Giáo án dạy học khối 4 tuần 10

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (tiết 1)

I. Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch , trôi chảy bài tập đọc đó học theo tốc độ qui định giữa hki ( khoảng 75 tiếng / phút ) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn , đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc .

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của bài , nhận biết được một số hỡnh ảnh , chi tiết cú ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự .

- HS khá giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ

 

doc48 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy học khối 4 tuần 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩ kỹ rồi làm bài, không bàn bạc, quay cóp - GV thu bài về chấm 3. Dặn dò: - Nhận xét giờ kiểm tra - Về nhà chuẩn bị bài sau. Hoạt động tập thể an toàn giao thông (Bài 5) giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thuỷ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết mặt nước cũng là 1 loại đường giao thông. - Biết tên gọi các loại phương tiện giao thông đường thủy. - Biết biển báo giao thông trên thuỷ. 2. Kỹ năng: - HS nhận biết các loại phương tiện giao thông đường thuỷ và tên gọi. - Nhận biết 6 biển báo giao thông đường thuỷ. 3. Thái độ: - Thêm yêu quý Tổ quốc. - Có ý thức khi đi trên đường thuỷ. II. Nội dung: Giao thông đường thuỷ gồm: Đường thủy nội địa và đường biển. III. Chuẩn bị: Biển báo giao thông, bản đồ tự nhiên, tranh ảnh. IV. Các hoạt động: * HĐ 1: Ôn bài cũ, giới thiệu bài mới. * HĐ2: Tìm hiểu về giao thông trên đường thủy. ? Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được - GV giảng (SGV). - ở trên mặt sông, trên hồ lớn, trên các kênh rạch ở miền Nam có nhiều kênh tự nhiên và có kênh do người đào có thể đi lại được, trên mặt biển. => KL: Giao thông đường thuỷ ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông, kênh rạch. Giao thông đường thuỷ là 1 mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta. * HĐ3: Phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa: ? Có phải bất cứ nơi đâu có mặt nước đều có thể đi lại được trở thành đường giao thông không - Không, chỉ những nơi mặt nước có đủ bề rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn của tàu, thuyền và có chiều dài mới có thể trở thành giao thông đường thuỷ được. ? Kể tên các loại giao thông đường thuỷ mà em biết - Các loại giao thông đường thuỷ nội địa: + Thuyền: thuyền gỗ, thuyền nan, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền buồm. + Bè, mảng. + Phà. + Thuyền (ghe) gắn máy. + Ca nô. + Tàu thuỷ. + Tàu cao tốc. + Sà lan. + Phà máy. * HĐ4: Biển báo hiệu giao thông đường thủy nội địa. - GV treo 6 biển báo và giới thiệu: 1- Biển báo cấm đậu. 2- Biển báo cấm các loại phương tiện thô sơ đi qua. 3- Biển báo cấm rẽ phải. 4- Biển báo được phép đỗ. 5- Biển báo phía trước có bến đò, bến phà. HS: Quan sát và nhận xét về hình dáng, màu sắc. => KL: Đường thủy cũng là 1 loại đường giao thông, có rất nhiều phương tiện đi lại, do đó cần có chỉ huy để tránh tai nạn. V. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, cả lớp hát bài “Con kênh xanh xanh. Thể dục động tác toàn thân trò chơi: con cóc là cậu ông trời I. Mục tiêu: - HS thực hiện được động tác vươn thở, tay, chân, lưng – bụng và bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Con cóc là cậu ông Trời” . II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, còi, III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - HS: Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân trường. - HS chơi trò chơi khởi động. 2. Phần cơ bản: a. Bài thể dục phát triển chung: * Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lưng – bụng. - Lần 1: GV vừa hô vừa làm mẫu. - HS tập theo GV - Lần 2: Thi xem tổ nào tập đúng. GV hô không làm mẫu. - HS tập theo sự điều khiển của GV - GV theo dõi, sửa sai - HS tập sửa sai - Lần 3: GV cho cán sự hô cho cả lớp tập, GV bao quát chung - HS tập dưới sự điều khiển của lớp trưởng * Học động tác toàn thân - GV tập mẫu động tác 1lượt - HS quan sát - GV vừa tập mẫu động tác vừa giải thích - HS tập theo GV - GV hô cho cả lớp tập - Cả lớp tập theo sự điều khiển của GV - GV cho cả lớp tập lại toàn bộ các động tác thể dục đã học - Cả lớp tập lại toàn bộ các động tác thể dục đã học b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi. - GV nhắc lại luật chơi. - GV bao quát chung để HS chơi trò chơi đạt kết quả cao - HS chơi trò chơi. 3. Phần kết thúc: - GV cho HS đứng tại chỗ hát, vỗ tay. - HS: Đứng tại chỗ hát, vỗ tay. - GV cùng hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. - Giao bài về nhà. - Về ôn lại các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. _______________________________________________ Mĩ thuật Tiết10 : Vẽ theo mẫu Đồ vật dạng hình trụ I. Mục tiêu - Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng của các đồ vật hình trụ. - Học sinh biết cách vẽ đồ vật dạng hình trụ. - Học sinh vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu. - HS khá giỏi: sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II. Chuẩn bị * GV chuẩn bị: + Chuẩn bị một số đồ vật dạng hình trụ để làm mẫu. + Một số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của học sinh các lớp trước * HS chuẩn bị: + Sưu tầm tranh,ảnh về đề tài các con vật. + SGK, bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ hoặc vở thực hành. III. Hoạt động dạy – học chủ yếu A.Kiểm trabài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Nội dung: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - GV bầy mẫu - Đặt câu hỏi gợi ý: - HS quan sát trả lời : + Mẫu bày là những đồ vật gì? + Lọ hoa, cái cốc + Hình dáng của các vật mẫu? + Lọ hoa cao, cái cốc thấp. + Các vật mẫu có điểm gì giống nhau? + Có miệng và đáy là hình tròn GV tóm lại: Những vật có miệng và đáy là hình tròn thì đều là vật có dạng hình trụ * Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ - GV hướng dẫn vẽ trên bảng -HS quan sát + Ước lượng và so sánh tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của vật mẫu để phác khung hình cho cân đối với khổi giấy, sau đó phác đường trục của đồ vật. + Tìm tỉ lệ các bộ phận. + Vẽ nét chính và điều chỉnh tỉ lệ. + Vẽ nét chi tiết + Vẽ đậm nhật hoặc vẽ màu tự chọn - GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ - HS nêu *Hoạt động 3: Thực hành - GV yêu cầu HS thực hành - HS thực hành - GV quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm - HS trưng bày sản phẩm - GV yêu cầu HS nhận xét về: + Bố cục hình vẽ + Hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt của hình - HS nhận xét, đánh giá - GV xếp loại bài vẽ và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp 3. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị cho bài học sau Thể dục ôn 5 động tác của bài thể dục trò chơi: nhảy ô I. Mục tiêu: - Ôn và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác. - Tiếp tục trò chơi “Nhảy ô”. II. Địa điểm – phơng tiện: Sân trờng còi. III. Nội dung và phơng pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. HS: Khởi động các khớp chân, khớp tay. - Chơi trò chơi 1 – 2 phút. 2. Phần cơ bản: a. Bài thể dục phát triển chung: * Ôn 5 động tác đã học (5 – 7 phút). + Lần 1: GV hô. HS: Tập theo đội hình hàng ngang 2 lần 8 nhịp. + Lần 2: Lớp trởng hô. + Lần 3: Chia nhóm. HS: Tập theo tổ nhóm. - GV đi quan sát sửa sai cho HS. - Kiểm tra thử 5 động tác. HS: Ngồi theo đội hình hàng ngang. + GV gọi lần lợt 3 đến 5 em lên kiểm tra. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, nêu lại cách chơi. HS: Chơi trò chơi. 3. Phần kết thúc: - GV chạy nhẹ nhàng cùng HS trên sân trờng sau đó khép thành vòng tròn. HS: Chạy nhẹ nhàng trên sân trờng sau đó khép lại thành vòng tròn. - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. - Về nhà ôn lại 5 động tác đã học. _____________________________________________________________________________________ Âm nhạc Tiết10: học hát bài khăn quàng thắm mãi vai em I. Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nhạc cụ, chép sẵn nhạc và lời bài hát lên bảng. - Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. ổn định tổ chức (1’) B. Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi 3 em lên bảng đọc bài TĐN số 2 - Giáo viên nhận xét, đánh giá. C. Bài mới (25’) 1. Giới thiệu bài- Ghi đầu bài: - Bài hát “Khăn quàng em” của tác giả Ngô Ngọc Báu được viết ở giọng đô trưởng gợi lên niềm sướng vui, tự hào và những ước mơ tươi đẹp 2. Nội dung:Học hát bài “ Khăn quàng thắm mãi vai em” - Giáo viên hát mẫu cho cả lớp nghe 1 lần. - HS nghe - Giáo viên giới thiệu qua về tác giả tác phẩm. - HS nghe - GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát. - HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát. - GV đánh dấu những tiếng luyến và những chỗ lấy hơi. - Cho học sinh luyện thanh - Học sinh luyện thanh - Giáo viên dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích. - Học sinh luyện hát theo sự chỉ đạo của giáo viên. Khi trông phương đông vừa hé ánh dương, khăn quàng trên vai chúng em tới trường. Em yêu khăn em càng gắng học hành sao cho xứng cháu Bác Hồ Chí Minh. Điệp khúc: Nhìn bao khăn thắm mãi vai em. Em reo vang muôn lời ca sáng tươi, lao động kiến thiết chúng em xây đời. Tương lai em như ngàn đóa hoa tươi, nở trong ánh nắng tưng bừng sớm mai. Điệp khúc: Nhìn bao khăn thắm mãi vai em. - Giáo viên cho học sinh hát kết hợp cả bài dưới nhiều hình thức cả lớp - dãy - tổ - HS hát cả bài dưới nhiều hình thức cả lớp - dãy – tổ - GV sửa sai - HS hát sửa sai - GV gọi vài cá nhân hát - HS hát cá nhân - GV sửa sai cho HS - HS hát sửa sai - Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách - GV sửa sai cho HS - HS hát sửa sai - GV cho một nhóm hát nhóm kia gõ đệm theo phách và ngược lại - Một nhóm hát nhóm kia gõ đệm theo phách và ngược lại - GV Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ theo nhịp - HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp * Tập biểu diễn bài hát: - GV hướng dẫn HS hát kết hợp một số động tác phụ hoạ - HS làm theo GV -GV cho 2 dãy bàn đứng hát và nhún theo nhịp 2. - 2 dãy bàn đứng hát và nhún theo nhịp 2. - GV cho 2 nhóm lên bảng biểu diễn kết hợp vận động phụ họa. - HS lên bảng biểu diễn ? Em hãy kể tên một số bài hát về khăn quàng đỏ - Người thiếu niên mang khăn quàng đỏ,, Em yêu chiếc khăn quàng . 3. Củng cố dặn dò (4’) ? Tiết hôm nay các em được học bài hát gì - Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát 1 lần - Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học - Dặn dò: Về nhà hát ôn lại bài hát ____________________________________

File đính kèm:

  • doctuan 10.doc
Giáo án liên quan