Giáo án dạy học Tuần 24 - Lớp 5

Tiết 2: Đạo đức

EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

( Tiết 2 )

I.Mục tiêu: Qua bài giúp HS hiểu:

- Cần phải học tập tốt để sau này góp sức xây dựng tổ quốc Việt Nam.

- Cần giữ gìn truyền thống, nét văn hoá của đất nước mình, trân trọng yêu quý mọi con người, sản vật của quê hương Việt Nam.

- Tự hào về truyền thống Việt Nam.

II. Đồ dùng dạy-học

* Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam.

* Giấy tô ki, bút dạ( HĐ 3- tiết 2)

 

doc39 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy học Tuần 24 - Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở bài tập. - Nhận xét bạn làm bài: đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. - Bổ sung câu mình đặt. - Chữa bài (nếu sai). a. Mưa càng to, gió càng thổi mạnh. b. Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng. Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng. Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng. c. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu. Sơn Tinh làm núi lên cao bấy nhiêu. - HS nghe. - Lớp nghe và thực hiện Tiết 4: Kĩ thuật Lắp xe ben (Tiết 1 ) I. Mục tiêu: HS cần phải biết: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben. - Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành. - HSKT lắp được xe ben. II. Đồ dùng: - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy học cụ thể: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Dạy bài mới. a. Hoạt động1: Quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Hướng dẫn HS quan sát kĩ bộ phận và trả lời câu hỏi. + Để lắp được xe ben, theo em cần có mấy bộ phận ? Hãy kể các bộ phận đó. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. * Hướng dẫn chọn các chi tiết. + GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk. + Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. * Lắp từng bộ phận. - GV hướng dẫn HS các thao tác lắp từng bộ phận của xe ben * Lắp ráp xe ben. + GV hướng dẫn HS lắp xe ben theo các bước sgk. + HD HS khuyết tật lắp xe ben. + Kiểm tra sự chuyển động của xe. * Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. - GV hướng dẫn. 4. Củng cố - Dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Hát. - HS để dụng cụ lên bàn. - HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Cần có 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ, sàn ca-bin và các thanh đỡ, hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau, trục bánh xe trước, ca- bin. - HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk - Xếp các chi tiết đã chọn và nắp hộp theo từng loại chi tiết. - HS theo dõi. - HS thao tác lắp xe. - HS khuyết tật lắp xe ben. + Lắp khung sàn xe và các giá đỡ + Lắp sàn ca-bin và các thanh đỡ. + Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau. + Lắp trục bánh xe trước. + Lắp ca bin. - HS cả lớp tháo các bộ phận và xếp gọn vào hộp. Tiết 6: Hoạt động ngoài giờ Múa hát tập thể Thứ sáu ngày 5 tháng 1 năm 2010 Tiết 1:Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu. - Giúp HS ôn tập và rèn luyện kí năng tính diện tích , thể tích của hình lập phương , hình hộp chữ nhật . - HSY làm được một số phép tính đơn giản có trong bài. II. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. 3. Bài mới A . Giới thiệu bài. - GV nêu nội dung yêu cầu bài học. B. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: -Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, S tp , V hình hộp chữ nhật. - GV nhận xét và sửa sai. - Yêu cầu HS làm bài tập 1. - GV cho HS làm bài tập và chữa bài - GV nhận xét sửa sai: * Bài 2 : - GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính thể tích hình lập phương. - Y/c HS làm bài vào vở - GV nhận xét sửa sai. Bài 3: - Gv HD h/s thực hiện . 4. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát . - HS để bài tập lên bàn. - HS nghe. - HS nối tiếp nhắc lại. - HS làm bài và chữa bài . Bải giải 1m = 10dm ; 50cm = 5dm; 60cm = 6dm: a: Diện tích sung quanh của bể kính là: ( 10 + 5 ) x 2 x 6 = 180 (dm2) Diện tích đáy của bể kính là: 10 x 5 = 50 ( dm2 ) Diện tích kính làm bể cá là: 180 + 50 = 230 ( dm2 ) b; thể tích trong lòng bể kính là: 10 x 5 x 6 = 300( dm3 ) c: thể tích nước trong bể kính là: 300: 4 x 3 = 225( dm3 ). Đáp số : a; 320 dm2 b; 300dm3 c;225dm3: - HSY: 180 + 50; 10 x 5 x 6 - 2 HS nhắc lại - HS đọc bài tập 2 và trình bày kết quả trước lớp Bài giải a. Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 4 = 9 ( m2) b. Diện tích toàn phần của hình lập phương là : 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5( m 2 ). c. Thể tích của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375( m 2). Đáp số: a. 9m2 ; b. 13,5 m2; c. 3,375m2. - HSY: 1,5 x 1.5 ;1,5 x 4 - HS về nhà làm bài tập 3 - HS nghe và thực hiện. Tiết 2: Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật I. Mục tiêu: Giúp HS: * Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho tả đồ vật. * Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật. - HSY: đọc các đề bài. II. Đồ dùng dạy - học * HS chuẩn bị đồ vật thật hoặc tranh ảnh về đồ vật. * Giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Thu, chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công cụ của một đồ vật gần gũi với em của 3 HS. - Nhận xét bài làm của HS. 3. Bài mới A. Giới thiệu bài - GV nêu: tiết học hôm nay các em cùng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết. B. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Hỏi: Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý? Hãy giới thiệu cho các bạn được biết. - Gọi HS đọc gợi ý 1 - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu dán lên bảng. - GV cùng HS cả lớp nhận xét để có dàn ý chi tiết, đầy đủ. VD: Dàn ý cho bài văn tả cái đồng hồ báo thức. - Mở bài: Cái đồng hồ này em được tặng nhân ngày sinh nhật. - Thân bài: + Đồng hồ rất đẹp. + Mặt hình tròn được viền nhựa đỏ. + Mang hình dáng một con thuyền lướt sóng. + Màu xanh pha vàng rất hài hoà. + Đồng hồ có 4 kim: Kim giờ to, màu đỏ; kim phút gầy, màu xanh; kim giây mảnh mai, màu tím; kim giây gầy guộc, màu vàng. +Cách vạch số chia đều đến từng mi-li-mét. + Đồng hồ chạy bằng pin. + 2 nút điều khiển phía sau lưng. + Khi chạy đồng hồ kêu tạch tạch. Đến giờ đổ chuông thì giòn giã rất vui tai. - Kết bài: Đồng hồ là người bạn giúp em không bao giờ đi học muộn. Em rất yêu quý chiếc đồng hồ này. - Yêu cầu HS rút kinh nghiệm từ bài của bạn để tự sửa đàn ý của mình theo hướng dẫn của GV. - Gọi HS đọc lập dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa cho từng em. - Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS trình bày dàn ý về văn tả đồ vật của mình trong nhóm. - Lưu ý: HS với dàn ý đã lập, khi trình bày em cố gắng nói thành câuvới mỗi chi tiết, hình ảnh miêu tả. - Gọi HS đọc lập dàn ý của mình trước lớp. - Nhận xét, cho điểm HS trình bày dàn ý tốt. 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết - Lớp hát - 3 HS mang bài cho GV chấm. - HS lắng nghe và xác định mục tiêu của giờ học. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Nối tiếp nhau giới thiệu về đồ vật mình lập dàn ý. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. - HSY đọc bài. - HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào giấy khổ to(hoặc bảng nhóm). - Làm việc theo hướng dẫn của GV. - HS nghe. - Sửa bài của mình. - 3 đến 5 HS đọc dàn ý của mình. - 1 HS đọc yêu cầu. 1 HS đọc gợi ý 2 trước lớp. - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng tạo thành 1 nhóm, trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe. - 3 đến 5 HS trình bày dàn ý của mình trước lớp. Tiết 3: Khoa học An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật: Tránh gây hỏng đồ điện: Đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà - Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. II. Chuẩn bị : Một vài dụng cụ máy móc sử dụng pin(như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi ...pin) - Tranh ảnh áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn - Hình và thông tin trong SGK trang 98,99. III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ - Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới A. Giới thiệu bài - GV nêu nội dung yêu cầu bài học B. Nội dung a: Hoạt động 1 :Thảo luận về các biện pháp phòng tránh điện giật - Cho HS làm việc theo nhóm - Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật - Liên hệ thực tế khi ở nhà và ở trường bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác - Mời đại diện các nhóm phát biểu - GV nhận xét bổ sung: Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện, hoặc dây dẫn điện như cắm vào các vật vào ổ điện (dù các vật đó cách điện), bẻ, xoắn dây điện...(vì vừa làm hỏng ổ điện và dây điện vừa có thể bị điện giật b: Hoạt động 2 : Thực hành. - Cho HS làm việc theo nhóm. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 99 - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV cho HS quan sát một vài dụng cụ thiết bị điện có ghi số vôn. - GV cho HS quan sát cầu trì và giới thiệu: Khi dây chì bị chẩy, phải mở câù dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng. c:Hoạt động 3 :Thảo luận về việc tiết kiệm điện. - Cho HS làm việc theo cặp thảo luận các câu hỏi sau: +Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm? +Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện - GV cho một số HS trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét bổ sung. 4. Củng cố - dặn dò - GV gọi HS đọc mục bạn cần biết trong SGK. - Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát - 2 HS đọc - HS lắng nghe - HS nghe và thảo luận theo nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - HS liên hệ - Đại diện nhóm phát biểu - HS nghe. - HS làm việc theo nhóm - HS trình bày kết quả thảo luận - HS nghe. - HS quan sát và đọc chỉ số ghi trên thiết bị dùng điện. - HS thảo luận và trả lời câu hỏi - Một vài HS trình bày kết quả thảo luận - HS nghe và thực hiện Tiết 5: Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 24 I. Chuyên cần II. Học tập ............................................................................................................................................. III. Đạo đức IV. Các hoạt động khác . V. Phương hướng tuần 25 Nhận xét của tổ chuyên môn

File đính kèm:

  • docTuan 24.doc
Giáo án liên quan