Giáo án dạy Tự nhiên và xã hội lớp 1 tuần 3

Môn : TNXH

BÀI : NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH.

I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :

 -Nhận xét, mô tả được nét chính của các vật xung quanh.

 -Hiểu được: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da) là các bộ phận giúp ta nhận biết ra các vật xung quanh.

 -Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể.

II.Đồ dùng dạy học:

-Một số đồ vật: khăn (bịt mắt), bông hoa, quả bóng, quả dứa, lọ nước hoa, củ gừng, ít muối, quả chanh

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Tự nhiên và xã hội lớp 1 tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : TNXH BÀI : NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH. I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Nhận xét, mô tả được nét chính của các vật xung quanh. -Hiểu được: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da) là các bộ phận giúp ta nhận biết ra các vật xung quanh. -Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể. II.Đồ dùng dạy học: -Một số đồ vật: khăn (bịt mắt), bông hoa, quả bóng, quả dứa, lọ nước hoa, củ gừng, ít muối, quả chanh … III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập môn TNXH của học sinh. 2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV cầm trên tay một số vật như: quyển vở, cây thước và hỏi học sinh. Đó là vật gì? Nhờ bộ phận nào mà em biết? Ngoài việc nhận biết bằng mắt, khi ta nhận biết các vật xung quanh như: lọ nước hoa, muối, tiếng chim hót…, ta phải dùng bộ phận nào của cơ thể? GV nêu vấn đề: Như vậy mắt, lưỡi, mũi, tai, tay (da) đều là những bộ phận giúp chúng ta nhận biết ra các vật xung quanh. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó. Hoạt động 1 : Quan sát vật thật: MĐ: Học sinh mô tả được một số vật xung quanh. Các bước tiến hành Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát và nói về màu sắc, hình dáng, hích cỡ: to, nhỏ, nhẵn nhụi, sần sùi, tròn,…của một số vật xung quanh các em như: cái bàn, cái ghế, cái bút,…và một số vật các em mang theo. Bước 2: GV thu kết quả quan sát. GV gọi học sinh xung phong lên chỉ vào vật và nói tên một số vật mà các em quan sát được. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. MĐ: Học sinh biết được các giác quan và vai trò của nó trong việc nhận ra thế giới xung quanh. Các bước tiến hành: Bước 1 : Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để thảo luận nhóm. VD: Bạn nhận ra màu sắc của các vật bằng gì? Bạn nhận biết mùi vị của các vật bằng gì? Bạn nhận ra tiếng nói của các con vật như: tiếng chim hót, chó sủa bằng bộ phận nào? Bước 2 : GV thu kết quả hoạt động . Gọi đại diện một nhóm đứng lên nêu một trong các câu hỏi mà nhóm thảo luận và chỉ định một bạn ở nhóm oacs trả lời. Bạn đó trả lời được lại có quyền đặt câu hỏi để hỏi lại nhóm khác. Bước 3: Yêu cầu học sinh hãy cùng nhau thảo luận các câu hỏi sau đây. Điều gì sẽ xãy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng? Điều gì sẽ xãy ra nếu tay (da) của chúng ta không còn cảm giác gì? Bước 4: GV thu kết quả thảo luận. Gọi một số học sinh xung phong trả lời theo các câu hỏi đã thảo luận. Kết luận: Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà chúng ta nhận biết ra các vật xung qquanh. Nếu một trong các bộ phận đó bị hỏng thì chúng ta sẽ không nhận biết đầy đủ về thế giới xung quanh. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ và giỡ gìn các bộ phận của cơ thể. 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Chơi trò chơi “Đoán vật”. MĐ: Học sinh nhận biết được đúng các vật xung quanh. Các bước tiến hành Bước 1: GV dùng 3 khăn bịt mắt 3 học sinh cùng một lúc và lần lượt cho các em được sờ, ngửi…một số vật đã chuẩn bị. Ai đoán đúng hết tên các vật sẽ thắng cuộc. Bước 2: Nhận xét, tuyên dương, tổng kết trò chơi. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Cần giữ gìn bảo vệ các bộ phận của cơ thể Để đồ dùng học tập môn TNXH lên bàn để GV kiểm tra. Đó là quyển vở, cây viết. Nhờ vào mắt. Bằng lưỡi, mũi, tai,… Hoạt động theo cặp, quan sát và nói cho nhau nghe về các vật xung quanh các em hoặc do các em mang theo. Làm việc cả lớp, một số em phát biểu còn các em khác nghe và nhận xét. Làm việc theo nhóm nhỏ (4 HS), thay nhau đặt câu hỏi trong nhóm. Cùnh nhau thảo luận và tìm ta câu trả lời chung. Lắng nghe và nhắc lại. Làm việc theo nhóm nhỏ, hỏi và trả lời các câu hỏi của nhóm khác. Thảo luận theo nhóm (2 nhóm) để trả lời các câu hỏi. Làm việc theo lớp, một số học sinh trả lời, các học sinh khác nghe, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe. Nhắc lại tên bài. 3 học sinh lên bảmg chơi, các học sinh khác làm trọng tài cho cuộc chơi. Lắng nghe. Thực hiện ở nhà.

File đính kèm:

  • docTuan 03.doc
Giáo án liên quan