A/ QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN
1/ Phép lai một cặp tính trạng
Bài 1/ Khi nghiên cứu sự di truyền màu sắc quả cà chua ngưới ta đã tiến hành các phép lai và thu được các kết quả sau:
Phép lai Kết quả F1
1/ Quả đỏ x quả trắng F1: 116 quả đỏ : 120 quả trắng
2/ Quả đỏ x quả đỏ F1:100% quả đỏ
3/ Quả đỏ x quả trắng F1: 100% quả đỏ
4/ Quả trắng x quả trắng F1: 100% quả trắng
5/ Quả đỏ x quả đỏ F1: 75% quả đỏ : 25% quả trắng
- Xác định tính trạng trội lặn, quy ước và viết sơ đồ lai?
Bài 2/ Khi lai giữa hai giống hoa, hoa đỏ x hoa trắng, F1 thu được đồng loạt các cây hoa hồng. Tiếp tục cho các cây F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ 25% hoa đỏ : 50% hoa hồng : 25% hoa trắng.
1/ Màu sắc hoa được di truyền theo quy luật nào?
2/ Biện luận và viết sơ đồ lai từ P -> F2?
3/ Nếu cho các cây hoa hồng thụ phấn với các cây hoa đỏ và hoa trắng thì kết quả phân li đời sau như thế nào? Viết sơ đồ lai minh hoạ?
Biết mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên NST thường.
Bài 3/ Ở người tínhtrạng da thiếu sắc tố ( bạch tạng) gây ra do gen lặn (b), gen trội (B) quy định tính trạng da bình thường. Các gen nằm trên NST thường.Trong một gia đình bố, mẹ bình thường sinh ra một người con bị bạch tạng.
1/ Đứa con thứ hai của họ có thể bị bạch tạng không? Nếu có thì xác suất là bao nhiêu?
2/ Lần sinh thứ ba là sinh đôi khác trứng, xác suất của hai đứa trẻ về cặp tính trạng trên là như thế nào?
Bài 4/ Ở thỏ gen B quy định tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng lông trắng, các gen nằm trên NST thường. Cho giao phối giữa hai thỏ đen dị hợp tử.
1/ Tính xác suất của lứa đầu tiên có 3 thỏ con sinh ra theo thứ tự 1 đen : 1 trắng : 1 đen và theo thứ tự 1 trắng : 1 đen : 1 trắng.
2/ Tính xác suất sinh 3 con gồm 2 đen : 1 trắng không theo thứ tự
3/ Cho một thỏ đen ở F1 lai trở lại với thỏ đen ở thế hệ P. Tính xác suất của thỏ trắng có thể sinh ra từ sự lai trở lai này?
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy thêm Sinh học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vàng, số còn lại là nhăn, lục.
Với cây y thì được ½ số hạt trơn, vàng : ½ số hạt là nhăn, vàng.
Hảy tìm kiểu gen của cây F1, cây (x), cây (y)?
Bài 4/ Trong một số thí nghiệm ở một loài thực vật, người ta nhận thấy có sự phân li kiểu hình như sau:
TH 1 : P: Củ đỏ, tròn x củ trắng, bầu dục , F1 : 60 đỏ, bầu dục : 60 trắng,bầu dục : 62 đỏ, tròn : 61 trắng, tròn
TH 2: P: đỏ, dài x củ trắng, bầu dục -> F1 159 đỏ, dài : 156 đỏ, bầu dục
TH 3: P: đỏ, bầu dục x đỏ, bầu dục -> F1 60 đỏ, dài : 120 đỏ, bầu dục : 58 đỏ, tròn : 20 trắng, dài : 40 trắng, bầu dục : 21 trắng, tròn.
Cho biết mỗi tính trạng được điều khiển bởi một cặp gen tương ứng.
1/ Xác định kiểu gen quy định hình dạng củ và màu sắc ở loài cây nói trên?
2/ Viết sơ đồ lai với 3 trường hợp trên?
Bài 5/ Ở một loài thực vật cho rắng mỗi tính trạng do một gen quy định các gen nằm trên các NST thường khác nhau.
Khi thực hiện một số phép lai ở loài trên, người ta thu được các kết quả sau:
Kiểu hình của P
Kiểu hình của F1
Cao, tròn
Cao, dài
Thấp, tròn
Thấp, dài
1/ Cao tròn x thấp, tròn
405
135
403
132
2/ Cao, tròn, x cao, dài
269
270
91
89
3/ Cao, tròn x thấp, tròn
835
277
0
0
4/ Cao, dài x thấp, tròn
24
225
223
222
Biện luận, xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai cho nmỗi phép lai trên?
Bài 6/ Cho hai cây thuần chủng lai với nhau, được F1 đồng loạt giống nhau, tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được như sau:
80 cây quả tròn, hoa đỏ
160 cây quả tròn, hoa hồng
80 cây quả tròn, hoa trắng
160 cây quả bầu dục, hoa đỏ
320 cây quả bầu dục, hoa hồng
160 cây quả bầu dục, hoa trắng
80 cây quả dài, hoa đỏ
160 cây quả dài, hoa hồng
80 cây quả dài, hoa trắng
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên NST thường, mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập, quả dài, hoa trắng do gen lặn quy định.
1/ Biện luận và lập sơ đồ lai từ P -> F2?
2/ Phải chọn cặp lai như thế nao để ngay thế hệ F1 có tỉ lệ kiểu hình:
25% quả bầu dục, hoa hồng
25% quả bầu dục, hoa trắng
25% quả dài, hoa hồng
25% quả dài, hoa trắng.
Biện luận và lập sơ đồ minh hoạ?
Bài 7/ Cho đậu hà lan thân cao, hạt vàng vỏ nhăn thụ phấn với cây thân thấp, hạt xanh, vỏ trơn -> F1 đồng loạt các cây thân cao, hạt vàng, vỏ trơn. Cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen chưa biết được F2 gồm 8 kiểu hình khác nhau phân li theo tỉ lệ: 18,75% : 18,75% : 18,75% : 18,75% : 6,25% : 6,25% : 6,25% : 6,25%.
1/ Hảy biện luận và xác định kiểu gen của P, F1, lập sơ đồ lai?
2/ Nếu F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 42,1875% : 14,0625% : 14,0625% : 14,0625% : 4,6875% : 4,6875% : 4,6875% : 1,5625%. Thì P có kiểu gen kiểu hình như thế nào, lập sơ đồ lai?
Dạng 2: Cho biết kiểu hình của cơ thể bố mẹ -> F1 biết tổ số cá thề được tạo ra và số cá thể có trong 1 hoặc hai kiểu hình khác nhau.
Bước 1: Quy ước gen:
Bước 2: Biện luận:
Xác định tỉ lệ đã cho ở đời con trên cơ sở đó xác định.
+/ Quy luật di truyền chi phối phép lai
+/ Kiểu hình của cơ thể P
Bước 3: Viết sơ đồ lai
Ví dụ: Ở một loài cây
Gen A quy định hoa đỏ > a quy định hoa trắng
Gen B quy định quả tròn > b quy định quả dài.
Cho lai giữa hai dòng thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản nói trên được F1 đồng loạt các cây hoa đỏ, quả tròn, F1 lai với cây hoa trắng, quả dài -> F2 thu được 160 cây trong đó có 41 cây hoa đỏ, quả dài.
Biện luận và lập sơ đồ lai. Biết không có hoán vị gen sảy ra với tần số = 50%
HD:
Bước 1: Quy ước gen: A: hoa đỏ > a hoa trắng
B: quả tròn > quả dài
Bước 2:
Nhận thấy ở F2 xuất hiện tổ hợp kiểu hình đỏ, dài = 41/160 = ¼ = 25% => F2 cho 4 tổ hợp = 4 x 1 ( cây hoa trắng quả dai là cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho 1 loại giao tử và có kiểu gen (aa,bb)) => F1 dị hợp hai cặp gen và phân li độc lập
Kiểu gen của F1: AaBb
Kiểu gen P: AABb x aaBB hoặc AABB x aabb
Bước 3: (Học sinh tự viết sơ đồ lai).
Ví dụ 2: Cho lai hai thứ ngô thuần chủng; cây cao, hạt vàng x Cây thấp, hạt trắng, Ở F1 thu được đồng loạt cây cao, hạt vàng. Cho F1 tự thụ phấn -> F2 thu được 48.000 cây trong đó có 3000 cây thấp, hạt trắng.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, không có hoán vị gen sảy ra với tần số = 50%
Biện luận và lập sơ dồ lai?
HD: Bước 1: Nhận thấy Ptc tương phản –> F1 đồng tính cây cao, hạt vàng => cây cao, hạt vàng so với cây thấp, hạt trắng
Quy ước: A:cao > a: thấp
B: vàng > b: trắng.
Bước 2: Biện luận:
Ptc tương phản, F1 đồng tính,dị hợp về các cặp tính trạng đem lai -> F2 xuất hiện kiểu hình thân thấp, hạt trắng chiếm tỉ lệ 300/48000 = 1/16 = 6,25%
Cây thấp, hạt trắng (aa,bb). 1/16 = ¼ ab = ¼ ab
F1 dị hợp hai cặp gen,cho 4 loại giao tử bằng nhau và phân li độc lập.
Kiểu gen của F1: AaBb
Kiểu gen của P: AABB x aabb
Bước 3: Hoàn thành sơ đồ lai ( Học sinh tự viết)
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Ở một loài côn trùng, cho một cơ thể F1 lần lượt giao phấn với ba cơ thể khác thu được kết quả sau:
F1 lai với cơ thể thứ nhất thu được 6,25% đen, ngắn còn lại là các kiểu hình khác
F1 lai với cơ thể thứ hai thu được 75% thân xám, lông dài và 25% thân xám, lông ngắn
F1 lai với cơ thể thứ 3 thu được 75% xám, dài và 25% đen, dài.
Biết mỗi gen nằm trên NST thường và quy định 1 tính trạng. Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.
Bài 2: Cho hai cây giao phấn với nhau thu được F1. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, F2 thu được 3600 cây trong đó có 2025 cây hạt tròn, chín sớm. Biết rằng mỗi tính trang do một gen quy định, hai tính trạng còn lại là hạt dài, chín muộn, không xuất hiện tính trang trung gian và nếu có hoán vị gen thì tần số < 50%.
1/ Xác định kiểu gen của P, lập sơ đồ lai và tính số cây của mỗi loại kiểu hình ở F2
21/ Để thu được tỉ lệ kiểu hình ở con lai F2 là 3:3:1:1, thì F1 có thể lai với cơ thể có kiểu gen như thế nào? Lập sơ đồ lai minh hoạ?
Bài 3: Một cá thể F1 lai với 3 cá thể khác:\
Với cá thể 1 được thế hệ lai trong đó có 6,25% kiểu hình thấp, dài
Với cá thể 2 được thế hệ lai trong đó có 12,5% kiểu hình thấp, dài
Với cá thể 1 được thế hệ lai trong đó có 25% kiểu hình thấp, dài.
Biết mỗi gen nằm trên 1 NST, quy định một tính trạng. Tính trang tương phản thân thấp, hạt dài là thân cao, hạt tròn. Biện luận và lập sơ đồ lai của ba trường hợp trên?
DI TRUYÊN HOC QUAN THE
1. Quần thể tự phối
Tự phối hay giao phối gần (gọi chung là nội phối) làm cho quần thể dần dần bị phân thành những dịng thuần cĩ kiểu gen khác nhau. Trải qua nhiều thế hệ nội phối, các gen ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp. Số thể dị hợp giảm dần, số đồng hợp tăng dần.
Sơ đồ 1: Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ
2. Quần thể giao phối
a/ Tính đa hình của quần thể giao phối
Quá trình giao phối là nguyên nhân làm cho quần thể đa hình về kiểu trên, sự đa hình về kiểu trên tạo nên sự đa hình về kiểu hình.
Chẳng hạn, một gen A cĩ a alen a1 và a2 qua giao phối tự do ra 3 tổ hợp a1a1, a2a2. Nếu gen A cĩ 3 alen a1, a2, a3 sẽ tạo ra 6 tổ hợp a1a1, a1a2, a1a3, a2a2, a2a3, a3a3. Tổng quát, nếu gen A cĩ r alen thì qua giao phối tự do, số tổ hợp về gen A sẽ là: GA = r(r -1)/2
Nếu cĩ 2 gen A và B nằm trên những nhiễm sắc thể khác nhau, thì số tổ hợp các alen về cả 2 gen A và B cùng một lúc sẽ là: G = g A x g B
Ví dụ gen A cĩ 3 alen, gen B cĩ 4 alen, thì G = 6 x 10 = 60.
Tất cả các tổ hợp gen trong quần thể tạo nên vốn gen (gen pool) của quần thể đĩ.
Sự đa hình về kiểu trên bao giờ cũng phong phú hơn sự đa hình về kiểu hình, vì sự biểu hiện kiểu hình của một alen địi hỏi những tổ hợp đen xác định và điều kiện ngoại cảnh thuận lợi. Một quần thể được gọi là đa hình khi trong quần thể tồn tại nhiều kiểu hình khác nhau ở trạng thái cân bằng tương đối ổn định. Trong một quần thể cĩ thể đa hình về tính trạng này nhưng đơn hình về tính trạng khác.
b/ Tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phối
Tỷ lệ phần trăm mỗi loại kiểu hình trong quần thể được gọi là tần số tương đối các kiểu hình.
Tần số tương đối của một hiện được tính bằng tỷ lệ phần trăm số giao tử mang alen đĩ. Từ tỷ lệ phân bố các kiểu hình cĩ thể suy ra tỷ lệ phân bố các kiểu trên và từ đĩ suy ra tần số tương đối của các diễn. Ví dụ: cĩ thể tính tần số tương đối của các diễn M và N (hệ nhĩm máu M, N) trong hai quần thể người như sau:
Bảng 1 : Tần số tương đối của các alen M và N
Quần thể
Số cá thể
được
NC
Kiểu hình:
MN
N
Tần số tương đối
của alen
Kiểu gen:
MN
NN
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
M
N
1.Da trắng ch.
6.129
1.787
29,16
3.039
49,58
1.303
21,26
0,539
0,460
2.Thổ
dân Úc
730
22
3,01
216
29,59
492
67,40
01178
0,822
Những người thuộc nhĩm máu M cĩ kiểu trên MM cho ra tồn giao tử mang gen M, những người thuộc nhĩm máu N, cĩ kiểu gen NN, cho ra tồn giao tử mang men N, những người thuộc nhĩm máu MN, cĩ kiểu trên MN, cho một nửa giao tử mang alen M và một nửa số giao tử mang alen N.
Tần số tương đối alen M ở quần thể 2 là: 3.01% + (29,59%)/2 + 17,79% = 0,178%
Điều này cĩ nghĩa, trong quần thể này cứ 1000 giao tử thì cĩ 178 giao tử mang alen M, cịn 822 giao tử mang alen N. Tần số này thay đổi tuỳ quần thể người.
Tĩm lại, tần số tương đối của các alen về một bên nào đĩ là dấu hiệu đặc trưng cho sự phân bố kiểu gen và kiểu hình trong quần thể đĩ.
File đính kèm:
- CHAO BAN.doc