TẬP ĐỌC
Mùa thảo quả
I.Mục đích yêu cầu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn , nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
-Hiểu ND : Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được c.hỏi trong SGK).
- HS K, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II/ Chuẩn bị:
-GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
-Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc
- HS: Đọc trước bài.
III/ Hoạt động dạy và học :
1.Ổn định:
2. Bài cũ: - GV gọi 3HS đọc bài thơ Tiếng vọng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-H :Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào ?
-H : Vì sao tác giả băn khoăn day dứt về cái chết của chim sẻ ?
-H : Nêu đại ý của bài? - Nhận xét và ghi điểm.
32 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Lớp Năm - Tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà.
Mái tóc:
+ đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối; mớ tóc dày, khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
Đôi mắt:
(khi bà mỉm cười) hai con ngươi đem sẫm mở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
Khuôn mặt:
+ đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
Giọng nói:
+ trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ cậu bé; dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoá hoa.
* GV: Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc đồng thời bộ lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ với bà qua từng lời tả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT 2.
+ Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
(Cách tiến hành tương tự như ở BT1).
+ GV chốt lời giải đúng:
+ GV treo bảng phụ ghi vắn tắt chi tiết tả người thợ rèn.
- Gọi HS đọc lại nội dung bảng tóm tắt.
* Những chi tiết tả gười thợ rèn đang làm việc:
+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
+ Quai những nhát búa hăm hở (khiến con cá lửa, không chịu khuất phục)
+ Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng
+ Lôi con cá lửa ra
+ Trở tay ném thỏi
+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
* GV: Tác giả đã quan sát rất kĩ HOẠT ĐỘNG của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành một lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. Thỏi thép hồng được ví như một con cá sống bướng bỉnh, hung dữ; anh thợ rèn như một người chinh phục mạnh mẽ, quyết liệt. Bài văn hấp dẫn, sinh động, mới lạ cả với người đã biết nghề rèn.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS lắng nghe.
+ HS làm bài cá nhân.
+ Một vài HS đọc phần ghi chép của mình.
+ Lớp nhận xét bài làm của bạn.
+ 2 HS đọc lại.
+ Lớp chú ý nghe.
+ 1HS đọc,lớp đọc thầm.
+ HS trao đổi theo nhóm bàn, cử đại diện phát biểu, lớp nhận xét bổ sung.
+ HS quan sát bảng ghi tóm tắt và đọc.
+ Vài HS lần lượt đọc, lớp lắng nghe.
+ Lớp lắng nghe.
4. Củng cố, dặn dò: + GV nhận xét tiết học.
+ Về học bài, chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau.
_______________________________________________
KHOA HỌC
Đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của đồng
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- Quan sát nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng.
- Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng
II.Chuẩn bị: - Thông tin và hình trang 50, 51 SGK. - Một số đoạn dây đồng.
- Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng.
- Phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - GV nhận xét ghi điểm.
-H : Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
- H : Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép trong gia đình.
- Gọi HS nhận xét, GV đánh giá ghi điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Làm việc với vật thật
- Yêu cầu làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát sợi dây đồng và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng so với đoạn dây thép.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm, nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Dây đồng có màu nâu đỏ, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn SGK sau đó ghi lại kết quả trả lời vào phiếu.
- GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình, em khác nhận xét.
+ HS quan sát và tthảo luận nhóm.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ HS làm bài vào phiếu cá nhân.
+ HS lần lượt trình bày.
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Có màu nâu đỏ, có ánh kim
- Dễ dát mỏng và kéo sợi
- Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt
Có màu nâu hoặc màu vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng
Kết luận: Đồng là kim loại. Đồng- thiếc, đồng- kẽm đều là hợp kim của đồng.
Hoạt động 3: Quan sát và trả lời.
* GV yêu cầu HS:
- Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
- Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong gia đình.
Kết luận: - Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ôtô, tàu biển
- Các hợp kim của đồng Được dùng để làm các dụng cụ trong gia đình như nồi, mâm; các dụng cụ nhạc như kèn hoặc để chế tạo vũ khí, đúc tượng
- Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu, vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại.
- 2 HS nêu lại.
+ HS nối tiếp thực hiện yêu cầu.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
4. Củng cố, dặn dò: + Gọi HS nêu bài học. GV kết hợp giáo dục. Về học bài và chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I.Mục đích yêu cầu
-KĨ lai ®ỵc c©u chuyƯn d· nghe, ®· ®äc cã Nd b¶o vƯ MT; lêi kĨ râ rµng, ng¾n gän.
-BiÕt trao ®ỉi vỊ ý nghi· cđa c©u chuyƯn ®· kĨ; biÕt nghe vµ nhËn xÐt lêi kĨ cđa b¹n
II/Chuẩn bị: - Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường (GV và HS sưu tầm được).
III/ Hoạt động dạy học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: + Gọi 2 HS lên kể lại toàn bộ câu chuyện Người đi săn và con nai ; nói điều em hiểu được qua câu chuyện.
+ Gọi HS nhận xét bạn kể, GV nhận ghi điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
+ GV ghi đề bài lên bảng, gọi HS đọc đề bài.
+ GV gạch chân dưới cụm từ bảo vệ môi trường.
+ Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 , 2 , 3. Tiếp tục gọi 1 HS đọc đoạn văn trong bài tập 1/115 để nắm được các yếu tố tạo thành môi trường.
+ GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS cho tiết học.
+ Gọi HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọnå kể.
H: Đó là chuyện gì? Em đọc truyện ấy trong sách, báo nào? Hoặc nghe câu truyện ấy ở đâu?
Hoạt động 2: HS thực hành KC, trao đổi về ý ghĩa câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV ghi lên bảng tên từng câu chuyện mà HS kể.
- Yêu cầu HS n/xét về nội dung mỗi câu chuyện các bạn kể: cách kể chuyện, khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Tổ chức bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
* GV tuyên dương HS.
+ Lần lượt HS đọc.
+ 3 HS nối tiếp đọc.
+ 1 HS đọc đoạn văn.
+ HS kiểm tra chéo và báo cáo.
+ Lần lượt HS giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
+ HS giới thiệu và trả lời.
+ HS trao đổi nhóm đôi theo yêu cầu.
+ Mỗi tổ đại diện 1 HS lên thi kể chuyện.
+ HS nhận xét.
+ Nêu ý kiến bình chọn qua các nội dung.
4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị tiết sau.
____________________________________________________
Sinh hoạt tập thể
I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 12:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. - Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nghe giải đáp, tháo gỡ.
- GV tổng kết chung:
a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 10 phút đầu giờ.
b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: . . Tham gia tích cực các phong trào thi đua. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả:
d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ,
2 .Kế hoạch tuần 13:
- Học chương trình tuần 13.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản.
- Luyện tập đội trống, kỹ năng đội viên, đạt hiệu quả cao.
- Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đầy đủ.
- Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.
- Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ.
File đính kèm:
- Tuần 12.doc