Giáo án : Mỹ Thuật Lớp 5 Tuần :13 Trường Tiểu Học Hồ Phước Hậu Bài 13 Tập nặn tạo dáng . NẶN DÁNG NGƯỜI
Người soạn : Lê Thị Thanh Vân Đơn vị Tiểu học Hồ Phước Hậu
I/ Mục tiêu : HS Nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động. Nặn được nmột dáng người đơn giản. Cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người .
II/ Chuẩn bị: SGK, SGV -Tranh về dáng người đang hoạt động.
-Một số tượng nhỏ về dáng người. Một vài bài nặn của học sinh.
Đất nặn và đồ dung cần thiết để nặn .
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động1:Quan sát nhận xét .
GV yêu cầu học sinh quan sát tượng cô chuẩn bị.Gợi ý học sinh nêu các bộ phận của cơ thể người ? ( đầu ,cổ, mình ,chân, tay.)
-Mỗi bộ phận cơ thể có dạng hình gì? ( đầu tròn ,chân, tay thân,có dạng hình trụ)
-Nêu mộ số dáng hoạt động của con người ? ( đi ,đứng .chạy nhảy ,ngồi.)-Các bộ phận cơ thể người có thay đổi như thế nào ( chân bước tới trước , tay đưa về trước ,lưng hơi khom.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Mĩ thuật tiểu học tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án : Mỹ Thuật Lớp 5 Tuần :13 Trường Tiểu Học Hồ Phước Hậu Bài 13 Tập nặn tạo dáng . NẶN DÁNG NGƯỜI
Người soạn : Lê Thị Thanh Vân Đơn vị Tiểu học Hồ Phước Hậu
Người dạy Lê Thị Thanh Vân Ngày dạy: 27/11/2006
I/ Mục tiêu : HS Nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động. Nặn được nmột dáng người đơn giản. Cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người .
II/ Chuẩn bị: SGK, SGV -Tranh về dáng người đang hoạt động.
-Một số tượng nhỏ về dáng người. Một vài bài nặn của học sinh.
Đất nặn và đồ dung cần thiết để nặn .
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động1:Quan sát nhận xét .
GV yêu cầu học sinh quan sát tượng cô chuẩn bị.Gợi ý học sinh nêu các bộ phận của cơ thể người ? ( đầu ,cổ, mình ,chân, tay...)
-Mỗi bộ phận cơ thể có dạng hình gì? ( đầu tròn ,chân, tay thân,có dạng hình trụ)
-Nêu mộ số dáng hoạt động của con người ? ( đi ,đứng .chạy nhảy ,ngồi....)-Các bộ phận cơ thể người có thay đổi như thế nào ( chân bước tới trước , tay đưa về trước ,lưng hơi khom...
Hoạt động 2: Cách nặn.
-GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát :
+ Nặn các bộ phận chính trước , nặn các chi tiết sau rồi ghép đính lại và sửa cho cân đối .
+ Có thể nặn người từ một thỏi và nặn 5thêm các chi tiết như tóc, mắt, áo rồi tạo dáng theo ý thích .
Hoạt Động 3: Thực hành
Cho học sinh xem bài nặn của các bạn lớp trước.
Nhớ lại một số dáng người vẽ ra giấy và nặn theo dang người định vẽ.
VD: Dáng người chạy nhảy đá cầu đá bóng...
Dáng người ngồi đọc sách , dáng người cỏng em . bế em.
Có thể cho các em nặn theo nhóm , cá nhân ....
Trong thời gian HS thực hành giáo viên quan sát gợi ý để các nặn tốt hơn.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét sản phẩm đẹp của các bạn. Động viên các em chưa nặn tốt sản phẩm của các em.
Dặn dò:Sưu tầm tranh ảnh trên sách báo về tráng trí dường diềm ở đồ vật.
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 3 Bài : 13 Tuần : 13
Tên bài dạy : Vẽ trang trí : TRANG TRÍ CÁI BÁT
Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Tiểu học Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 27/11/2006
I/ Mục tiêu:
-Học sinh biết trang trí cái bát
-Trang trí được cái bát theo ý thích
-Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát
II/Chuẩn bị :
-Chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau
- Một vài cái bát không trang trí để so sánh.
-Một số bài trang trí cái bát của học sinh các lớp trước
-Hình gợi ý cách trang trí
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1 Quan sát nhận xét
GV giới thiệu một số cái bát, gợi ý HS nhận biết
+ Hình dáng các loại bát ;
+ Các bộ phận của cái bát ( miệng, thân.và đáy bát );
+Cách trang trí trên bát ( hoa tiết ,màu sắc, cách sắp xếp hoạ tiết )
-Học sinh tìm ra cái bát đẹp theo ý thích .
Hoạt động 2 Cách trang trí cái bát
-GV giới thiệu hình gợi ý cách trang trí để h/s nhận ra:
+Cách sắp xếp hoạ tiết ;Sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng. trang trí không đồng đều...( có thể vẽ đường diềm trên miệng bát ,giữa thân hay ở dưới bát ...)
+Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích .
-Vẽ màu : màu thân bát màu hoạ tiết .
Hoạt động 3 Thực hành
học sinh làm bài theo hướng dẫn
G/V gợi ý hs làm
+ Chọn cách trang trí .
+ Vẽ hoạ tiết
+ Vẽ màu .
Hoạt động4: Nhận xét đánh giá
Gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp( cách sắp xếp hoạ tiết cách vẽ màu )
GV tóm tắt các nhận xét và xếp loại bài vẽ, khen ngợi h/s có bài vẽ đẹp.
Dặn dò: Quan sát các con vật quen thuộc về hình dáng và màu sắc .
Giáo án : Mỹ Thuật Lớp 2 Ngày dạy 27/11/2006
Tuần: 13 Bài Vẽ Tranh ĐỀ TÀI VƯỜN HOA CÔNG VIÊN
Người soạn : Lê Thị Thanh Vân Đơn vị Tiểu học Hồ Phước Hậu
Người dạy : Lê Thị Thanh Vân Ngày dạy: 27/11/2006
I/ Mục tiêu: Học sinh thấy đựoc vẻ đẹp ích lợi của vườn hoa công viên.
-Vẽ được bức tranh đề tài vườn hoa công viêntheo ý thích .
-Có ý thức bảo vệ vườn hoa công viên , môi trường
II/ Chuẩn bị:
Sưu tầm ảnh phong cảnh về vườn hoa công viên.
Sưu tầm tranh của hoạ sĩ về đề tài vườn hoa công viên . Tranh vẽ của thiếu nhi - Hình hướng dẫn minh hoạ cách vẽ
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài.
GV giới thiệu tranh ảnh để học sinh nhận biết :
Vẽ tranh vườn hoa công viên là tranh vẽ phong cảnh, với nhiều loại cây hoa...Có màu sắc rực rỡ. Ở trường ở nhà cũng có vườn hoa với nhiều loại hoa đẹp
-GV gợi ý để học sinh kể lại một vài vườn hoa công viên mà em biết .
-Gợi ý để các em nhớ lại một số hình ảnh khác ở vườn hoa công viên mà em biếtchuồng nuôi chim thú quí hiếm, đu quay cầu trược...
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh vườn hoa công viên
Bây giờ chúng ta nhớ lại vườn hoa công viên cảnh mà chung ta định vẽ có hình ảnh chính nào nổi bật (H/S tự kể ...)
Gợíy HS nhớ lại vườn hoa công viên mà em đã đến chơi. Vườn hoa ở nhà em....
Tranh vẽ vườn hoa có thể vẽ thêm chim thú , người ...cho cảnh vật trong tranh thêm phong phú .
Vẽ màu tươi sáng và vẽ kín mặt tranh
Hoạt Động 3: Thực hành
Bây giờ các em vẽ một bức tranh vườn hoa hoặc công viên mà các em thích vào vở của mình
Vẽ hình ảnh chính trước và tìm các hình ảnh phụ sao cho phù hợp nội dung của bức tranh
H/S thực hành GV quan sát gợi ý để các em hoàn thành sản phẩm của các em .
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV hương dấn học sinh nhận xét một số tranh theo cảm nhận riêng của các em .
GV nhận xét sau cùng và kết luận .Tuyên dương một số bài vẽ đẹp .Động viên một số bài vẽ chưa đẹp cân cố gắng hơn.
Dặn dò:
Về nhà nên vẽ thêm tranh theo ý thích .
File đính kèm:
- M T 2-3-5 13.doc