Giáo án Đạo đức Lớp 3A chuẩn kiến thức

I. MỤC TIÊU:

- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.

- Biết được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.

- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

- Vở bài tập Đạo đức.

- Các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.

- Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 3A chuẩn kiến thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tiểu phẩm... về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế. Đạo đức Tuần 21 + 22 Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài I. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của việctôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi. - Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đươn giản. II. đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV giới thiệu bài. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - GV chia HS thành các nhóm. - GV kết luận: thái độ, cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự nhiên, tự tin. Điều đó biểu lộ lòng tự trọng, mến khách của người Việt Nam. Chúng ta cần tôn trọng khách nước ngoài. Hoạt động 2: Phân tích truyện. - GV đọc truyện Cậu bé tốt bụng - GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận theo các câu hỏi - BT2 (b) - GV kết luận: Khi gặp người nước ngoài em có thể chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ Hoạt động 3: Nhận xét hành vi - GV chia nhóm. - GV kết luận. Hướng dẫn thực hành: - Sưu tầm những câu chuyện, tranh vẽ nói về việc: - Cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách nước ngoài - Các nhóm trình bày kết quả công việc. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. - HS thảo luận nhận xét việc làm của các bạn - BT5. - Các nhóm thảo luận. Tiết 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Liên hệ thực tế - GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau. - GV kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi - GV chia nhóm - GV kết luận. Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai. - Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập. - GV kết luận: Cần chào đón khách niềm nở - Từng cặp HS trao đổi với nhau - Một số HS trình bày trước lớp. Các bạn khác bổ sung ý kiến. - Các nhóm thảo luận, nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp - SGV tr. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung . - Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai, các bạn khác trao đổi, bổ sung Đạo đức Tuần 23 + 24 Bài 11: Tôn trọng đám tang I. Mục tiêu: Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang. Bước đầu biết thông cảm với những đau thương, mất mát người thân của người khác. II. đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Đạo đức 3. - Truyện kể về chủ đề bài học. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kể chuyện Đám tang - Hỏi các câu hỏi BT1 (b) - GV kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi - GV kết luận - SGV tr. Hoạt động 3: Tự liên hệ - GV nêu yêu cầu tự liên hệ. - GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. - Hướng dẫn thực hành: Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện. - HS trả lời - HS làm BT 2 - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lý do vì sao theo mình hành vi đó lại là đúng hoặc sai. - HS tự liên hệ. - HS trao đổi với các bạn trong lớp. Tiết 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến - GV lần lượt đọc từng ý kiến - BT3. - GV kết luận: + Nên tán thành với các ý kiến b, c + Không tán thành với ý kiến a. Hoạt động 2: Xử lý tình huống - GV chia nhóm - GV kết luận: Tình huống a - SGV tr. Tình huống b - SGV tr. Tình huống c - SGV tr. Tình huống d - SGV tr. Hoạt động 3: Trò chơi Nên và Không nên - BT5. - GV nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc. - HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng (hoặc giơ tay theo quy ước chung). - Các nhóm thảo luận - BT4 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp trao đổi, nhận xét. - Chơi theo nhóm. - HS làm BT5 Đạo đức Tuần 26 + 27 Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác I. Mục tiêu: - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật ký, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. II. đồ dùng dạy học: - Vở bài tạp Đạo đức 3. - Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò chơi đóng vai (hoạt động 1, tiết 1). III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai. - GV kết luận: Mình cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - GV yêu cầu HS làm BT2. - Điền từ vào chỗ trống sao cho thích hợp. - GV kết luận – SGV tr. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. - GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau theo BT3 - GV mời một số HS trình bày trước lớp. Hướng dẫn thực hành: - Sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác - Các nhóm HS độc lập thảo luận tìm cách giải quyết, rồi phân vai cho nhau - BT1 - Một số nhóm đóng vai. - HS thảo luận lớp. - Các nhóm HS làm BT2 (b) - Từng cặp HS trao đổi với nhau. - Những em khác có thể hỏi để làm rõ thêm những chi tiết mà mình quan tâm. Tiết 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: - Nhận xét hành vi - BT4. Hoạt động 2: Đóng vai - GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống. - GV kết luận: Khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai và khuyến khích các em thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - HS thảo luận theo nhóm nhỏ. - Một số cặp trình bày kết quả thảo luận của mình trước lớp; các HS khác có thể bổ sung hoặc nêu ý kiến khác. - Các nhóm HS thảo luận. - HS làm BT 5. Đạo đức Tuần 28 + 29 Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước I. Mục tiêu: - Biết cần phải sử dụng tiết và bảo vệ nguồn nước. - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gioa đình, nhà trường, địa phương. II. đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Đạo đức 3. - Các tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh - GV yêu cầu HS xem ảnh - BT1 - GV nhấn mạnh vào yếu tố nước: nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào? - GV kết luận - SGV tr. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - GV chia nhóm. - GV kết luận. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - GV chia HS thành các nhóm nhỏ. - GV tổng kết ý kiến. Hướng dẫn thực hành: Sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gia đình và nhà trường. - HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ. - HS quan sát tranh và làm BT2. - HS làm việc theo nhóm. - Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. - HS thảo luận nhóm - VBT3. Tiết 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Xác định các biện pháp Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - GV chia nhóm. - GV kết luận. Hoạt động 3: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phổ biến cách chơi. Kết luận chung - SGV tr. - Các nhóm thảo luận BT4 - Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. - HS làm việc theo nhóm - BT5. - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Đạo đức Tuần 30 + 31 Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi I. Mục tiêu: 1. HS hiểu: Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người. Nêu đươc những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóccây trồng, vật nuôi. - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường. II. đồ dùng dạy học: -Vở bài tập Đạo đức 3. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Trò chơi Ai đoán đúng? - GV chia HS theo số chẵn và số lẻ - GV kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người. Hoạt động 2: quan sát tranh ảnh - GV cho HS xem ảnh và yêu cầu HS đặt các câu hỏi về bức tranh -BT2. - GV kết luận: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích và phù hợp với khả năng. Hoạt động 3: Đóng vai - GV chia HS thành các nhóm nhỏ. - GV cùng lớp bình chọn nhóm có dự án khả thi và có thể có hiệu quả kinh tế cao. GV khen các nhóm đều đã có dự án trang trại cây trồng, vật nuôi tốt, chứng tỏ là những nhà nông nghiệp giỏi, đã thể hiện quyền được tham gia của mình. - HS làm việc cá nhân. - Một số HS lên trình bày. Các HS khác phải đoán và gọi được tên con vật nuôi hoặc cây trồng đó. - HS đặt câu hỏi và đề nghị các bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Việc làm của các bạn đó sẽ đem lại ích lợi gì? - Các HS khác trao đổi ý kiến và bổ sung. - Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt. - Từng nhóm trình bày dự án sản xuất. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. Tiết 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra. - GV yêu cầu HS trình bày kết quả điều tra. - Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết. - Hãy kể tên các vật nuôi mà em biết. - GV nhận xét việc trình bày của các nhóm và khen ngợi HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương. Hoạt động 2: Đóng vai - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo một trong các tình huống - BT3. - GV kết luận - SGV tr. Hoạt động 3: HS đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Hoạt động 4: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng. - GV chia HS thành các nhóm và phổ biến luật chơi. - GV tổng kết, khen các nhóm khá nhất. Kết luận chung - SGV tr. - Đại diện từng nhóm HS trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. - HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai. - Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến. - Các nhóm HS thực hiện trò chơi - Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả thi của các nhóm

File đính kèm:

  • docDao duc lop 3 chuan kien thuc.doc
Giáo án liên quan