I.Mục đích, yêu cầu :
-Học sinh biết trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, kiểm tra.
-Phân biệt hành vi trung thực và hành vi giả dối, thực hiện hành vi trung thực – phê phán hành vi giả dối.
-Các em dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi và trung thực trong học tập; đồng tình với hành vi trung thực – phê phán hành vi giả dối.
II.Chuẩn bị : -Học sinh : Xem nội dung bài, thẻ màu.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Mở đầu : Giới thiệu chương trình đạo đức sẽ học.
2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Trung thực trong học tập.
b.Nội dung :
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức: Trung thực trong học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức : Trung thực trong học tập (T1)
I.Mục đích, yêu cầu :
-Học sinh biết trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, kiểm tra.
-Phân biệt hành vi trung thực và hành vi giả dối, thực hiện hành vi trung thực – phê phán hành vi giả dối.
-Các em dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi và trung thực trong học tập; đồng tình với hành vi trung thực – phê phán hành vi giả dối.
II.Chuẩn bị : -Học sinh : Xem nội dung bài, thẻ màu.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Mở đầu : Giới thiệu chương trình đạo đức sẽ học.
2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Trung thực trong học tập.
b.Nội dung :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động 1 : Xử lý tình huống
Mục tiêu : Học sinh biết vì sao cần phải trung thực trong học tập.
-Yêu cầu hs thực hiện :
+Xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.
+Thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi “Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết nào?”
=>Theo dõi và tóm tắt một số cách giải quyết chính.
H : Nếu em là Long, em sẽ làm gì? Vì sao?
H : Cách giải quyết nào thể hiện sự trung thực?
=>Theo dõi, cùng hs phân tích và rút ra cách giải quyết hợp lý :
Nhận lỗi với cô giáo, hứa với cô sẽ sưu tầm tranh ảnh theo yêu cầu và nộp lại sau.
H : Trong học tập có cần phải trung thực không? Vì sao?
=>Kết luận : Trung thực trong học tập thể hiện lòng tự trọng. Trung thực trong học tập để đạt kết quả cao và được mọi người tin yêu.
-Đọc nội dung tình huống, thảo luận nhóm bàn và trình bày một số cách giải quyết.
-Trả lời câu hỏi, phân tích hành vi.
-Trả lời câu hỏi, bổ sung ý kiến.
-Nhắc lại.
Hoạt động 2 : Bài tập
Mục tiêu : Rèn kĩ năng phân biệt hành vi đạo đức.
Bài tập 1/4 : Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập?
-Yêu cầu hs : +Cá nhân suy nghĩ và trao đổi nhóm bàn.
+Trình bày ý kiến, phân tích hành vi =>Kết luận :
a.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. (Không trung thực trong học tập)
b.Không làm bài tập mà mượn vở của bạn để chép. (Không trung thực)
c.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. (Trung thực trong học tập)
d.Giấu điểm kém chỉ báo điểm tốt với bố mẹ. (Không trung thực)
Bài tập 2/4 : Bày tỏ thái độ của mình (tán thành, phân vân hay không tán thành) về các ý kiến.
-Yêu cầu hs thực hiện : +Thảo luận nhóm
+Báo cáo kết quả bằng thẻ màu (đỏ, vàng, xanh)
+Đại diện nhóm giải thích cách lựa chọn
=>Kết luận :
a.Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình. (Không tán thành)
b.Thiếu trung thực trong học tập là giả dối. (Tán thành)
c. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. (Tán thành)
-Nêu yêu cầu của đề.
-Suy nghĩ, trao đổi, phân tích hành vi và trình bày ý kiến cá nhân, rút ra kết luận.
-Nêu yêu cầu của đề.
-Thảo luận
-Báo cáo kết quả.
-Giải thích.
-Các nhóm bổ sung ý kiến.
3.Củng cố : -H : Vì sao cần phải trung thực trong học tập?
-Nhận xét tiết học -Dặn dò : Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. Chuẩn bị tiểu phẩm, câu chuyện về trung thực trong học tập.
------------------------------------------------
File đính kèm:
- DAODUC 01.doc