I. Mục tiêu
Sau bài học này, HS biết:
- Học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tấp, rèn luyện.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5.
II. Tài liệu và phương tiện
- Giấy trắng, bút màu
69 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 5 Năm học 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 31
Thứ hai ngày ... tháng .... năm 2010
Đạo đức
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2)
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Kể được một và tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
II. Tài liệu và phương tiện
- tranh ảnh , băng hình về tài nguyên thiên nhiên: mỏ than, dầu mỏ, rừng,
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên ( BT 2)
+ Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước
+ Cách tiến hành
- HS giới thiệu về một tài nguyên mà mình biết
- Lớp nhận xét bổ sung
- GVKL: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều . Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK
+ Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Cách tiến hành
- GV chia nhóm , giao nhiệm vụ
- Đại diện nhóm trình bày
- GVKL: a, đ, e là các việc làm đúng để bảo vệ thiên nhiên
b, c, d Là việc làm không phải là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
GV: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên
* Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK
+ Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên hiên
+ Cách tiến hành
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
GVKL: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình
* Hoạt động kết thúc
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- HS lần lượt giới thiệu
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Hs thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
KÝ DUYỆT
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 32
Thứ hai ngày ...... tháng ...... năm 2010
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG:
TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH LIỆT SỸ,
BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu về sự đền ơn đáp nghĩa của nhân dân địa phương.
- HS hiểu và biết cách giúp đỡ gia đình TBLS, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ của địa phương.
II. Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: Tìm hiểu về số lượng các gia đình liệt sỹ và số lượng thương binh của địa phương.
- GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 xóm đội.
- Cử nhóm trưởng và thư ký.
- Các nhóm thảo luận tìm hiểu trong thời gian 5 phút.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên tổng hợp kết quả: Toàn xã có 82 liệt sỹ, 47 thương binh, 11 Bà mẹ VN anh hùng.
DANH SÁCH CÁC BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
STT
HỌ VÀ TÊN
Ở XÓM
1
KHỔNG THỊ CHẤT
4
2
ĐINH THỊ THỌ
5
3
BÙI THỊ TỤ
5
4
PHAN THỊ HẢO
4
5
TRẦN THỊ THÂN
2
6
BÙI THỊ HOÀI
5
7
LÊ THỊ NHIÊN
2
8
HOÀNG THỊ HÁU
5
9
PHẠM THỊ CHỒI
3
10
PHAN THỊ TẢO
4
11
LÊ THỊ HỢI
2
2/ Hoạt động 2: Thi kể về việc làm thể hiện tinh thần đền ơn đáp nghĩa.
- Chăm sóc nghĩa trang.
- Chăm sóc các gia đình thương binh liệt sỹ.
3/ Hoạt động 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh thăm nghĩa trang liệt sỹ.
Củng cố – dặn dò: Về nhà các em thường xuyên giúp các gia đình thương binh liệt sỹ.
KÝ DUYỆT
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 33
Thứ hai ngày tháng năm 2010
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: AN TOÀN GIAO THÔNG
I) Mục tiêu
- Giúp học sinh biết được một số luật giao thông
- Thực hiện đúng luật giao thông
II) Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về giao thông đường bộ, biển báo giao thông.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biển báo giao thông
Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4
- Bước 1: Giáo viên phát cho mỗi nhóm một số biển báo giao thông. Yêu cầu học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung từng biển báo.
- Bước 2: Đại diện nhóm lên nói nội dung từng biển báo của nhóm mình. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Bước 3: Giáo viên kết luận
2. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh
- Học sinh làm bài tập trên phiếu
- Gọi lần lượt học sinh đọc bài làm của mình, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên kết luận
3. Hoạt động 3:
- Giáo viên cho HS xem một số tranh ảnh về giao thông đường bộ.
- Học sinh thảo luận về việc thực hiện an toàn giao thông của người tham gia giao thông.
- Học sinh kể về việc bản thân đã thực hiện luật an toàn giao thông.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố dặn dò: Thực hiện tốt luật an toàn giao thông
TUẦN 34
Thứ hai ngày tháng năm 2010
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I) Mục tiêu:
- Môi trường sống rất quan trọng với cuộc sống của con người.
- Học sinh biết bảo vệ môi trường.
- Có ý thức làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
II) Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
Giáo viên nêu lần lượt từng câu hỏi, học sinh trả lời:
- Môi trường là gì?
- Nêu một số thành phần của môi trường bạn đang sống?
- Bạn đã làm gì để bảo vệ môi trường đang sống?
Giáo viên kết luận: Môi trường rất quan trọng đối với con người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Vì vậy mọi người cần có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh
- Giáo viên đưa ra các bức tranh, ảnh
- Yêu cầu Học sinh quan sát tranh và nêu nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh
? Bạn trong tranh (ảnh) đang làm gì?
? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong tranh?
? Tranh (ảnh) nào là bức tranh (ảnh) bảo vệ môi trường?
- Học sinh khác nhận xét bổ sung
- Giáo viên kết luận, liên hệ thực tế ở địa phương:
+ Việc vứt rác bừa bãi ra dường, nơi công công, sông ngòi ở địa phương.
+ Việc phun thuốc trừ sâu, phun hóa chất, lưu lượng xe máy ô tô di lại nhiều.
+ Việc địa phương đã xây dựng được khu xử lý rác thải và tổ chức thu gom rác thải để bảo vệ môi trường.
3. Củng cố dặn dò: Thực hiện tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường
KÝ DUYỆT
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 35
Thứ hai ngày tháng năm 2010
Đạo đức:
THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ II VÀ CUỐI NĂM HỌC
I) Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố kỹ năng hình thành các hành vi thói quen đạo đức.
II) Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức các bài đạo đức đã học
- Yêu cầu học sinh nêu tên các bài đạo đức đã học.
- Nêu nội dung của từng bài đạo đức, các hành vi đạo đức.
2. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
Giáo viên đưa ra một số tình huống, yêu cầu học sinh thực hành sắm vai theo nhóm
3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập, rút ra bài học
- Học sinh nêu được hành vi đạo đức, thói quen đạo đức cần đạt được trong năm học:
Có trách nhiệm về việc làm của mình;
Có ý thức vượt khó khăn;
Nhớ ơn tổ tiên;
Xây dựng và giữ gìn tình bạn tốt;
Kính già yêu trẻ;
Hợp tác với những người xung quanh;
Yêu quê hương đất nước;
Bảo vệ môi trường,....
- Giáo viên tóm tắt, kết luận chung
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh thực hành và rèn luyện thói quen hành vi đạo đức tốt.
KÝ DUYỆT
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GA DAO DUC LOP 5.doc