TẬP ĐỌC:
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-sa-ki.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
2. Kĩ năng: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.
- Hiểu được các từ ngữ: bom nguyên tử,phóng xạ, truyền thuyết, sát hại .
3. Thái độ: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
44 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy bài Lớp 5 - Tuần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục (theo giới), biết cách lựa chọn quần áo lót hợp vệ sinh (theo giới).
2. Kĩ năng: Học sinh xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể nhất là giai đoạn cơ thể bước vào tuổi dậy thì.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Các hình ảnh trong SGK trang 16, 17
- Trò: SGK
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Giáo viên để các hình nam, nữ ở các lứa tuổi từ tuổi vị thành niên đến tuổi già, làm các nghề khác nhau trong xã hội lên bàn, yêu cầu học sinh chọn và nêu đặc điểm nổi bật của giai đoạn lứa tuổi đó.
- Học sinh nêu đặc điểm nổi bật của lứa tuổi ứng với hình đã chọn.
- Học sinh gọi nối tiếp các bạn khác chọn hình và nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn đó.
Giáo viên cho điểm, nhận xét bài cũ.
- Học sinh nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới:
“Vệ sinh tuổi dậy thì”
28’
4. Phát triển các hoạt động:
15’
* Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
- Hoạt động nhóm đôi, lớp
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải
+ Bước 1:
- Giáo viên chia lớp thành các cặp nam riêng, nữ riêng và phát cho mỗi cặp phiếu học tập.
- Nam: nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”.
- Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”.
+ Bước 2:
- Thảo luận cả lớp và thuyết trình về vệ sinh cơ quan sinh dục nam.
- Lần lượt đọc từng câu hỏi.
- Học sinh cho biết ý kiến đúng hay sai, đưa ra đáp án đúng.
- Cần rửa cơ quan sinh dục?
- hàng ngày
- Khi rửa cơ quan sinh dục cần làm gì?
- dùng nước sạch, dùng xà phòng tắm, kéo bao quy đầu về phía người, rửa sạch bao quy đầu và quy đầu.
- Cần chú ý gì khi thay quần lót?
- thay mỗi ngày 1 lần, giặt sạch, phơi ở nơi khô ráo và nắng.
+ Bước 3:
- Thảo luận cả lớp và thuyết trình về vệ sinh cơ quan sinh dục nữ.
- Lần lượt đọc lại câu hỏi.
- Học sinh cho biết ý kiến đúng hay sai, chọn đáp án đúng.
- Cần rửa cơ quan sinh dục?
- hàng ngày, khi thay đồ hành kinh
- Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý điều gì?
- dùng nước sạch, dùng xà phòng tắm, chỉ rửa bên ngoài, không rửa bên trong.
- Cần chú ý gì sau khi đi vệ sinh?
- lau từ trước ra sau (tránh gây viêm nhiễm).
- Khi hành kinh, cần thay băng vệ sinh mấy lần trong 1 ngày?
- ít nhất ngày 4 lần.
+ Bước 4:
- Thảo luận cả lớp về những điều cần biết về nữ giới khi hành kinh?
- Học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi.
+ Khi hành kinh, nữ giới cần lưu ý gì về chế độ làm việc / chế độ nghỉ ngơi, ăn uống?
+ Khi hành kinh, tính khí người nữ có gì cần lưu ý?
+ Nữ giới thường dùng gì để thấm máu kinh nguyệt?
® Giáo viên chốt: Khi hành kinh, nữ giới cần chú ý:
+ Nam giới cần biết những điều trên không?
+ Không làm việc nặng và không ngâm mình trong nước.
+ ăn nhiều thực phẩm có chất sắt
+ ngủ đủ giấc
+ Nếu đau bụng, đau lưng ® chườm nóng, chèn gối, uống cao ích mẫu
- Trước và trong khi hành kinh, phụ nữ dễ xúc động và nổi cáu.
- Nữ giới thường dùng băng vệ sinh.
- Nam giới cần hiểu, thông cảm, hỗ trợ nữ giới trong những ngày đặc biệt này.
5’
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- Hoạt động nhóm đôi, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải
+ Bước 1:
- Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
- Học sinh thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi
+ Cặp nam: Như thế nào là một chiếc quần lót tốt? Có những điều gì cần chú ý khi sử dụng quần lót?
+ Cặp nữ: Thế nào là một chiếc quần lót tốt? Có những điều gì cần chú ý khi sử dụng quần lót? Khi mua và sử dụng áo lót, điều gì cần chú ý?
+ Bước 2: Thảo luận cả lớp và tổng kết ® giáo viên chốt:
- Một chiếc quần lót tốt: vừa vặn, bằng vải bông, thấm ẩm tốt, thoáng khí.
- Học sinh lắng nghe
- Thay giặt quần lót hàng ngày.
+ Nam: hạn chế dùng quần lót bó ® ảnh hưởng tới sản xuất tinh trùng.
+ Nữ: áo lót vừa vặn (cả dây quanh ngực, dây treo vai và bầu ngực).
5’
* Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đ.thoại
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt quan sát các hình 5, 6, 7, 8 trong SGK trang 17.
- Chỉ và nói nội dung từng hình.
- Ở tuổi dậy thì cũng như tuổi vị thành niên cần tham gia những hoạt động nào và không tham gia những hoạt động nào? Tại sao?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
® Giáo viên chốt: Ở tuổi dậy thì cần ăn uống đầy đủ chất, luyện tập thể dục thể thao không sử dụng các chất gây nghiện, không xem phim ảnh, sách báo không lành mạnh.
- Học sinh lắng nghe.
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Xem lại bài + học ghi nhớ
- Chuẩn bị: Thực hành “Nói không với rượu, bia, thuốc lá, ma túy”
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
LÀM VĂN:
KIỂM TRA VIẾT
Tả cảnh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Dựa trên kết quả những tiết làm văn tả cảnh đã học, học sinh viết được bài văn hoàn chỉnh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chân thực, tự nhiên, có sáng tạo.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Tranh phóng to minh họa cho các cảnh gợi lên nội dung kiểm tra.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ: Nêu cấu tạo 1 bài văn tả cảnh.
1’
3. Giới thiệu bài mới:
“Kiểm tra viết”
33’
4. Phát triển các hoạt động:
3’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra.
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Trực quan, đ.thoại
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa.
- 1 học sinh đọc đề kiểm tra
- Giáo viên giới thiệu 4 bức tranh.
1. Tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong 1 vườn cây.
2. Tả cảnh buổi sáng trong 1 công viên em biết.
3. Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê hương em.
4. Tả cảnh buổi sáng trên nương rẫy ở vùng quê em.
5. Tả cảnh buổi sáng trên đường phố em thường đi qua.
6. Tả 1 cơn mưa em từng gặp.
7. Tả ngôi trường của em.
- Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học sinh nếu có.
- Học sinh chọn một trong những đề thể hiện qua tranh và chọn thời gian tả.
30’
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Luyện tập báo cáo thống kê”
- Nhận xét tiết học
KỂ CHUYỆN:
TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Dựa vào băng phim đã xem, lời kể của giáo viên và những hình ảnh minh họa. Học sinh tìm được lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh. Biết sáng tạo câu chuyện theo lời nhân vật.
2. Kĩ năng: Kể chuyện rõ ràng, tự nhiên. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi hành động dũng cảm của những người lính Mỹ có lương tri đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3. Thái độ: Ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Các hình ảnh minh họa bằng phim trong.
- Trò : SGK
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’
2. Bài cũ:
Giáo viên nhận xét
- 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được chứng kiến, hoặc đã tham gia.
1’
3. Giới thiệu bài mới:
“Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”
30’
4. Phát triển các hoạt động:
10’
* Hoạt động 1:
- Giáo viên kể chuyện 1 lần
- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh.
- Viết lên bảng tên các nhân vật trong phim:
+ Mai-cơ: cựu chiến binh
+ Tôm-xơn: chỉ huy đội bay
+ Côn-bơn: xạ thủ súng máy
+ An-drê-ốt-ta: cơ trưởng
+ Hơ-bớt: anh lính da đen
+ Rô-nan: một người lính bền bỉ sưu tầm tài liệu về vụ thảm sát.
- Giáo viên kể lần 2 - Minh họa và giới thiệu tranh và giải nghĩa từ.
12’
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện.
a)
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Từng nhóm tiếp nhau trình bày lời thuyết minh cho mỗi hình.
- Cả lớp nhận xét
b)
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 2
(Nếu học sinh chọn kể bằng cách thay lời nhân vật cần chú ý:
+ Nhập vai vào nhân vật ngay
+ Lời nói phải tự nhiên)
- Cả lớp nhận xét
® Bình chọn bạn kể chuyện hay
5’
* Hoạt động 3: Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Các nhóm bàn bạc, thảo luận nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Chọn ý đúng nhất.
3’
* Hoạt động 4: Củng cố
- Tổ chức thi đua
- Các tổ thi đua tìm bài thơ, bài hát hay truyện đọc nói về ước vọng hòa bình.
- Thi đua ghi tựa đề bài hát, nhóm nào tìm được nhiều, trình bày hay thì nhóm đó thắng.
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Về nhà tập kể lại chuyện
- Tham khảo câu chuyện “Vua Lê Đại Hành giữ nước”.
- Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
* * *
RÚT KINH NGHIỆM
KÍ DUYỆT TUẦN 4:
File đính kèm:
- TUAN 4.doc