1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải trong bài: Đôn hậu, thành thực, Trung Kì, bùi ngùi. Nắm được cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
2. Kĩ năng: Bộc lộ tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
3. Thái độ: Yêu quý quê hương, biết góp phần làm cho quê hương mình giàu đ
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 - Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
2. Kĩ năng: Viết đúng kĩ thuật, trình bày bài đẹp.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn VS –CĐ.
II) Đồ dùng dạy học
GV: chữ mẫu viết hoa G, Ô, T ; phấn màu
HS: bảng con , phấn
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
HS viết bảng con: G- Gò Công
GV nhận xét bài viết
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn viết trên bảng con:
+) HĐ1: Luyện viết chữ hoa
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: G, Ô, T, V, X
- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát
- HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó
- GVnhắc lậi cách viết , sau đó viết trên bảng lớp.
- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.
+) HĐ2: Luyện viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng
- GV giảng từ ứng dụng: Ông Gióng.
- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li?
- GV viết mẫu trên bảng lớp
- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con
- GV nhận xét sửa sai
+) HĐ3: Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng
- GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng
- HS viết bảng con:
c. Hướng dẫn viết vở
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết
- HS viết bài vào vở
- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS
d. Chấm bài
- GV chấm 1 số bài , nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách viết chữ G.
- Về nhà viết phần bài ở nhà
Thứ sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2005
tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Dựa theo mẫu bài tập đọc:Thư gửi bà và gợi ý về hình thức, nội dung thư, biết viết một bức thư ngắn để thăm hỏi, báo tin cho người thân.
2. Kĩ năng: Diễn đạt ý rõ ràng, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư; ghi rõ nội dung trên phong bì thư theo đường bưư điện.
3. Thái độ: Biết giữ gìn bức thư, trân trọng lá thư và người đưa thư.
II) Đồ dùng dạy học
GV: 1 bức thư và phong bì thư đã viết sẵn.
HS: giấy, phong bì thư.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
1HS đọc bài: Thư gửi bà
GV nêu câu hỏi: Dòng đầu thư ghi gì?
HS trả lời
GV nhấn mạnh lại cách ghi.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(86)
1HS đọc bài tập, cả lớp đọc thầm
GV: Khi viết thư em sẽ định vết cho ai?
HS nêu
GV hướng dẫn HS nói miệng dựa vào SGK
HS nói về nội dung bức thư mình sẽ viết theo gợi ý SGK
GV nhận xét, chỉnh sửa câu văn.
GV nhắc nhở HS trước khi làm bài: cần trình bày đúng ghi rõ ngày, tháng, năm, lời xưng hô, lời chào, lời lẽ cho đúng, thể hiện sự tôn trọng.
HS trình bày trước lớp
GV rút kinh nghiệm qua bài viết của HS
Bài 2(86)
GV đưa ra chiếc phong bì
HS quan sát phong bì thư.
GV nêu câu hỏi: Góc bên trái ( phía trên) viết gì?
Góc bên phải( phía dưới) viết gì?
Góc bên phải(phía trên ) viết gì?
HS trả lời câu hỏi GV nêu
GV yêu cầu HS lấy phong bì thư ra để viết
HS viết trên phong bì.
GV quan sát giúp đỡ các em viết cho đúng.
3. Củng cố dặn dò
HS nhắc lại cách viết thư và cách ghi phong bì thư.
Về nhà hoàn thiện nội dung bức thư.
chính tả ( nghe viết)
Quê hương
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Nghe viết chính xác 3 khổ thơ bài: Quê hương. Luyện đọc, viết các chữ có vần et, oet.
2. Kĩ năng: Trình bày đúng 3 khổ thơ, viết hoa đúng chữ đầu bài và phân biệt một số chữ dễ lẫn.
3. Thái độ: Có ý thức viết đúng chính tả.
II) Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ chép nội dung bài tập 2(82)
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
GV đọc các từ: Quả xoài, nước xoáy, đứng lên, thanh niên.
HS viết bảng con, bảng lớp
GV nhận xét sửa sai
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
+) HĐ1: Hướng dẫn chuẩn bị
HS đọc 3 khổ thơ cần viết, lớp theo dõi SGK
GV nêu câu hỏi: Nêu những hình ảnh gắn với quê hương?
Những chữ nào trong bài viết hoa?
+) HĐ2: Viết từ khó
HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
GV nhận xét HS viết
+) HĐ3: Viết bài:
GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
+)HĐ4: Chấm , chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi.
HS ghi số lỗi ra lề.
GV chấm 5 – 7 bài và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2(82)
1HS đọc yêu cầu bài, sau đó suy nghĩ làm bài.
GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tậpvà yeu cầu HS lên chữa bài.
1HS lên bảng chữa bài.
GVchốt lại lời giải đúng.
Bài 3(82)
GV đọc câu hỏi.
HS giải đố các câu hỏi đó.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
Toán
Tiết 50: Bài toán giải bằng hai phép tính
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Làm quen với bài toấn giải bằng hai phép tính.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
3. Thái độ: Có ý thức hăng hái phát biểu xây dựng bài.
II) Đồ dùng dạy học
GV: 8 chấm tròn
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
GV trả bài kiểm tra và nhận xét.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn giải bài tập
+) HĐ1: Bài toán 1
GV nêu bài toán qua các chấm tròn
HS đọc lại đề bài
GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng như SGK
Hướng dẫn HS làm phần a bằng cách đặt câu hỏi
HS trả lời và làm theo GV hướng dẫn
GV hỏi: Đây là bài toán thuộc dạng toán nào?
HS trả lời dạng toán nhiều hơn.
GV hướng dẫn làm phần b ( GvV khoanh tiếp vào sơ đồ hỏi cả)
GV nói đây là bài toán tìm tổng hai số ( số chấm tròn ở cả hai hàng)
Muốn biết số chấm tròn ở cả hai hàng ta làm như thế nào?
HS đọc lời giải
GV ghi bảng lời giải
+) HĐ2: Bài toán 2
GV nêu câu hỏi của bài toán 1: Cả hai hàng có mấy cái kèn? Khi giải bài toán có một câu hỏi thì vẫn phải giải bằng 2 phép tính.
1 HS đọc đề bài bài 2
GV vẽ sơ đồ như SGK và nêu câu hỏi : Muốn tìm số cá ở hai bể , ta phải biết gì?
Đã biết số cá ở bể 1, làm thế nào để tính được số có ở bể 2?
Làm thế nào tính được số cá ở hai bể?
HS trả lời câu hỏi GV nêu.
GV viết cách trình bày bài giải như SGK
GV kết luận đây là bài toán giải bằng hai phép tính
c. Thực hành
Bài 1 (50)
HS đọc yêu cầu bài tập
GV đặt câu hỏi phân tích đề bài
HS trả lời câu hỏi GV nêu sau đó làm vở nháp , bảng lớp
GV nhận xét sửa sai
Bài 2(50) GVhướng dẫn tự bài 1
3. Củng cố dặn dò
HS nhắc lại bước giải bài toán bằng hai phép tính
Toán
Tiết 46: Kiểm tra
I/ mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Kiểm tra nhân, chia nhẩm bảng nhân, chia 6, 7; nhân chia số có hai chứ số với số có một chữ số; mối quan hệ đơn vị đo độ dài, đo đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng; tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số; giải toán gấp lên một số lần.
2. Kĩ năng: Trình bày bài khoa học, sạch đẹp.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác trong kiểm tra.
II) Đồ dùng dạy học
HS: Giấy kiểm tra
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
GV nêu đề kiểm tra
Bài 1: Tính nhẩm
6 x 3 = 24 : 6 = 7 x 2 = 42 : 7 =
6 x 5 = 49 : 7 = 7 x 6 = 70 : 7 =
7 x 4 = 35 : 7 = 6 x 7= 54 : 6 =
Bài 2: Tính
12 20 86 : 2 99 : 3
7 6
Bài 3:
2 m 20 cm………..2 m 25 cm 8 m 62 cm…………8m 60 cm
4 m 50 cm………….450 cm 3 m 5 cm……….. 300 cm
6 m 60 cm………….6 m 6 cm 1 m 10 cm…………110cm
Bài 4:
Chị nuôi được 12 con gà, mẹ nuôi được gấp 3 lần số gà của chị. Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu con gà?
Bài 5:
Vẽ đoạn tnẳng AB có độ dài 9 cm
b. Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 1/3 độ đai đoạn thẳng AB.
Cách đánh giá
Bài 1: 2đ ( mỗi phép tính đúng 1 đ)
Bài 2: 2đ ( mỗi phép tính đúng 0,5đ)
Bài 3: 2đ ( mmỗi lần viết đúng 1/3 đ)
Bài 4: 2đ
Bài 5: 2đ
Thủ công
Tiết 10: Kiểm tra chương 1
Phối hợp gấp, cắt, dán hình.
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Đánh giá sản phẩm gấp, cắt, dán một trong những hình đã học.
2. Kĩ năng: Biết trình bày sản phẩm khoa học trên giấy.
3. Thái độ: Có ý thức trong kiểm tra.
II) Đồ dùng dạy học
HS: Giấy màu, kéo, keo.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1) Đề bài: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I.
2) Đánh giá:
+) Hoàn thành (A)
- Nếp gấp thẳng, phẳng.
- Đường cắt thẳng, đều, không bị mâpa mô răng cưa.
- Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật , hoàn thành sane phẩm tại lớp.
+) Hoàn thành (B)
- Thực hiện chưa đúng qui trình, kĩ thuật.
- Không hoàn thành sản phẩm.
đạo đức
Bài 10: Chia sẻ buồn vui cùng bạn
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Củng cố hành vi biết cha sẻ buồn vui cùng bạn.
2. Kĩ năng: HS biết chia sẻ buồn vui cùng bạn.
3. Thái độ: Quý trọng và tôn trọng những người luôn quan tâm đến người khác.
II) Đồ dùng dạy học
HS: Vở bài tập đạo đức 3
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
Tại sao cần phải biết chia sẻ buồn vui cùng bạn?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai
+)Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn.
+) Cách tiến hành
HS: Đọc yêu cầu bài tập 4 (17)
GV hướng dẫn nội dung bài tập
HS: Dùng bút chì ghi chữ Đ vào việc làm đúng, chữ S vào việc làm sai.
GV theo dõi giúp đỡ.
HS: Đại diện các nhóm trình bày.
+) GV k. luận: Các việc làm a,b,c,d,đ là việc làm đúng còn e, h là việc làm sai.
c. Hoạt động2:Liện hệ và tự liên hệ
+)Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và các bạn đồng thời hiểu sâu sắc ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
+)Cách tiến hành:
GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho HS
HS: Nhóm 1, 2 trao đổi câu hỏi 1
Nhóm 3,4 trao đổi câu hỏi 2
Đại diện các nhóm trình bày
+) GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thông cảm, chia sẻ buồn vui cùng nhau.
d. Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
+) Mục tiêu: Củng cố bài
+) Cách tiến hành:
HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn cácbạn trong lớp các câu hỏi có lên quan đến chủ đề bài học.
GV nêu câu hỏi cho các em tập phỏng vấn:
- Vì sao bạn cần quan tâm chia sẻ buồn vui cùng nhau?
- Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuỵên buồn?
- Hãy kể một mẩu chuyện về chia sẻ buồn vui cùng các bạn?
+) GV kết luận về cách diễn đạt của các em và liên hệ giáo dục các em cần phải biết chia sẻ giúp đỡ các bạn .
3. Củng cố dặn dò
HS đọc ghi nhớ SGK
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 3 TUAN 10(3).doc