Giáo án dạy Lớp Năm - Tuần 3

TẬP ĐỌC

Lòng dân

I.Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật

II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Tranh minh họa SGK.

 HS: Đọc, tìm hiểu bài.

III. Các hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi:

H. Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào?

 

doc39 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Lớp Năm - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết TLV trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Sau 10 -12 phút làm bài, yêu cầu một số em đọc bài làm của mình, lớp theo dõi và nhận xét. - GV nghe, nhận xét và chấm điểm cho học sinh. 1 em nêu, lớp theo dõi vào SGK. - Chú ý nghe. - Từng cá nhân thực hiện. 5-6 em lần lượt đọc bài làm, lớp nhận xét bài của bạn. 4.Củng cố- Dặn dò: - Về nhà hoàn thiện các đoạn văn còn lại vào vở, chuẩn bị bài: “Luyện tập tả cảnh”. - Nhận xét tiết học. _____________________________________________________ KỂ CHUYỆN Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. I.Mục đích, yêu cầu: Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể. II. Chuẩn bị: - GV và HS có thể mang đến lớp một số tranh, ảnh minh họa những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về một anh hùng, danh nhân ở nước ta và nêu ý nghĩa câu chuyện đó. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Xung quanh ta hẳn không ít nguời những con nguời tốt với những việc làm tốt họ đã góp phần xây dựng quê hương đất nước. Trong tiết kể chuyện hôm nay mong các em hãy kể cho nhau nghe những điều mà em tận mắt chứng kiến đó – GV ghi đề lên bảng. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học cảu HS HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài: -Gọi 1 em đọc đề bài. H: Đề bài yêu cầu gì? (kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia). Thể loại có gì khác so với thể loại kể chuyện lần trước? (chuyện được tận mắt chứng kiến hoặc câu chuyện của chính em không phải câu chuyện có sẵn). Đối tượng trong câu chuyện là người thế nào? (Người làm việc tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước) – GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài. HĐ 2: Hướng dẫn kể chuyện. -Gọi 1 HS đọc gợi ý 1; 2 cả lớp đọc thầm và nêu chuyện mà mình định kể cho lớp và các bạn cùng nghe (Chỉ giới thiệu tên người và công việc của họ làm) – nếu HS chọn nội dung câu chuyện chưa phù hợp GV giúp HS có định hướng đúng). -Gọi 1 HS đọc gợi ý 3 cả lớp đọc thầm và trải lời: H: Em kể theo gợi ý nào? Nên kể câu chuyện như thế nào? (Ở gợi ý a kể câu chuyện phải có: mở đầu, diễn biến, kết thúc và nêu được suy nghĩ của em về hành động của người đó. Ở gợi ý b: Kể về ai? Người ấy có lời nói hành động gì đẹp? Em nêu được suy nghĩ của mình về hành động của người đó.) -Yêu cầu HS viết ra những ý chính của câu chuyện mình định kể ra giấy nháp. HĐ 3: HS thực hành kể chuyện: -Tổ chức cho HS dựa vào ý chính đã viết kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Sau đó thảo luận về ý nghĩa câu chuyện hoặc nêu suy nghĩ của mình về nhân vật trong chuyện. GV đến từng nhóm nghe HS kể, h/dẫn, uốn nắn. -Tổ chức cho hs thi kể chuyện nối tiếp trước lớp. Mỗi em kể xong tự nói suy nghĩ về nhân vật trong chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời bạn câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. -Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị. -1 HS đọc đề bài – cả lớp đọc thầm. -HS trả lời các nhân, HS khác bổ sung. -1HS đọc gợi ý 1;2 SGK, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn. -HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. -HS kể chuyện theo nhóm 2 em, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện. -HS thi kể chuyện trước lớp. -HS bình chọn. 4. Củng cố . Dặn dò: -Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe; đọc trước phần gợi ý, quan sát hình ảnh có kèm lời bài: “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”. _________________________________________________ KHOA HỌC Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì I. Mục tiêu: Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Hình trang 14 SGK. HS: Nội dung bài, sưu tầm các tấm ảnh của tuổi dậy. III. Các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi–sau đó GV nhận xét ghi điểm cho từng học sinh. H: Phụ nữ có thai nên làm gì? H: Mỗi người trong gia đình cần làm gì với phụ nữ có thai? 3.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của GV HĐ 1: Giới thiệu ảnh sưu tầm được. MT: HS nêu được tuổi và đặc điểm của bé trong ảnh đã sưu tầm được. -GV y/cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình mang đến lớp. -GV nhận xét khen ngợi HS giới thiệu hay, giọng rõ ràng, lưu loát. HĐ 2: Chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?” MT: HS nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi. -GV chia lớp thành nhóm 4 em và giới thiệu trò chơi, cách chơi: +Cách chơi: Các thành viên cùng đọc thông tin trong khung chữ và quan sát tranh trang 14 SGK. Sau đó cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng con. Cử 1 bạn khác báo nhóm đã làm xong. – Nhóm nào xong trước sẽ thắng cuộc. -Tổ chức cho HS tiến hành hoàn thành nội dung SGK yêu cầu theo sự hướng dẫn của GV. Nhóm nào làm xong thì báo. GV ghi nhận nhóm xong trước, xong sau. Đợi tất cả các nhóm cùng xong yêu cầu các em giơ đáp án. -GV n/xét nêu đáp án đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Sau đó gọi HS nêu các đặc điểm nổi bật của từng lứa tuổi. Đáp án đúng: 1. Dưới 3 tuổi. (1-b) 2.Từ 3 đến 6 tuổi. (2-a) 3. Từ 6 đến 10tuổi. (3-c) GV kết luận: Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, cơ thể chúng ta có sự thay đổi, tính tình cũng có sự thay đổi rõ rệt. Dưới 3 tuổi trẻ em đã biết nói biết đi, biết tên mình, nhận ra quần áo, đồ chơi của mình. Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ em rất hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo, thính nói chuyện với người lớn và rất giàu trí tưởng tượng. Từ 6 đến 10 tuổi, cơ thể chúng ta đã hoàn chỉnh các bộ phận và chức năng của cơ thể. Hệ thống cơ, xương phát triển mạnh. HĐ3: Tìm hiểu về đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi người: MT: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì. - Yêu cầu: HS hoạt động theo nhóm 6, nội dung: + Đọc thông tin và quan sát trang 4; 5 trong SGK. + Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào? + Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không? +Tại sao nói là tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người? -Yêu cầu đại diện nhóm trả lời, GV nhận xét chốt lại: *Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người vì đây là thời kì có nhiều thay đổi nhất: Cơ thể phát triển nhanh về cân nặng và chiều cao; con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh; biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội. -HS giới thiệu được; Bé tên gì? Mấy tuổi? Lúc đó bé biết làm gì?... -Nắm bắt cách chơi. -HS tiến hành hoàn thành nội dung SGK yêu cầu, theo sự hướng dẫn của GV. -HS giơ đáp án. -HS theo nhóm đọc thông tin và trả lời nội dung được giao. -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. 4. Củng cố – Dặn dò: - Gọi 1 em đọc mục: Tuổi dậy thì. - Chuẩn bị bài: “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già”. ____________________________________ Sinh hoạt tập thể I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 3: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên (có kèm sổ ). - Ý kiến các thành viên. - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV tổng kết chung: a/ Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 10 phút đầu giờ, cần chú ý thêm khăn quàng, áo quần gọn gàng hơn. b/ Đạo đức: Đa số các em ngoan, không có hiện tượng nói tục, chửi thề, đánh nhau, biết giúp đỡ các bạn yếu. c/ Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập:, cần phát biểu xây dựng bài hơn, chú ý trong giờ học : d/ Công tác khác: Tham gia tốt mọi phong trào, trực cờ đỏ theo lịch tốt, sinh hoạt Đội, Sao đúng thời gian và đảm bảo nội dung. 2. Phương hướng tuần 4 : -Đi học chuyên cần, đúng giờ. -Học bài và làm bài trước khi đến lớp. -Thường xuyên biết giúp đỡ bạn yếu. -Tích cực tham gia mọi phong trào trường, lớp, Đội. -Chăm sóc bồn hoa theo tổ.

File đính kèm:

  • docTuần 3.doc