TẬP ĐỌC
Những người bạn tốt
I.Mục đích yêu cầu:
-Bước đầu đọc diễn cảm bài văn
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK).
II.Chuẩn bị: - GV : Tranh SGK phóng to, bảng phụ.
- HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các HĐ dạy - học:
1.Ổn định: nề nếp
2. Bài cũ: “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít”
H: Nhà văn Đức được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào ?
H. Lời đáp của ông cụ cuối bài ngụ ý nói gì ?
H. Nêu đại ý bài ?
35 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Lớp Năm - Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi văn,đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
- HS : Dàn bài tả cảnh sông nước.
III. Các Họat động dạy –học :
1. Bài cũ: H: Em hãy cho biết vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn văn, bài văn?
H : Đọc câu mở đoạn của em (BT3) tiết trước?
3. Bài mới: - GV giới thiệu bài – Ghi đề.
Họat động của GV
Họat động của HS
HĐ1: Gợi ý hướng dẫn viết đoạn văn.
-GV kiểm tra phần dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của học sinh.
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài,cả lớp đọc thầm đề bài.
-Gọi một số học sinh nêu phần chọn để chuyển thành đoạn văn.
-GV nhắc nhở học sinh một số chú ý khi lựa chọn và cách viết đoạn văn.
* Tr ong thân bài thường có thể gồm nhiều đoạn, nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài để viết một đoạn văn ngắn.
* Chú ý câu mở đầu của đoạn phải nêu ý bao trùm của toàn đoạn.
* Các câu trong đoạn phải có sự gắn bó về ý và làm nổi bật được đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc người viết.
- GV đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn hay, có thể gọi một số em nhận xét về chủ đề, nội dung của đoạn.
HĐ2: Học sinh luyện tập viết đoạn văn.
-HS viết đoạn văn, GV theo dõi học sinh ,uốn nắn,giúp đỡ một số HS yếu.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn,giáo viên nhận xét cho điểm.
-Yêu cầu cả lớp bình chọn người viết văn hay nhất, có nhiều sáng tạo nhất.
GV tuyên dương học sinh những học sinh viết hay, nhắc những học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Vài HS nêu ý lựa chọn của mình.
-HS theo dõi.
- 1-2 HS nhận xét.
- Cả lớp làm bài viết
- Nhận xét bài làm của bạn.
-HS nêu ý kiến bình chọn.
-HS lắng nghe.
4.Củng cố:
H: Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: Về luyện viết nhiều đoạn văn với chủ đề khác nhau .
Chuẩn bị bài sau.
___________________________________________________
KỂ CHUYỆN
Cây cỏ nước nam.
I. Mục đích yêu cầu :
-Dùa vµo tranh minh häa SGK kĨ l¹i ®ỵc tõng ®o¹n , bíc ®Çu kĨ ®ỵc toµn bé c©u chuyƯn
-HiĨu ND chÝnh cđa tõng ®o¹n, hiĨu ý nghÜa cđa c©u chuyƯn.
II. Chuẩn bị :
- GV: Tranh minh hoạ SGK, 1 số loại cây dễ tìm như :bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo.
- HS : Xem trước truyện.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Kể chuện: Được chứng kiến hoặc tham gia
- Gọi 2 em kể và nêu ý nghĩa truyện. .
3. Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1 : Giáo viên kể chuyện.
- GV kể lần 1, kể chậm rãi.
-GV kể lần 2, kết hợp tranh minh hoạ. Cho học sinh xem một số loại cây sâm nam,đinh lăng, .
-Giải thích cho HS hiểu các từ : Trưởng tràng (người đứng đầu nhóm học trò cùng học một thầy thời xưa). Dược sơn (núi thuốc)
HĐ 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện.
-Học sinh đọc yêu cầu của bài:
+ Dựa vào tranh và lời kể của cô giáo kể lại từng đoạn của câu chuyện.
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức HS kể theo nhóm bàn (4em). GV theo dõi giúp đỡ các nhóm yếu.
- Học sinh thi kể từng đoạn theo tranh.
- GV nhận xét, động viên, tuyên dương những HS kể hay.
- Cho học sinh xung phong kể toàn bộ câu chuyện. Có thể tự đặt một số câu hỏi yêu cầu các bạn trả lời.
H: Bạn nào có thể nêu nội dung bức tranh thứ nhất?
(Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam)
H: Bức tranh thứ 6 cho ta thấy điều gì?
(Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam)
- GV cùng HS nêu và chốt lại nội dung từng bức tranh.
H: Câu chuyện chúng ta vừa kể có ý nghĩa như thế nào ? khuyên ta điều gì?
(khuyên chúng ta yêu quí thiên nhiên,hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cây, cọng cỏ)
HS nhắc lại ý nghĩa chuyện.
Học sinh bình chọn người kể chuyện hay nhất.
- GV tuyên dương.
- Lắng nghe và theo dõi SGK.
HS đọc nêu 3 yêu cầu
- HS kể chuyện theo nhóm
- Đại diện một số nhóm thi kể từng đoạn.
- Mời một số học sinh nhận xét
-2 em kể toàn bộ câu chuyện.HS theo dõi nhận xét.
- Học sinh dựa tranh và nội dung chuyện trả lời.
- HS nhận xét
- HS trao đổi rút ra ý nghĩa câu chuyện.
– HS giơ thẻ lớp trưởng tổng hợp thẻ bình chọn và báo cáo KQ.
4. Củng cố: - GV liên hệ giáo dục HS: phải biết yêu quí cây cỏ xung quanh ta.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe. Chuẩn bị kể chuyện đã nghe, đã đọc.
__________________________________________
KHOA HỌC
Phòng bệnh viêm não
I. Mục tiêu :
-BiÕt nguyªn nh©n vµ c¸ch phßng tr¸nh bƯnh viªm n·o
II. Chuẩn bị:- GV : Tranh minh họa trang 30, 31; Phiếu học tập :
Bảng con, bút viết, các thẻ có ghi chữ, một chuông nhỏ (hoặc vật có thể phát ra âm thanh).
II: Các họat động dạy - học
1. Bài cũ : “Bệnh sốt xuất huyết”.
H: Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào ?
H: Nêu những việc làm để đề phòng bệnh sốt xuất huyết ?
2 Bài mới : - Giới thiệu bài - Ghi đề.
Họat động của GV
Họat động của HS
HĐ 1: Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh,ai đúng”
-GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
-Phân lớp thành 4 nhóm, GV yêu cầu mọi thành viên trong nhóm đọc các câu hỏi và câu trả lời SGKrồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu trả lời nào. Cử một bạn viết nhanh kết quả vào bảng con và lắc chuông báo hiệu đã xong.
-GV theo dõi và ghi rõ nhóm nào xong trước, nhóm nào xong sau.
- Cả lớp làm xong mới yêu cầu các nhóm giơ đáp án.
- GV cùng HS nhận xét kết quả và công bố:
- Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc.
* Đáp án: 1-c ; 2-d ; 3-b ; 4-- a .
-GV yêu cầu HS nhắc lại và chốt ý:
H: Tác nhân gay ra bệnh viêm não là gì ?
H:Lứa tuổi nào hay mắc nhiều nhất ? Bệnh lây truyền như thế nào ?
H: Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào ?
HĐ 2:Tìm hiểu cách đề phòng bệnh viêm não.
- GV dán lần lượt từng bức tranh lên bảng yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm đôi.
-Gọi học sinh chỉ tranh và nêu nội dung của bức tranh ? Cho biết tác dụng của việc làm đó ?
-GV bổ sung.
H: Qua những hình ảnh, việc làm trên, các em hãy suy nghĩ xem ta cần làm gì để đề phòng bệnh viêm não ?
- Gợi ý cho các em liên hệ sát thực tế địa phương.
(biện pháp tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại và môi trường xung quanh, không để ao tù, nước đọng, cần diệt muỗi, bọ gậy, có thói quen ngủ mắc màn. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng..)
-GV chốt lại các nội dung, gọi học sinh đọc phần bài học SGK.
- HS làm việc theo nhóm.
- Báo thời gian làm xong bằng chuông.
- Các nhóm giơ thẻ.
- Lần lượt HS dựa vào kết quả thảo luận trả lời?
-HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
-HS chỉ tranh trình bày.
-Một số em bổ sung.
-HS thảo luận nhóm bàn, trao đổi với nhau những việc làm cần thiết để phòng bệnh viêm não.
- HS trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
-2 HS đọc bài học.
4.Củng cố : - Gọi HS đọc phần bài học SGK/66
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: -Về học thuộc bài,chuẩn bị bài tiếp : Phòng bệnh viêm gan A
_______________________________________________________
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần trước:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên .
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nghe giải đáp, tháo gỡ.
- GV tổng kết chung:
a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 10 phút đầu giờ.
b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu.
c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm 10”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả:
d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực chăm sóc bồn hoa nhà trường, thu nhặt phế liệu làm kế hoạch nhỏ.
2 .Kế hoạch tuần 8:
- Học chương trình tuần 8.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Luyện tập đội trống, kỹ năng đội viên.
- Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đầy đủ, chăm sóc bồn hao nhà trường theo sự phân công.
- Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.
- Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ
3. Sinh hoạt tập thể:
Nếu còn thời gian GV cho HS sinh hoạt ca hát để ôn lại các bài hát bài hát của Đội, bài hát Quốc ca hoặc chơi các trò chơi do đội hướng dẫn.
*************************************************************************
File đính kèm:
- Tuần 7.doc