TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS trường tiểu học ở Lúc - xăm – bua KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
-Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện.
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
-Ba HS đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, và trả lời các câu hỏi trong SGK
-GV nhận xét và cho điểm.
3 . Bài mới
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp 3 tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Mục tiêu :
- Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? (Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? Tra lời đúng các câu hỏi Bằng gì ? Thực hành trò chơi hỏi đáp sư dụng cụm từ Bằng gì ?)
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.
Cách tiến hành :
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- GV mời 3 HS lên bảng làm bài và chốt lạ lời giả đúng .
Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của trò trơi.
- HS trao đổi theo căp : em hỏi em trả lời.
- Yêu cầu một số nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét
Bài tập 4
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu hs tự làm bài
- GV dán lên bảng 2 tờ phiếu ; mời 2 HS lên bảng
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về xem lại BT4.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Làm việc cá nhân.
- Cả lớp chữa bài
Lời giải :
Câu a : Voi uống nước bằng vòi
Câu b : Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính,
Câu c : Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu củabài.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- Đáp án :
+ Hằng ngày, em viết bài bằng bút bi./ bằng bút máy./ …
+ Chiếc bàn em ngồi học làm bằng gỗ. / bằng nhựa. / …
+ Cá thở bằng mang.
- 1HS đọc yêu cầu
- HS làm việc nhóm đôi
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 2HS lên bảng làm bài.
- Câu a : Một người kêu lên : “Cá heo !”
- Câu b : Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết : chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà,…
- Câu c : Đông Nam Á gồm mười nước là : Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA : U
I. MỤC TIÊU
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U (1 dòng) viết đúng tên riêng Uông bí (1 dòng) và câu ứng dụng: Uốn cây... còn bi bô (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
-Mẫu chữ viết hoa U. Vở Tập viết 3, tập một.
-Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
-Hai, ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Trường Sơn, Trẻ em.
-GV nhận xét và cho điểm.
3 . Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa U có trong từ và câu ứng dụng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con (10’)
Mục tiêu :
- Viết đúng, đẹp chữ hoa U.
- Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng giữa các chữ trong từ , cụm từ.
Cách tiến hành :
a) Hướng dẫn viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng chữ viết hoa U và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- GV viết lại mẫu chư, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa U vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS.
b) Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu : Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh.
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
- Yêu cầu HS viết Uông Bí GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
c) Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích : Cây non cành mềm nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết : Uốn, Dạy vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết (17’)
Mục tiêu :
- Viết đúng, đẹp chữ hoa U, tên riêng và câu ứng dụng.
- Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ , cụm từ.
Cách tiến hành :
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập một, sau đó yêu cầu HS viết bài vào vở.
Hoạt động 3 : Chấm, chữa bài (4’)
- GV chấm nhanh 5 đến 7 bài
- Sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Có chữ hoa U,B,D.
- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc Uông Bí.
- Chữ U,B,g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc
- Chữ U, D,y,h,b cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết :
+ 1 dòng chữ U cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ B,D cỡ nhỏ.
+ 2 dòng chữ Uông Bí cỡ nhỏ.
+Viết câu ứng dụng : 2 lần
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 30 Thứ Năm ngày 15 tháng 04 năm 2010
CHÍNH TẢ
MỘT MÁI NHÀ CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
-Bảng lớp viết BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hai hs viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con theo lời đọc của GV : lệt bệt, chênh lệch, hết giờ, mũi hếch.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Tiết chính tả này các em sẽ viết ba khổ đầu của bài Một mái nhà chung và làm đúng các bài tập phân biệt các âm vần dễ lẫn
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (22’)
Mục tiêu :
- Nhớ và viêt lại đúng ba khổ thơ đầu của bài Môt mái nhà chung .
Cách tiến hành :
a) Trao đổi về nội dung bài viết
- GV đọc đoạn viết1 lượt.
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn thơ có mấy khổ ? Trình bày như thế nào cho đẹp ?
- Các dòng thơ được trình bày như thế nào ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ tìm được.
d) Viết chính tả
- GV đọc cho hs viết bài
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, lưu ý các tiếng khó cho hs chữa
g) Chấm bài
- GV chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bàivề mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5’)
Mục tiêu :
Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống tiếng có âm, vần dễ viết sai:tr/ch hoặc êt/êch.
Cách tiến hành :
Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Nghe GV đọc. Sau đó theo dõi 3 hs đọc thuộc lòng.
- Đoạn thơ có 3 khổ. Giữa 2 khổ thơ ta để cách ra một dòng.
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và lùi vào 2 ô.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con các từ vừa tìm được.
HS nghe GV đọc và viết vào vở
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT2.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 3 HS thi làm bài trên bảng lớp.
- Đọc lại các từ vừa tìm được và viết vào vở :Tết – tết – bạc phếch
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 30 Thứ ………… ngày ………… tháng ………… năm 2010
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
- Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
-Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý viết thư.
-Bảng phụ viết trình tự lá thư.
-Phong bì thư, tem thư, giấy rời để viết thư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
-Hai, ba HS đọc lại bài văn kể lại một trận thi đấu thể thao (tiết TLV tuần 29).
-GV nhận xét và cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài(1’)
- GV : Trong giờ học tập làm văn này, câc em sẽ dựa vào gợi ý của SGK viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs viết bài (26’)
Mục tiêu :
- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Trình bày đúng hình thức bức thư ; bức thư đủ ý ; dùng từ đặt câu đúng ; thể hiện tìh cảm với người nhận thư.
Cách tiến hành :
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS giải thích yêu cầu của BT theo gợi ý
- GV chốt lại : Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nuớc ngoài các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, hoặc các bài đọc giúp em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn tưởng tượng của các.
- GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và nêu trình tự của một bức thư.
- Yêu cầu HS cả lớp viết bài.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì, dán kín.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhắc những HS chưa hoàn thanh bức thư về nhà hoàn thanh nốt, các em có thể nhờ báo Thiếu niên tiền phong chuyển giúp thư.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về xem lại nội dung viết thư cho một bạn nước ngoài và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS giải thích.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm bài.
- 1 HS nêu trình tự của một bức thư :
+ Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày tháng, năm).
+ Lời xưng hô (bạn …thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không đặt dấu gì.
+ Nội dung thư : Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên.
- Thực hành viết .
- HS đọc bài của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- Baigiang(1).doc