TUẦN 7
Tiết 1: TẬP ĐỌC
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó : Gió núi nao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa, chi chít
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
- Trả lời được các câu hỏi về nội bài tập đọc
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường .
- Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
43 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy học lớp 4 tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành nhữnh kĩ sư giỏi
3/ Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
- Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn.
- Em rất vui khi nghĩ đến giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ học thật giỏi
- HS viết ý chính ra vở nháp. Sau đó kể lại cho bạn nghe, HS nghe phải nhận xét, góp ý, bổ sung cho bài chuyện của bạn.
- HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
Tiết 3: ĐỊA LÍ
Bài 4: TRUNG DU BẮC BỘ (Trang 70)
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU :
- Học xong bài này HS biết : Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- Dựa vào tranh, ảnh để tìm kiến thức.
-Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh, ảnh về lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS
2. KTBC :
GV cho HS đọc bài : “Tây Nguyên”.
- Kể tên một số cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa?
- Nêu đặc điểm của từng mùa.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
1/ Tây Nguyên –nơi có nhiều dân tộc sinh sống :
*Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau :
+ Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên .
+ Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ?
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ?
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
GV gọi HS trả lời câu hỏi.
GV sửa chữa và kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
2/.Nhà rông ở Tây Nguyên :
*Hoạt động nhóm:
- GV cho các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ?
+ Nhà rông được dùng để làm gì?
+ Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều
gì ?
- GV cho đại diện các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
3/. Lễ hội :
* Hoạt động nhóm:
- GV cho các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ?
+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ?
+ Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- GV cho HS đại diên nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày của nhóm mình .
GV tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
4. Củng cố :
- GV cho HS đọc phần bài học trong khung.
- Kể tên các dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên.
- Nêu một số nét về sinh hoạt của người dân Tây Nguyên.
- Nhà rông dùng để làm gì ?
* Các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên phải đoàn kết, không nghe theo kẻ xấu xúi dục, chia rẽ sự đoàn kết. Phải giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng buôn, làng giàu đẹp. Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên”.
- Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài.
- 4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc
- Tiếng nói (ngôn ngữ), phong tục, tập quán sinh hoạt riêng, ...
- Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm, chợ,... Các dân tộc chung sức xây dựng buôn làng.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét
- HS đọc SGK
- Nhà rông
- Là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn. Nhiều sinh hoạt tập thể như tiếp khách cá buôn đều diễn ra ở đó...
- Nhà rông càng to, đẹp chứng tỏ buôn làng giàu có, thịnh vượng.
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả
- HS các nhóm thảo luận và trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
- Lễ hội cồng chiêng, đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, hội ăn cơm mới,
- Thường múa hát trong lễ hội, đốt lửa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng,...
- Đàn Tơ - rưng, đàn krông - pút, công chiêng
- HS đại diện nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Dân tộc Ê đê, Mơ nông, Gia rai, Xơ đăng, Kơ ho,...
- Tập trung sinh hoạt.
- HS cả lớp.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
Bài 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 1)
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
I.MỤC TIÊU:
- Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được: cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
- HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày.
- Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; Không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK Đạo đức 4
- Đồ dùng để chơi đóng vai
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+ Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến”
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?
- GV ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “Tiết kiệm tiền của”
b.Nội dung:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (các thông tin trang 11- SGK)
- GV chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11
+ Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.
+ Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
+ Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
- GV kết luận:
Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (Bài tập 1- SGK/12)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, phân vân hoặc không tán thanh )
a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.
c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.
d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận:
+ Các ý kiến c, d là đúng.
+ Các ý kiến a, b là sai.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân (Bài tập 2- SGK/12)
- GV chia 2 nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm:
ịNhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì?
ịNhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì?
- GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13)
- Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7 –SGK/13)
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3- tiết 1- bài 3.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Đại diện từng nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ.
- HS cả lớp thực hiện.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 7
I- MỤC TIÊU:
- Đánh giá các hoạt động tuần học vừa qua, đề ra kế hoạch tuần 8.
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
- GDHS ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần làm chủ tập thể.
II- CHUẨN BỊ: Nội dung sinh hoạt
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1) Đánh giá các hoạt động tuần qua:
a) Hạnh kiểm:
- Các em có tư tưởng đạo đức tốt.
- Đi học đầy đủ, nghỉ học có giấy xin phép, biết giúp đỡ bạn bè.
b) Học tập:
- Các em có ý thức học tập khá tốt, hoàn thành bài trước khi đến lớp:
- Điểm yếu:
..
- Điểm tốt: ..
- Truy bài 15 phút đầu giờ thực hiện chưa tốt.
- Chưa có tiến bộ về chữ viết
c ) Các hoạt động khác:
- Tham gia sinh hoạt đội đầy đủ.
- Vệ sinh lớp học chưa sạch sẽ.
- An toàn giao thông thực hiện tốt.
2) Kế hoạch tuần 8:
- Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp.
- Thực hiện tốt Đôi bạn học tập để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Chuẩn bị bài học bài làm đầy đủ khi đến lớp
IV- CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
- Chuẩn bị bài vở Thứ Hai đi học
File đính kèm:
- tuan 7.doc