TUẦN 21
TẬP ĐỌC : CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG.
Thời gian dự kiến 40 phút (sgk )
A/ MỤC TIÊU :
I/ Đọc :
- Đọc lưu loát được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó: sung sướng, véo von, long trọng, khôn tả, héo lả, rúc mỏ .
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện tình cảm các nhân vật qua lời đọc.
II/ Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ :sơn ca,khôn tả ,véo von ,bình minh ,cầm tù ,long trọng .
- Hiểu nội dung bài :Câu chuyện khuyên các con phải yêu thương các loài chim.Chim chóc không sống được nếu chúng không được bay lượn trên bầu trời cao xanh ,vì thế các con không nên bắt chim, không nên nhốt chúng vào lồng,
19 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Tuần 21 - Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian dự kiến 40 phút (sgk )
A/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
Kể tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh hoạt của người dân địa phương.
Có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
GV:Hình vẽ ở SGK trang 44 , 45 , 46 , 47.
Tranh ảnh sưu tầm về nghề nghiệp và hoạt động chính của người dân.
- HS: Vở bài tập tự nhiên xã hội .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
I/: KTBC:
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ GVnhận xét.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
1) Giới thiệu : Ghi tựa
2) Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1 : Kể tên một số ngành nghề
Mục tiêu: Nhận biết về nghề nghiệp và cuộc sống chính ở nông thôn và thành thị.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
+ Quan sát tranh và nói về những gì các em nhìm thấy trong hình.
Bước 2:
+ Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
* Kết luận : Những bức tranh 44;45 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở nông thôn các vùng miền khác nhau của đất nước.
+ Những bức tranh 46;47 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở thành phố, thị trấn
Hoạt động 2 : Nói về cuộc sống ở địa phương
Mục tiêu : HS có hiểu biết về cuộc sống sinh hoạt của người dân ở địa phương.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình.
+ Nêu những ngành nghề của người dân có trong tranh vẽ
* Kết luận:: Như vậy, mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của Tổ quốc thì có những ngành nghề khác nhau.
Hoạt động 3:Thi nói về ngành nghề
Phương án: Đối với vùng nông thôn .
-Yêu cầu các nhóm thi nói về ngành nghề ở địa phương mình. Gợi ý nói theo từng bước như:
+ Tên ngành nghề tiêu biểu của địa phương.
+ Ích lợi của ngành nghề đó đối với quê hương, đất nước.
+ Cảm nghỉ của em về ngành nghề đó
+ Gọi các nhóm trình bày trước lớp rồi nhận xét.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
C ác em vừa học bài gì ?
Qua bài học em hiểu được điều gì?
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị đồ dùng để học tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
Bổ sung .
TOÁN : LUYỆNTẬP CHUNG.
Thời gian dự kiến 40 phút (sgk )
A/ MỤC TIÊU : Luyện tập chung .
Ghi nhớ các bàng nhân 2 ; 3; 4 ; 5.
Thực hành tính trong các bảng nhân đã học.
Ghi nhớ tên gọi các thành phần và kết quả trong các phép nhân.
Củng cố kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng cho trước và tính độ dài đường gấp khúc.
B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC
GV:Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 ;3.
- HS:Vở bài tập , bảng con .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
I/Hoạt động 1: KTBC:
+ Gọi 2 HS lên bảng giải bài 3; 1 HS giải bài 4
+ Nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
1/ Hoạt động2: Giới thiệu bài : Ghi tựa
2/ Hoạt động 3: luyện tập – thực hành:
Bài 1:
+ Tổ chức cho HS thi đọc các bảng nhân đã học
+ Nhận xét và ghi điểm
Bài 2:
+ Yêu cầu HS nêu đề bài
+ Yêu cầu HS quan sát bảng số trên bảng, chỉ vào bảng yêu cầu HS đọc từng dòng
+ Điền số mấy vào ô trống thứ nhất?Tại sao?
+ Hướng dẫn và cho HS làm bài
+ Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng giải
Bài 3:Điền dấu .
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn điền dấu đúng chúng ta cần làm gì?
+ Yêu cầu HS làm bài, 2 HS lên bảng.
+ Yêu cầu nhận xét bài bạn
Bài 4:Tính giải.
+ Gọi HS đọc đề bài
+ Yêu cầu tự tóm tắt và giải bài toán. Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Tóm tắt:
1 HS : 5 quyển sách
8 HS : . . . quyển sách
Bài 5:
+ Yêu cầu HS nêu lại cách tính độ dài của đường gấp khúc.
+ Cho HS hoạt động theo nhóm và báo cáo kết quả thảo luận.
+ Nhận xét
III/ Hoạt động 4: CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Dặn HS về học bài . Cho vài HS đọc thuộc các bảng nhân.
Chuẩn bị cho tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
Bổ sung .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
CHIM CHÓC , ĐỌC VÀ TRẢ LỜI . . .Ở ĐÂU?
Thời gian dự kiến 40 phút (sgk )
A/ MỤC TIÊU :
Mở rộng và hệ thống vốn từ về từ ngữ chỉ chim chóc.
Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu?
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
GV:Bảng thống kê từ của bài tập 1.
- HS:Vở bài tập
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
I/ Hoạt động 1:KTBC :
+ Kiểm tra 3 HS.
+ Nhận xét.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
1/ Hoạt động 2: G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
2/ Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu
+ Yêu cầu đọc các từ trong ngoặc đơn
+ Yêu cầu HS đọc các tên của các cột trong bảng từ cần điền.
+ Yêu cầu HS đọc mẫu.
+ Cho HS suy nghĩ và làm bài cá nhân, gọi 1 HS lên bảng làm bài
+ Yêu cầu nhận xét bài trên bảng
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc đề.
+ Yêu cầu HS theo cặp trao đổi để hỏi và trả lời
+ Gọi một số cặp thực hành trước lớp.
+ Muốn biết địa điểm của ai đó, của việc gì đó . . .ta dùng từ gì để hỏi?
+ Hãy hỏi bạn bên cạnh 1 câu có dùng từ ở đâu?
+ Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp rồi nhận xét, sửa chữa.
Bài 3 :
+ Gọi 2 HS đọc yêu cầu.
+ Treo bảng phụ và gọi HS đọc.
+ Yêu cầu 2 HS thực hành theo câu mẫu.
+ Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng
+ Chấm bài và nhận xét
III/ Hoạt động 4: CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Dặn HS về nhà làm bài tập vào vở bài tập.
GV nhận xét tiết học.
Bổ sung .
Thứ sáu, ngày 2 tháng 02 năm 2007
TẬP LÀM VĂN :
ĐÁP LỜI CẢM ƠN . TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM.
Thời gian dự kiến 40 phút (sgk )
A/ MỤC TIÊU :
Biết đáp lời cảm ơn trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
Viết được một đoạn văn có 2 đến 3 câu về loài chim.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
GV:Tranh minh hoạ bài tập 1.
Chép sẵn đoạn văn bài tập 3 trên bảng phụ.
HS:Mỗi HS chuẩn bị tranh ảnh về loài chim mà em yêu thích.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
I/Hoạt động 1: KTBC :
+ Gọi 2 HS đọc đoạn văn viết về mùa hè
+ Nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
1/ Hoạt động 2: G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
2/ Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
+ Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
+ Khi được cụ già cảm ơn, bạn HS đã nói gì?
+ Theo em, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ ntn?
+ Cho HS tìm một số câu nói khác thay cho câu nói của bạn HS?
+ Cho HS đóng lại tình huống.
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Cho 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài.
+ Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1.
+ Cho cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác
+ Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại
Bài 3:
+ Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn: Chim chích bông.
+ Những câu nào tả hình dáng của chích bông?
+ Những câu nào tả hoạt động của chích bông?
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu của câu c
+ Dặn dò HS đôi điều khi viết.
+ Thu vở chấm điểm và nhận xét
III/ Hoạt động 4: CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Dặn về nhà viết đoạn văn vào vở
Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
Bổ sung .
Thứ năm ngày 01 tháng 02 năm 2007
THỂ DỤC : BÀI 42
Thời gian dự kiến 40 phút (sgk )
A/ MỤC TIÊU :
Học đi đều theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông (dang ngang). Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
Tiếp tục ôn trò chơi: Nhảy ô. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Địa điểm : Sân trường dọn vệ sinh sạch sẽ.
Dụng cụ : 1 còi , kẻ đường thẳng và kẻ ô để tổ chức trò chơi.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
+ GV phổ biến nội dung giờ học.
+ Yêu cầu HS ra sân tập theo 5 hàng dọc.
+ Chạy nhẹ theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
+ Xoay các khớp cổ tay, vai, đầu gối, hông.
+ Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
II/ PHẦN CƠ BẢN:
+ Ôn đứng 2 chân rộng bằng vai, thực hiện các động tác tay
+ GV làm mẫu và giải thích
Lần 1: GV làm mẫu lại và nhắc nhở
Lần 2: Cho cả lớp thực hiện lại
+ Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang: Cách dạy và đội hình tập như trên.
+ Tổ chức thi 1 trong 2 động tác
+ Chơi trò chơi: Nhảy ô.
+ GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi.
+ Cho HS chơi 3 đến 4 lần kết hợp đọc vần điệu
+ Đi thường theo vạch kẻ thẳng
+ HS lắng nghe.
+ Tập hợp thành 5 hàng dọc.
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Cả lớp cùng thực hiện.
+ Thực hiện cùng ôn lại bài thể dục.
+ Nghe và nhắc lại.
+ Nghe và theo dõi
+ Cả lớp cùng thực hiện, lớp trưởng điều khiển
+ Lắng nghe và thực hành
+ Các đội thi đua với nhau, chọn 1 trong 2 động tác
+ Cả lớp đứng xoay mặt vào trong để học 4 vần điệu và thực hành cho đúng yêu cầu
+ Thực hiện kết hợp vần điệu.
+ Thực hiện đi đều và hát
III/ PHẦN KẾT THÚC :
+ Đi đều theo 4 hàng dọc và hát.
+ Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
+ GV hệ thống lại nội dung tiết học.
+ Dặn HS về nhà tập luyện và chuẩn bị tiết sau, nhớ đi đều mỗi ngày vào buổi sáng.
+ HS thực hiện dưới sự giám sát của GV.
+ Thực hiện
+ Cả lớp cùng chơi.
+ Lắng nghe
+ Nghe để thực hiện.
Bổ sung .
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 21.doc