Giáo án dạy An toàn giao thông lớp 1

An toàn giao thông

 Bài 1: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Nhớ tên đường phố nơi em ở và đường phố gần trường học. Nêu đặc điểm của các đường phố này. Phân biệt sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè: hiểu lòng đường dành cho xe cộ đi lại, vỉa hè dành cho người đi bộ.

 2. Kĩ năng: Mô tả con đường nơi em đang ở. Phân biệt các âm thanh trên đường phố. Quan sát và phân biệt hướng xe đi tới.

 3. Thái độ: Không chơi trên đường phố và đi bộ dưới lòng đường.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy An toàn giao thông lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại xe có 3 màu, tín hiệu đèn dành cho người đi bộ có hình người màu đỏ và xanh. +Tín hiệu đèn xanh được phép đi, đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, đèn đỏ dừng lại. +Đèn tín hiệu giao thông được đặt bên phải người đi đường, ở gần đường giao nhau. +Phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người. - Dặn HS thực hiện những nội dung vừa h -------------------------------------------------------------------------------------------- An toàn giao thông đi bộ an toàn trên đường I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết những quy định về an toàn khi đi bộ trên đường phố: Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường nơi không có vỉa hè; không chơi đùa đưới lòng đường: khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn. 2. Kĩ năng: Xác định được những nơi an toàn để chơi và đi bộ ( trên đường phố gần nhà, gần trường). Biết chọn cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường đi. 3. Thái độ: Chấp hành qui định về an toàn khi đi bộ trên đường phố. II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị : sa bàn về nút giao thông có hình các phương tiện ( ô tô, xe đạp, xe máy và người đi bộ). III. Các hoạt động chính: 1. HĐ 1: Trò chơi đi trên sa bàn. a. Mục tiêu: HS biết rằng khi đi bộ trên đường phố, đi trên vỉa hè, nắm tay người lớn là an toàn. Biết vạch đi bộ qua đường. b. Các tiến hành: - Cho HS quan sát trên sa bàn ( hoặc trên hình vẽ) thể hiện một ngã tư đường phố. - GV yêu cầu một nhóm ( 3 - 4 HS) đến sa bàn ( hoặc hình vẽ), giao cho mỗi em phụ trách một PTGT. ( Thực hành trên sa bàn: HS tham gia đặt các hình người lớn, trẻ em, ô tô, xe máy vào đúng các vị trí an toàn) + GV gợi ý bằng các câu hỏi để HS đặt hình vào đúng vị trí: Ô tô, xe máy, xe đạp.. đi ở đâu? Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu? Trẻ em có được chơi, đùa, đi bộ dưới lòng đường không? Người lớn và trẻ em cần phải qua đường ở chỗ nào? Trẻ em khi qua đường cần phải làm gì? + Mỗi nhóm đặt hình vào vị trí theo nội dung một câu hỏi, một nhóm quan sát, một nhóm đặt hình. GV theo dõi, sửa chữa bổ sung để HS đặt đúng vị trí hình. Tiếp theo nhóm khác lên thực hành. 2. HĐ 2: Trò chơi đóng vai. a. Mục tiêu: Biết chọn cách đi an toàn khi gặp vật cản trở trên vỉa hè; cách đi bộ an toàn khi đi trên đường không có vỉa hè. b. Cách tiến hành: - GV chọn vị trí trên sân trường, kẻ một số vạch trên sân để chia thành đường đi và hai vỉa hè, yêu cầu một số HS đứng làm thành người bán hàng, hay dựng xe máy trênvỉa hè để gây cản trở cho việc đi lại, hai HS nắm tay nhau và đi trên vỉa hè bị lấn chiếm. - GV đặt câu hỏi để HS thảo luận xem làm thế nào để người lớn và bạn nhỏ đó có thể đi bộ trên vỉa hè bị lấn chiếm. GV hỏi một vài HS sau khi đã thảo luận. c. Kết luận: Nếu vỉa hè có vật cản không đi qua đựơc thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường, nhưng cần đi sát vỉa hè hoặc nhờ người lớn dắt qua khu vực đó. HĐ3: Tổng kết. a. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức về an toàn giao thông ở HĐ 1 và 2. b. Cách tiến hành: - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời một câu hỏi. + Khi đi bộ trên đường phố, cần đi ở đâu để đảm bảo an toàn? + Trẻ em đi bộ, chơi đùa dưới lòng đường thì sẽ nguy hiểm như thế nào? + Khi qua đường, trẻ em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho mình? + Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi như thế nào? - Sau khi các nhóm trả lời câu hỏi, GV bổ sung và nhấn mạnh trả lời ở từng câu để HS ghi nhớ. IV. Củng cố: - Dặn HS thực hiện những nội dung vừa học. -------------------------------------------------------------------------------------------- An toàn giao thông Đi bộ sang đường an toàn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường; nhận biết vạch đi bộ qua đường là lối đi dành cho người đi bộ khi qua đường; nhận biết tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô, xe máy. 2. Kĩ năng: Biết nắm tay người lớn khi đi qua đường, quan sát hướng đi của các loại xe trên đường. 3. Thái độ: Chỉ qua đường khi có người lớn dắt tay và qua đường nơi có vạch đi bộ qua đường. II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị : chọn địa điểm quan sát. - HS: Ăn mặc gọn gàng, đội mũ nón để đi thực tế. III. Các hoạt động chính: 1. HĐ 1: Quan sát đường phố. a. Mục tiêu: HS biết quan sát, lắng nghe, phân biệt âm thanh của động cơ, của tiếng còi ô tô, xe máy. Qua sát, nhận biết hướng đi chính của các loại xe. Nhận biết và xác định những nơi an toàn và không an toàn khi đi bộ trên đường phố và khi đi qua đường. b. Các tiến hành: - Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm. GV yêu cầu các em xếp hàng, nắm tay nhau đi đến địa điểm GV đã chọn để quan sát. Các em tự quan sát trong vòng 3 đến 4 phút, sau đó GV đặt câu hỏi về các nội dung sau: Đường phố rộng hay hẹp? Đường phố có vỉa hè không? Em thấy người đi bộ đi ở đâu? Các loại xe đi ở đâu? Em có thể nghe thấy những tiếng động cơ nào? Em có nhìn thấy đèn tín hiệu hay vạch đi bộ qua đường nào không? Đèn tín hiệu, vạch đi bộ qua đường ở đâu? - Sau khi HS trả lời các câu hỏi, GV bổ sung cho đầy đủ và nhấn mạnh: Khi ra đường phố có nhiều người và các loại xe đi lại, để đảm bảo an toàn các em cần: Không đi một mình mà phải đi cùng người lớn; phải nắm tay người lớn khi đi qua đường; phải đi trên vỉa hè, không đi dưới lòng đường; nhìn tín hiệu đèn giao thông; qua sát xe cộ cẩn thận trước khi qua đường; nếu đường có vạch đi bộ qua đường phải đi ở nơi có vạch đi bộ qua đường; không chơi, đùa dưới lòng đường. c. Kết luận: Đi bộ và qua đường phải an toàn. 2. HĐ 2: Thực hành đi qua đường. a. Mục tiêu: Biết cách đi bộ qua đường. b. Cách tiến hành: - GV chia nhóm ( 2 em làm 1 nhóm), một em đóng vai người lớn một em đóng vai trẻ em, dắt tay nhau qua đường. Cho một vài cặp lần lượt đi qua đường. Các em khác nhận xét: Có nhìn tín hiệu đèn không, cách cầm tay, cách đi... c. Kết luận: Chúng ta cần làm đúng những qui định khi qua đường. IV. Củng cố: - GV nêu một số câu hỏi cho HS trả lời: + Khi đi ra đường phố các em cần phải đi với ai? Đi ở đâu? + Khi qua đường, các em phải làm gì? + Khi qua đường, cần đi ở đâu? Vào khi nào? + Khi đi bộ trênvỉa hè có vật cản, các em cần làm gì? - Dặn HS thực hiện những nội dung vừa học. -------------------------------------------------------------------------------------------- An toàn giao thông Ngồi an toàn trên xe đạp xe máy I. Mục tiêu:1. Kiến thức: Biết những qui định về an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy; cách sử dụng các thiết bị an toàn đơn giản; biết ự cần thiết của các hành vi an toàn khi đi xe đạp, xe máy. 2. Kĩ năng: Thực hiện đúng trình tự an toàn khi lên xuống và khi đi xe đạp, xe máy. Biét cách đội mũ bảo hiểm đúng. 3. Thái độ: Có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi lên xuống xe, biết bám chắc người ngồi đằng trước. II. Chuẩn bị: - GV: Đọc lại các điều luật an toàn khi đi xe đạp, xe máy, cách độimũ bảo hiểm; 2 mũ bảo hiểm xe đạp hoặc xe máy; tranh vẽ hoặc ảnh về người đi xe máy trên đường có đèo trẻ em ( 1 tư thế đúng, 1 tư thế sai). - HS: Đội mũ bảo hiểm đến lớp. III. Các hoạt động chính: 1. HĐ 1: Giới thiệu cách ngồi an toàn khi đi xe đạp, xe máy. a. Mục tiêu: Hiểu sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp, xe máy. Ghi nhớ các trình tự an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy. Có thói quen đội mũ bảo hiểm, cách ngồi ngay ngắn và bám chắc người ngồi phía trước, quan sát các loại xe khi lên, xuống xe. b. Các tiến hành: - GV hỏi HS hằng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì? - GV cho HS xem tranh và trả lời các câu hỏi: + Ngồi trên xe máy có đội mũ không? Đội mũ gì? Tại sao phải đội mũ bảo hiểm? + Bạn nhỏ ngồi trên xe máy như thế nào, ngồi đúng hay sai? + Nếu ngồi sau xe máy em sẽ ngồi như thế nào? - GV hỏi HS tại sao đội mũ bảo hiểm là cần thiết? - GV giới thiệu tranh, ảnh cảnh người ngồi trên xe máy. Gọi HS nhận xét trường hợp đúng, sai. Yêu cầu chỉ rõ những động tác, hành vi sai. c. Kết luận: Để đảm bảo an toàn phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, hai tay phải bám chặt vào người ngồi đằng trước, quan sát cẩn thận trước khi lên , xuống xe. 2. HĐ 2: Thực hành trình tự lên, xuống xe máy. a. Mục tiêu: Ghi nhớ thứ tự các động tác khi lên xe đạp, xe máy; có thói quen đội mũ bảo hiểm và thực hiện đúng trình tự các động tác an toàn khi ngồi trên xe xe đạp, xe máy. b. Cách tiến hành: - GV chọn vị trí sân trường và sử dụng xe đạp, xe máy thật để hướng dẫn HS thứ tự các động tác an toàn khi lên, xuống và ngồi trên xe. + GV ngồi trên xe máy ( tư thế người lái xe), gọi 1 HS đến ngồi phía sau, yêu cầu HS nhớ thứ tự động tác an toàn khi ngồi trên xe. Nếu HS trả lời không đầy đủ hoặc sai thứ tự, GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. + GV đề nghị những HS khác xung phong luyện tập hoạt động này trước lớp. c. Kết luận: Lên xe đạp, xe máy theo đúng trình tự an toàn. HĐ 3: Thực hành đội mũ bảo hiểm. a. Mục tiêu: HS thành thạo các động tác đội mũ bảo hiểm, thích đội mũ khi đi đường. b. Cách tiến hành: - GV làm mẫu cách đội mũ bảo hiểm đúng thao tác. - Chia 3 em một nhóm để thực hành. - GV yêu cầu HS thực hành theo từng cặp nhóm ( một HS thực hành, hai HS quan sát, nhận xét) có thể giúp đỡ để bạn đội mũ đúng thao tác, đạt yêu cầu. - GV lần lượt kiểm tra giúp đỡ những HS đội mũ chưa đúng, khen ngợi những HS đội đúng. - GV gọi một vài em đội đúng lên làm mẫu cho các bạn xem. c. Kết luận: Thực hiện đúng 4 bước: Phân biệt trước và sau mũ - Đội mũ ngay ngắn, vành mũ sát trên lông mày - kéo hai nút điều chỉnh dây mũ nằm sát dưới tai, sao cho dây mũ sát hai bên má - Cài khoá mũ, kéo dây vừa khít vào cổ. IV. Củng cố: - Một hoặc hai HS lên trước lớp diễn lại thao tác đội mũ bảo hiểm. - GV yêu cầu một vài em thực hiện các trình tự ngồi trên xe đạp, xe máy. - Các HS khác quan sát, nếu ai phát hiện thấy thao tác nào chưa đúng có thể xung phong lên làm mẫu cho đúng thao tác đó. - GV nhận xét chung và nhấn mạnh một số điểm khi thấy cần thiết. - Dặn HS thực hiện những nội dung vừa học. --------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docAn toan giao thong lop 1.doc
Giáo án liên quan