách tính giá trị của các biểu thức.
-GV cho HS thực hiện.
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
-GV nhận xét và sửa sai.
Bài 5
-Gọi 1 HS đọc đề toán.
+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?
+Vậy muốn tìm được số HS của lớp đó ta làm như thế nào ?
-GV cho HS thực hiện hoạt động nhóm.
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
-GV nhận xét và sửa sai.
4.Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu bài
-HS đọc đề.
-Tìm những số chia hết cho 2, 3, 5, 9.
-HS thực hiện nêu.
a/ Số chia hết cho 2 là : 4568; 2050; 35766.
b/ Số chia hết cho 3 là : 2229; 35766.
c/ Số chia hết cho 5 là : 7435; 2050.
d/ Số chia hết cho 9 là : 35766.
- HS đọc đề.
-HS viết vào bảng con.
a/ 64620; 5270.
b/ 57234; 64620.
c/ 64620.
-HS giải thích cách tìm.
- HS đọc đề toán
-HS thực hiện trên bảng.
a/ 528
b/ 603
c/ 240.
d/ 354.
- HS đọc đề toán
-Thực hiện tính giá trị của biểu thức và xem giá trị đó chia hếy cho những số nào trong các số 2; 5.
+Nếu trong một biểu thức có dấu ngoặc đơn, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc đơn trước
+Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn mà chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia. Thì ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước cộng trừ sau
-HS thực hiện.
a/ 2253 + 4315 – 173 = 6395
6395 chia hết cho 5.
b/ 6438 – 2325 x 2 = 1788
1788 chia hết cho 2.
c/ 480 – 120 : 4 = 450
450chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
d/ 63 + 24 x 3 = 135
135 chia hết cho 5.
-HS đọc đề toán.
+Lớp học có ít hơn 35 HS và nhiều hơn 20 HS. Nếu xếp thành 3 hoặc 5 hàng thì vừa đủ.
+Tìm số HS của lớp đó.
+Ta đi tìm một số mà bé hơn 35 và lớn hơn 20 vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 3.
-HS tìm được số HS của lớp đó là : 30
-HS lắng nghe.
KĨ THUẬT
THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG RAU, HOA (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU :
-HS biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống.
-Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống
-Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp, đúng qui trình.
II. CHUẨN BỊ :
-Mẫu; đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm.
-Vật liệu và dụng cụ :
+Hạt giống (Rau, hoa, đỗ.)
+Giấy thấm nước, bông, vải mềm.
+Đĩa đựng hạt (bằng thuỷ tinh, nhựa hoặc tráng men )
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
b) HS thực hành:
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
-Nhắc lại một số nội dung chủ yếu và những công việc đã thực hiện ở tiết 1.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả thực hành.
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+Vật liệu, dụng cụ thực hành đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
+Tiến hành thử độ nảy mầm của hạt đúng các bước trong quy trình kỹ thuật.
+Thử độ nảy mầm của hạt có kết quả.
+Ghi chép được kết quả theo dõi, quan sát hạt nảy mầm và rút ra được nhận xét.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
3.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
-Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài” Gieo hạt giống rau, hoa”.
-Hát.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS lắng nghe.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
-HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA HKI (Tiết 8)
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết :
-Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
-Xác định vai trò của khí ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ :
-Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
-Hình ảnh bơm không khí vào bể cá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Để duy trì sự cháy ta cần phải làm gì ?
-GV nhận xét.
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài.
-GV ghi tựa.
* Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người .
-GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân.
-Để tay trước mũi, thở ra và hít vào, bạn có nhận xét gì ?
-Lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại, bạn cảm thấy thế nào ?
-Yêu cầu HS thực hiện và nêu cảm giác.
* Hoạt động 2: Vai trò của không khí đối với động vật và thực vật.
-GV cho HS quan sát hình 3 và 4 và nêu nguyên nhân.
-GV giảng : Lưu ý không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa. (Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc, hút khí ô-xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người)
* Hoạt động 3 Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi.
-GV cho HS quan sát hình 5 và 6 dụng cụ giúp cho người thợ lặn sâu dưới nước và dụng cụ ở bể cá.
+Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật.
+Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở ?
+Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi ?
-GV kết luận : :+Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Ô-xi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.
+ Không khí có thể hoà tan trong nước. Một số động vật và thực vật có khả năng lấy ô-xi hoà tan trong nước để thở.
3.Củng cố- dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học và chuẩn bị tốt cho bài sau.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS nêu.
-Cảm nhận như có luồng gió thổi đập vào tay.
-Cảm thấy khó chịu, không thở được.
-HS nêu : Sâu bọ và cây bị chết vì thiếu ô-xi.
-HS lắng nghe.
- Dụng cụ giúp cho người thợ lặn sâu dưới nước là bình ô-xi.
- Dụng cụ ở bể cá là máy bơm không khí vào nước.
+HS nêu ví dụ.
-Ô-xi.
+ Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bệnh nặng cần cấp cứu,
-HS nhắc lại.
-HS lắng nghe.
TOÁN
KIỂM TRA HKI
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
File đính kèm:
- Tuan 18(1).doc