Giáo án dạy hè Ngữ văn 6 - Trường THCS Hồng Bàng

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Kiến thức:

+ Nhớ lại và hiểu được thế nào là từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép).

+ Nắm được hình thức cấu tạo của các loại từ này.

- Kĩ năng:

+ Phân biệt được từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép).

+ Biết sử dụng các từ trong hoàn cảnh thích hợp.

- Thái độ: Tăng tình yêu tiếng Việt và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.

II. KIỂM TRA BÀI CŨ.

III. BÀI MỚI

Hoạt động 1. Giới thiệu bài.

 Chúng ta đã được học về từ đơn và từ phức ở bậc Tiểu học. Hôm nay, cô trò ta sẽ cùng thực hành một số bài tập về từ đơn và từ phức.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5023 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy hè Ngữ văn 6 - Trường THCS Hồng Bàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới một số dạng bài tập mới. - Thái độ : + Thêm yêu mến loại văn miêu tả. + Có ý thức phấn đấu học tập, rèn giũa khả năng miêu tả. B/ CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - HS: Nhớ lại kiến thức. C/ TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. I. Ổn định tổ chức lớp. II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh... làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Qua văn miêu tả, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài mà còn hiểu rõ bản chất bên trong của đối tượng, sự vật. Hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại loại văn này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 2. Làm bài 1 Làm một trong hai bài tập sau: - Viết phần mở bài cho đề văn sau: Tả một buổi sáng mùa đông. - Viết phần mở bài cho đề văn sau: Tả cảnh chợ hoa ngày Tết. HS làm bài. GV chấm vở 3 HS. Hoạt động 3. Làm bài 2. Làm bài tập sau: Em định trình bày bài văn tả một buổi sáng mùa đông theo trình tự nào? Viết đoạn đầu tiên của phần thân bài. Thảo luận nhóm và xin ý kiến của giáo viên. GV chấm và chữa bài. Hoạt động 4. Làm bài 3 Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy tả cảnh chợ hoa ngày Tết. Viết đoạn kết bài cho đề văn trên. Thảo luận nhóm và xin ý kiến của giáo viên. GV chấm và chữa bài. I. Bài 1 Mẫu: Tiết trời hôm nay lạ quá! Đâu rồi tia nắng ban mai ấm áp giục muôn loài thức giấc? Đâu rồi làn không khí mát rượi, se se của buổi mùa thu? Mở cửa sổ ra, thấy trời u ám lạ. Thì ra, mùa đông đã về. II. Bài 2 Yêu cầu: - Làm nổi bật được đối tượng cần miêu tả. - Câu văn trôi chảy, sinh động. III. Bài 3 Yêu cầu: - Bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lí. - Câu văn trôi chảy. - Tái hiện đối tượng dưới nhiều góc độ. ********************************* TUẦN 3 Tiết: 09, 10 Ngày dạy: ........................................ KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Kiến thức: + Phân biệt được văn kể chuyện với các loại văn khác. + Nhận biết rõ các loại văn kể chuyện thường gặp. - Kĩ năng : + Dựng đoạn văn một cách thành thạo theo chủ đề và trình tự nhất định. + Liên kết các đoạn để tạo thành một bài văn. - Thái độ : + Thêm yêu thích môn văn. + Tăng tính tự giác, chủ động, sáng tạo. B/ CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - HS: Nhớ lại kiến thức. C/ TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. I. Ổn định tổ chức lớp. II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Văn kể chuyện là loại văn được nhiều học sinh ưa thích. Loại văn này, chúng ta đã được học ở bậc Tiểu học. Hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại loại văn này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 2. Ôn lại khái niệm văn kể chuyện GV thuyết giảng. Hoạt động 3. Tìm hiểu các yếu tố cơ bản để tạo nên tác phẩm tự sự GV: Đối với mỗi câu chuyện, yếu tố gì khiến các em hứng thú nhất. HS trả lời. GV chốt. Hoạt động 4. Luyện tập GV: Ở Tiểu học, các em đã được đọc những truyện gì? HS liệt kê. HS kể. GV nhận xét. HS làm bài. GV chấm vở cho 3 em. 1. Khái niệm. - Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự việc, tìm hiểu sự vật, đáp ứng yêu cầu nhận thức của người đọc, người nghe. - Tự sự là phương thức kể chuyện, kể lại một chuỗi sự việc nối tiếp nhau theo một trình tự hợp lí, có mở đầu, diễn biến và kết thúc. 2. Các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự. a. Cốt truyện. - Gồm một chuỗi sự việc nối tiếp nhau trong một không gian và thời gian cụ thể, có nguyên nhân, có diễn biến, có mở đầu và kết thúc. - Cốt truyện phải có ý nghĩa nhất định. - Cốt truyện hấp dẫn là yếu tố hàng đầu cho sự thành công của văn bản tự sự. b. Nhân vật. - Nhân vật là những con người bằng xương, bằng thịt, có tên tuổi, tính cách, diện mạo và cuộc đời riêng. - Nhân vật có thể là thần hoặc bán thần, nhân vật còn có thể là động vật, đồ vật... 3. Luyện tập a. Liệt kê các truyện đã học b. Hãy kể bằng miệng một câu chuyện đã học mà em biết. c. Hãy tóm tắt một câu chuyện đã được học trong vòng 10 - 15 câu. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo. Xem lại các bài tập. ***************************************** Tiết: 11, 12 Ngày dạy: ........................................ KỂ CHUYỆN ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Kiến thức: + Phân biệt được văn kể chuyện với các loại văn khác. + Nhận biết rõ các loại văn kể chuyện thường gặp. - Kĩ năng : + Dựng đoạn văn một cách thành thạo theo chủ đề và trình tự nhất định. + Liên kết các đoạn để tạo thành một bài văn. - Thái độ : + Thêm yêu thích môn văn. + Tăng tính tự giác, chủ động, sáng tạo. B/ CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - HS: Nhớ lại kiến thức. C/ TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. I. Ổn định tổ chức lớp. II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Văn kể chuyện là loại văn được nhiều học sinh ưa thích. Loại văn này, chúng ta đã được học ở bậc Tiểu học. Hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại loại văn này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 2. Làm bài 1 Làm một trong hai bài tập sau: - Viết phần mở bài cho đề văn sau: Kể lại một lần mắc lỗi của em. - Viết phần mở bài cho đề văn sau: Kể lại một lần em vượt qua khó khăn. HS làm bài. GV chấm vở 3 HS. Hoạt động 3. Làm bài 2. Phân nhóm và làm tiếp bài tập sau: Nhóm 1, 2: Viết tiếp các đoạn thân bài theo các sự kiện chính sau: - Nguyên nhân mắc lỗi. - Diễn biến việc mắc lỗi. (Nếu có nhiều tình tiết thì lại phân chia thành nhiều đoạn). - Kết quả của việc mắc lỗi. Nhóm 3, 4: Viết tiếp các đoạn thân bài theo các sự kiện chính sau: - Khó khăn em phải trải qua là gì? - Diễn biến của việc vượt qua khó khăn ấy. (Nếu có nhiều tình tiết thì lại phân chia thành nhiều đoạn). - Kết quả của việc vượt qua khó khăn. Thảo luận nhóm và xin ý kiến của giáo viên. GV chấm và chữa bài. Hoạt động 4. Làm bài 3 GV: Lập dàn ý cho đề văn sau: Kể lại một câu chuyện mà em thích nhất. HS làm bài. GV chữa. I. Bài 1 Mẫu: Bạn đã bao giờ mắc lỗi chưa? Xin đừng bao giờ nói là chưa nhé vì trên đời này có ai là chưa từng mắc lỗi. Tôi cũng vậy. Tôi đã từng làm cho người mẹ kính yêu của tôi đau lòng rơi lệ vì lỗi lầm của mình. Bài 2 Yêu cầu: - Tình tiết hấp dẫn, hợp lí. - Câu văn trôi chảy, sinh động. - Ý nghĩa sâu sắc. II. Bài 3 Yêu cầu: - Bố cục rõ ràng. - Sát với cốt truyện gốc. - Kể bằng lời văn của mình, câu văn trôi chảy. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo. Xem lại các câu chuyện đã học hồi Tiểu học. ***************************************** TUẦN 4 Tiết: 13, 14 Ngày dạy: ........................................ MỞ RỘNG VỐN TỪ: CHỦ ĐỀ ĐẤT NƯỚC A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Kiến thức: + Tích luỹ thêm vốn từ cho HS. + Nhận biết được các từ ngữ có liên quan đến nhau trong chủ đề đất nước. - Kĩ năng : + Rèn luyện kĩ năng liên hệ, so sánh. + Làm quen với một số dạng bài tập mới. - Thái độ : + Thêm yêu mến, tự hào về tiếng Việt. + Có ý thức tích luỹ vốn từ. B/ CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - HS: Nhớ lại kiến thức. C/ TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. I. Ổn định tổ chức lớp. II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Muốn viết được văn hay, trước hết chúng ta cần có vốn từ phong phú. Bài học hôm nay, chúng ta tiếp tục tích luỹ thêm vốn từ cho bản thân. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 2. Làm bài tập 1. Với mỗi từ, 2 HS thi theo hình thức đối mặt. GV là BGK. Hoạt động 3. Làm bài tập 2 HS làm bài GV chấm vở và chữa cho 4-5 HS. Hoạt động 4. Làm bài tập 3 HS tìm. GV chấm vở và chữa cho 4-5 HS. Hoạt động 5. Làm bài 4 HS làm bài GV chấm vở và chữa cho 4-5 HS. I. Bài 1 Thi tìm từ có tiếng: - dân: - làng: - đất: - phố: - tộc: - nước: II. Bài 2 Tìm những từ đồng nghĩa với từ đất nước. III. Bài 3 Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ có chứa tiếng quốc. IV. Bài 4 Viết một đoạn văn (từ 5 - 7 câu) miêu tả một cảnh đẹp của đất nước. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo. Đặt 5 câu khác nhau với từ quê. ***************************************** Tiết: 15, 16 Ngày dạy: ........................................ MỞ RỘNG VỐN TỪ: CHỦ ĐỀ DANH NHÂN ĐẤT NƯỚC VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Kiến thức: + Tích luỹ thêm vốn từ cho HS. + Nhận biết được các từ ngữ có liên quan đến nhau trong chủ đề danh nhân đất nước và phong tục tập quán. - Kĩ năng : + Rèn luyện kĩ năng liên hệ, so sánh. + Làm quen với một số dạng bài tập mới. - Thái độ : + Thêm yêu mến, tự hào về tiếng Việt. + Có ý thức tích luỹ vốn từ. B/ CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. - HS: Nhớ lại kiến thức. C/ TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. I. Ổn định tổ chức lớp. II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Muốn viết được văn hay, trước hết chúng ta cần có vốn từ phong phú. Bài học hôm nay, chúng ta tiếp tục tích luỹ thêm vốn từ cho bản thân. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 2. Làm bài tập 1. 2 HS thi theo hình thức đối mặt. GV là BGK. Hoạt động 3. Làm bài tập 2 HS làm bài GV chấm vở và chữa cho 4-5 HS. Hoạt động 4. Làm bài tập 3 Với mỗi từ, 2 HS thi theo hình thức đối mặt. GV là BGK. Hoạt động 5. Làm bài 4 HS làm bài GV chấm vở và chữa cho 4-5 HS. I. Bài 1 Thi tìm tên các danh nhân đất nước II. Bài 2 Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: mẹ, sông, ông, xanh, bà, chú, trắng, bác, thợ gặt, cậu, thợ cày, cá, thợ cấy, hồng, dì, hồ, ao, đầm, rạch, kênh, đỏ, lục, tím, trứng,da cam, thịt, tôm , cha, ốc, ếch. - Màu sắc: - Sông ngòi: - Gia đình: - Nông dân: - Thực phẩm: III. Bài 3 Tìm những từ thuộc các chủ điểm sau: - Thiên nhiên: - Phong tục, tập quán IV. Bài 4 Viết một đoạn văn (từ 5 - 7 câu) giới thiệu về một danh nhân văn hoá của dân tộc ta. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo. Xem lại bài cũ. *****************************************

File đính kèm:

  • docGA HE 6 HAY.doc