1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh địa phương dễ phát âm sai: hạ lệnh, vùng nọ, lo sợ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải ở trong bài
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé
135 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 3 Học kì I Năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------------------o0o-----------------------
Tuần 19
Thứ ngày tháng năm 2006
Ôn tập cuối học kì I
tiết 2:
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc( như yêu cầu của tiết 1)
- Ôn luyện về so sánh( tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn)
- Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên bài đọc trong SGK tập viết 3 tập 1
- Bảng lớp chép sẵn 2 câu văn của bài tập 2 và 3
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu tiết học
- GV ghi bài lên bảng
2. Kiểm tra đọc: 1/ 4 lớp( 7 em)
- GV cho HS bộc thăm bài
- Cho HS đọc và TLCH nội dung
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV gách dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong từng câu văn viết trên bảng lớp, chốt lại lời giải đúng
4. Bài tập 3:
- Yêu cầu HS đọc bài
- GV chốt lại lời giải đúng
- HS theo dõi
- HS bốc thăm bài
- Chuẩn bị 1 đến 2 phút
- HS đọc và TLCH nội dung
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
+ Nến: Vật để thắp sáng, làm bằng mỡ, hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay đèn cầy
+ Dù: Vật như chiếc ô dùng để che nắng, che mưa cho khách trên bãi biển
- HS làm bài cá nhân vào vở sau đó nêu bài giải
a) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời
Như
những cây nến khổng lồ
b) Đước mọc san sát, thẳng đuột
Như
hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi biển
- Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến
+ Từ biển trong câu “ Từ trong biển lá xanh rờn” không phải là biển cá vàng nước mặn mà nghĩa là tập hợp rất nhiều sự vật. Lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những em học tốt
- Dặn dò về nhà luyện đọc nhiều hơn
-------------------------o0o-----------------------
Thứ ngày tháng năm 2006
Ôn tập cuối học kì I
tiết 3:
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc( như yêu cầu của tiết 1)
- Luyện tập điền vào giấy tờ in sẵn: Điền đúng vào nội dung giấy mời cô( thầy...) hiệu trưởng đến dự liên hoan với lớp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên bài đọc trong SGK tập viết 3 tập 1
- Bản phô tô giấy mời cỡ nhỏ
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, ghi bảng
2. Kiểm tra đọc: 1/ 4 lớp( 7 em)
- GV cho HS bộc thăm bài
- Gọi HS đọc và TLCH nội dung
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS: Mỗi HS đóng vai là lớp trưởng viết giấy mời thầy( cô) hiệu trưởng
- Bài tập giúp HS thực hành giúp HS viết giấy mời đúng nghi thức
- Gọi HS điền miệng vào giấy mời
- Yêu cầu HS điền vào vở
- HS lên bốc thăm bài, chuẩn bị 1 đến 2 phút
- Đọc bài và TLCH nội dung
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu giấy mời
- Nêu điền ghi nhớ khi viết giấy mời
+ Lời lẽ ngắn gọn, trân trọng
+ Ghi rõ ràng ngày giờ, địa điểm
- 2 HS điền miệng:
Giấy mời
Kính gửi: Cô hiệu trưởng trường tiểu học Hát Lót
Lớp 3C trân trọng kính mời cô
Tới dự: Buổi liên hoan chào mừng...
Vào hồi: 8 giờ, ngày 19/11/2006
Tại: Phong học lớp 3C
Chúng em rất mong được đón cô
Ngày 17 tháng 11 năm 2006
TM lớp
Lớp trưởng
Nguyễn Hoài Thương
- Lớp làm bài vào vở
5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, thu bài chấm
- Về nhà tiếp tục luyện đọc, chi nhớ mẫu giấy mời, thực hành viết đúng mẫu khi cần thiết
Thứ ngày tháng năm 2006
Ôn tập cuối học kì I
tiết 4:
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc(yêu cầu tiết 1)
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc
- 3 tờ phiếu viết đoạn văn BT 2
- Tranh ảnh minh hoạ cây bình bát, cây bần
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ:
- Trả bài viết giấy mời tiết trước
- Nhận xét, gọi điểm
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Nêu y/c của tiết 4
- Ghi bài lên bảng
2. KT đọc: Số HS còn lại (8 em)
- Gọi HS bốc thăm bài
- Cho HS đọc và đưa ra câu hỏi nd
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc y/c của bài
- GVcho HS quan sát tranh cây bình bát, cây bần
- Y/c lớp đọc thầm bài văn, làm bài
- GVnhắc HS nhớ viết hoa những chữ đầu câu sau khi điền dấu chấm
- GVnhận xét, phân tích từng dấu câu, chốt lại lời giải đúng
- HS bốc thăm bài, chuẩn bị bài đọc 1-> 2 phút
- Đọc bài và TL CH nội dung
- 1 HS đọc y/c, 1 HS chú giải trong sgk
+ Cây bình bát
+ Cây bần
- Lớp đọc thầm bài, lớp nhận xét
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạm nứt. Trên cái đất phập phều và gió lắm giông như thế, cây đứng lẻ khô mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Y/c HS về nhà đọc lại đoạn văn BT 2, đọc lại những bài TĐ có y/c HTL để CB cho tiết học sau
-------------------------o0o-----------------------
Thứ ngày tháng năm 2006
Ôn tập cuối học kì I
Tiết 5:
I/ Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 17 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng
- Luyện viết đơn( gửi thư viện trường xin cấp thẻ đọc sách)
II/ Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị 17 phiếu, mỗi phiếu ghi 1 bài tập đọc học thuộc lòng từ đầu năm
- Vở bài tập tiếng việt 3- tập 1
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng
2. Kiểm tra tập đọc: 10 HS
- Gọi HS lên bốc thăm bài
- Gọi HS đọc bài, đưa ra câu hỏi nội dung
- Nhận xét ghi điểm
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- GVHD: So với mẫu đơn, lá đơn này thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất
- Gọi HS làm miệng
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
- Gọi 1 số HS đọc đơn
- GV chấm 1 số đơn, nhận xét
- Nghe giới thiệu
- Từng HS lên bốc thăm, chọn bài học thuộc lòng. Xem lại bài khoảng 1 đến 2 phút
- HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ, đoạn văn theo phiếu đã bốc và TLCH nội dung đoạn thơ đó
- 2 HS đọc yêu cầu của bài, lớp theo dõi
- Mở SGK đọc mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách( trang 11)
- 2 HS làm miệng
+ Tên đơn đổi lại: Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách
+ Mục nội dung: Em làm đơn này xin đề nghị thư viện cấp cho em thẻ đổi lại:..... đề nghị thư viện cấp lại cho em thẻ đọc sách năm 2004 vì em đã chót làm mất...
- HS làm vào vở bài tập
- 1 số HS đọc đơn
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn, về nhà ôn luyện các bài tập đọc học thuộc lòng. Chuẩn bị giấy mời để làm bài tập viết thư trong tiết tới
-------------------------o0o-----------------------
Thứ ngày tháng năm 2006
Ôn tập cuối học kì I
Tiết 6:
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Rèn kĩ năng viết: Viết đúng một lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân( hoặc một người mà em quí mến). Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
II/ Đồ dùng dạy học:
- 17 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc học thuộc lòng
- Giấy mời để biết thư
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
- Ghi bảng
2. Kiểm tra học thuộc lòng: 10 em
- Gọi HS bốc thăm và chuẩn bị bài
- Gọi HS đọc bài, đưa nội dung câu hỏi
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc bài
- GV hướng dẫn HS xác định bài viết thư
? Đối tượng viết thư là ai?
? Nội dung thư như thế nào?
- Gọi HS phát biểu ý kiến
- Yêu cầu HS đọc lại bài “ Thư gửi bà”
- Yêu cầu HS viết thư
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém viết bài
- GV châm một số bài, nêu nhận xét chung
- HS nghe giới thiệu
- HS bốc thăm bài, chuẩn bị bài đọc 2 phút
- Đọc bài và TLCH nội dung bài
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi
-> Một người thân( hoặc một người mà mình quí mến): ông, bà, chú,....
-> Thăm hỏi về sức khoẻ, tình hình ăn ở, học tập, làm việc,...
- 4 HS phát biểu ý kiến: Chọn viết thư cho ai? Thăm hỏi về điều gì?
VD: Em viết thư cho bà, để hỏi thăm sức khoẻ bà vì nghe tin bà bị ốm, vừa ở bệnh viện ra. Em muốn biết sức khoẻ của bà thế nào?...
- HS mở SGK trang 81, đọc lại bài “ Thư gửi bà” để nhớ hình thức một bức thư
- HS viết thư vào trong vở bài tập
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở những HS chưa viết xong về nhà hoàn thành thư
- Tiếp tục ôn luyện các bài tập đọc học thuộc lòng
-------------------------o0o-----------------------
Thứ ngày tháng năm 2006
Ôn tập cuối học kì I
Tiết 7:
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Ôn luyện về dâu chấm, dấu phẩy
II/ Đồ dùng dạy học:
- 17 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc học thuộc lòng
- 3 tờ phiếu ghi nội dung bài tập 2
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- Ghi bài lên bảng
2. Kiểm tra học thuộc lòng:
- Gọi HS bốc thăm bài, và yêu cầu chuẩn bị bài
- Gọi HS đọc bài và đưa ra câu hỏi nội dung để HS trả lời
- Nhận xét, chi điểm
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc bài
- Nhắc HS: Nhớ viết hoa những chữ đầu sau khi điền dấu chấm vào chỗ còn thiếu
- Yêu cầu làm bài, theo dõi HS làm bài
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
? Có đúng là người bà trong chuyện này rất nhát không? Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
- Nghe giới thiệu
- HS bốc thăm và chuẩn bị bài 2 phút
- HS đọc bài lần lượt và TLCH nội dung
- 2 HS đọc yêu cầu của bài, lớp theo dõi
- Cả lớp đọc thầm lại chuyện vui: Người nhút nhát
- Làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh
- Lớp nhận xét
-> Bà lo cho cháu nên nắm chặt tay cháu khi qua đường, sợ cháu đi không khéo thì bị tai nạn vì đường đông xe cộ. Cậu bé không hiểu tưởng bà nắm tay mình vì bà nhát
- Lớp sửa bài theo lời giải đúng
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập kể chuyện cho người thân nghe
- Yêu cầu HS chuẩn bị ôn tập cho tốt để làm bài kiểm tra học kì
---------------------------------------------------
Thứ ngày tháng năm 2006
Ôn tập cuối học kì I
Tiết 8:
Kiểm tra
Đọc hiểu, luyện từ và câu
-------------------------o0o-----------------------
Thứ ngày tháng năm 2006
Ôn tập cuối học kì I
Tiết 9:
Kiểm tra
Chính tả- Tập làm văn
( Thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của nhà trường)
-------------------------o0o-----------------------
File đính kèm:
- DAO DUC KY I.doc