Chào Cờ
Tiết 1: SINH HOẠT LỚP
Tiết 2: Môn: Tập Đọc
Bài: CHUYỆN Ở LỚP (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Chuyện ở lớp. Đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ đúng sau dấu mỗi dòng thơ.
- Ôn các vần uôt, uôc. Học sinh tìm được tiếng có vần uôt trong bài. Tiếng có vần uôt, uôc ngoài bài. Nói câu chứa tiếng có vần uôt, uôc.
- Hiểu: Học sinh hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạntrong lớp. Mẹ em gạt đi và nói: Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan thế nào.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy lớp1 tuần thứ 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có vần uc, ut ngoài bài. Nói được câu chứa vần uc, ut.
Hiểu: Học sinh hiểu được nội dugn bài, nhận ra cách cử xử ích kỉ của Cúc, thái độ giúp đỡ hồn nhiên chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt.
Học sinh chủ động nói theo đề tài: Kể về người bạn tốt của em.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói.
Học sinh: SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi: Định trốn học Mèo con kiếm cớ gì?
- Học sinh 2 đọc thuộc lòng cả bài và trả lời câu hỏi: Vì sao Mèo con lại xin đi học lại?
- Học sinh 3 đọc cả bài và trả lời câu hỏi: Vì sao con thích đi học?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Người bạn tốt.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Mục tiêu: Học sinh đọc các từ khó, đọc giỏi, nhanh cả bài.
- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1, đổi giọng Cúc và Hà.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Giáo viên viết từ bảng lớp.
- Giáo viên giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc câu.
- Giáo viên cho học sinh luyện đọc 2 câu đối thoại trong bài.
- Luyện đọc đoạn bài.
Đoạn 1: Trong giờ… cho Hà. 3 Học sinh đọc.
Đoạn 2: 3 Học sinh đọc phần còn lại.
Đọc cả bài.
Hoạt động 2: Ôn lại các vần uc, ut.
- Mục tiêu: Tìm tiếng, câu có chứa vần uc, ut.
- Phương pháp: Luyện tập.
a. Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần uc, ut.
- Thi đua chia thành nhóm.
- Giáo viên ghi nhanh các từ lên bảng.
c. Thi nói nhanh, đúng, câu chứa tiếng có vần uc, ut.
- Giáo viên cho học sinh quan sát và cho học sinh đọc câu mẫu.
- Giáo viên tổng kết thi đua.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- 3 – 5 Học sinh đọc CN – ĐT, phân tích tiếng khó.
- Dùng bộ chữ ghép.
- Học sinh thi đua ai đọc nhanh nhất.
- Học sinh đọc bài.
- 2 Học sinh đọc.
- Học sinh làm tiếng có vần uc, ut (Cúc, bút).
- Học sinh đọc phân tích.
- Nhóm 4 em thảo luận.
- Các nhóm đọc tiếng.
- Bạn bổ sung.
- Học sinh đọc ĐT.
- Giáo viên chia thành 2 nhóm nói đối các câu có vần uc, ut.
Môn: Tập Đọc
Bài: NGƯỜI BẠN TỐT (Tiết 2
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu. Đọc đúng giọng các đoạn đối thoại.
Ôn các tiếng có vần uc, ut: Học sinh tìm được tiếng có vần uc trong bài. Tìm được tiếng có vần uc, ut ngoài bài. Nói được câu chứa vần uc, ut.
Hiểu: Học sinh hiểu được nội dugn bài, nhận ra cách cử xử ích kỉ của Cúc, thái độ giúp đỡ hồn nhiên chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt.
Học sinh chủ động nói theo đề tài: Kể về người bạn tốt của em.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói.
Học sinh: SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- Phương pháp: Đàm thoại.
a. Tìm hiểu bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2 và hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
Hà hỏi mượn bút, Cúc nói gì?
Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp?
Theo em thế nào là người bạn tốt?
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Người bạn tốt là người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi lúc, ở mọi nơi.
b. Luyện nói:
- Đề bài: Kể về người bạn tốt của em.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh.
Bạn nhỏ trong tranh đã làm được việc gì tốt?
- Giáo viên gọi học sinh xung phong nói về bạn tốt của mình.
Bạn em tên gì?
Em và bạn có hay học cung với nhau hay không?
Hãy kể lại một kỷ niệm giữa em và bạn?
4. Củng cố:
- Đọc lại toàn bài.
- Em hiểu thế nào là người bạn tốt.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Ngưỡng cửa.
Hát
- 3 Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- 3 Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
- 3 Học sinh đọc cả bài.
- Học sinh dựa vào tranh kể lại việc tốt của các bạn học sinh trong tranh.
Rút kinh nghiệm:
Phần bổ sung:
-------------------------------------------------------
Tiết 3: Môn: Kể Chuyện
Bài: SÓI VÀ SÓC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh hoạ cá các câu hỏi của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Nhờ có trí thông minh mà Sóc đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
Thái độ: Giáo dục học sinh biết và hiểu trí thông minh sẽ giúp chúng ta thoát khỏi những nguy hiểm.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa câu chuyện trong SGK.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Kể lại câu chuyện: Niềm vui bất ngờ.
- Giáo viên cho học sinh kể nối tiếp.
- Giáo viên cho học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Sói và Sóc.
Hoạt động 1: Kể chuyện
- Mục tiêu: Học sinh nghe nhớ nội dung câu chuyện.
- Phương pháp: Kể chuyện.
- Giáo viên kể lần 1 chú ý diễn cảm.
- Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh họa để học sinh nhớ chi tiết của câu chuyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Mục tiêu: Học sinh mạnh dạn kể lại câu chuyện một cách mạch lạc.
- Giáo viên treo từng tranh và hỏi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
- Học sinh nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và rút ra được ý nghĩa câu chuyện.
- Phương pháp: Giảng giải – Đàm thoại.
- Giáo viên hỏi:
Sói và Sóc ai là người thông minh?
Vì sao em biết?
Nhờ thông minh Sóc đã thoát nạn?
Các em học tập ai?
- Muốn thông minh chúng ta phải chăm học, vâng lời ông bà, cha mẹ.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Dê con nghe lời mẹ.
Hát
- Học sinh kể từng đoạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời và kể lại được từng tranh.
- Học sinh thi kể từng nhóm kể phân vai.
- Học sinh đóng vai kể.
- Học sinh trả lời.
Rút kinh nghiệm:
Phần bổ sung:
-------------------------------------------------
Tiết 4: Môn: Toán
Bài 112: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Bước đầu giúp học sinh biết làm đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 (dạng 57 - 23).
Kĩ năng: Củng cố về giải toán. Thực hành được phép tính.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính nhanh, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các bó, mỗi bó 1 chục que tính và một số que tính rời.
Học sinh: Sách giáo khoa, que tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: Luyện tập.
3. Bài mới:
- Giới thiệu phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 dạng 57 – 23.
Hoạt động 1:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên các que tính.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ra 57 que tính (gồm 5 bó que tính và 7 que rời). Giáo viên ghi bảng.
- Giáo viên tiến hành tách 2 bó và 3 que rời. Giáo viên ghi bảng.
Chục
Đơn vị
-
5
7
2
3
3
4
- Số que tính còn lại 3 bó và 4 que rời.
Bước 2: Giới thiệu kỹ thuật làm tính trừ.
a. Đặt tính:
- Viết 57 rồi 23 sao cho thẳng cột.
- Viết dấu trừ “-“.
- Kẻ gạch ngang.
b. Tính (từ phải sang trái).
-
57
23
34
- 7 Trừ 3 bằng 4 viết 4.
- 5 Trừ 2 bàng 3, viết 3.
- Như vậy 57 – 23 = 34.
Hoạt động 2:
Bài 1: Giáo viên cho học sinh làm bài rồi sửa bài.
- Giáo viên kiểm tra lại kỹ năng làm tính trừ trong phạm vi 10 để học sinh nhận thấy.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Giáo viên nhấn mạnh: thực hiện phép tính trừ.
64 – 24 =
4 Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Phép trừ trong phạm vi 100.
Hát
- Học sinh thực hiện theo giáo viên.
- Học sinh xếp bên trái 5 bó bên phải 7 que tính.
- Học sinh cũng tách ra làm lấy 2 bó và 3 que rời.
- Học sinh nêu lại.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại.
- Học sinh lưu ý đặt tính rồi tính.
- Học sinh làm bài rồi sửa bài.
- Học sinh tự đọc đề toán tóm tắt và giải toán.
Rút kinh nghiệm:
Phần bổ sung:
---------------------------------------------------------
Tiết 5: Môn: Mỹ Thuật
Tên bài dạy: VẼ TRANH ĐÀN GÀ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh nhớ hình ảnh về những còn gà.
Kĩ năng: Vẽ được tranh về đàn gà theo ý thích.
Thái độ: Giáo dục học sinh biết chăm sóc vật nuôi trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sưu tầm 1 số tranh học sinh vẽ về đề tài trên. Tranh ảnh đàn gà.
Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, tẩy...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh con gà để học sinh nhận thấy.
Gà là vật nuôi gần gũi với con người.
Có gà trống, gà mái, gà con, mỗi con có vẻ đẹp riêng.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh.
- Phương pháp: Trực quan – Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh và cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra đặc điểm của con gà.
- Giáo viên gợi ý cách vẽ.
Vẽ 1 con gà hay đàn gà vào phần vở tập vẽ
Nhớ lạ cách vẽ con gà.
Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên theo dõi học sinh vẽ hình và tô màu.
- Vẽ nhiều dáng gà khác nhau để bức tranh thêm sinh động.
- Trong đàn gà có thể vẽ cả gà trống và gà mái, gà con.
- Chọn thêm các hình ảnh phù hợp vẽ vào tranh.
- Chọn màu và vẽ màu theo ý thích.
4. Nhận xét:
- Giáo viên cùnh học sinh nhận xét bài đã hoàn thành quan cách thể hiện.
- Giáo viên yêu cầu tìm tranh mà mình yêu thích.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bì: Sưu tầm tranh ảnh thiếu nhi.
Hát
- Đề tài của tranh.
- Những con gà trong tranh.
- Xung quanh gà có những hình ảnh nào?
- Màu sắc, hình dáng và cách vẽ các con gà.
- Học sinh thực hành vào vở vẽ.
- Hình dáng ngộ nghĩnh mô tả được đặc điểm của con gà.
- Có thêm hình ảnh phụ.
- Màu tươi sáng.
Rút kinh nghiệm:
Phần bổ sung:
KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
File đính kèm:
- 03 giao an lớp 1 tuan 29.doc