I. MỤC TIÊU
1. Kiến thứcBiết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc
Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác hồ. Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhiên nhi đồng.
HS khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
II.Chuẩn bị- Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, đặc biệt là về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
- Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm).
- Năm điều Bác Hồ dạy.
- Vở Bài tập Đạo đức 3, NXB Giáo dục.
40 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 3 Học kì I chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cho tranh
- GV chia nhóm giao cho mỗi nhóm thảo luận một nội dung của một bức tranh và đặt tên cho tranh.
- Gvkl nội dung từng bức tranh, khẳng định các việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
c. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Chia nhóm 4 và yêu cầu thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học.
Gvkl: Các ý a, c, d là đúng, ý b là sai
3. Củng cố dặn dò:
- HDTH: Thực hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Hát
- Tham gia việc lớp, việc trường là quyền và nghĩa vụ của hs để việc trường, việc lớp có kết quả tốt đẹp.
- Hs nhắc lại đầu bài, ghi tên bài.
- Hs theo dõi, quan sát tranh.
- Các nhân vật: Thuỷ, bé Vân, mẹ của bé Vân.
- Viên còn nhỏ cả nhà đi vắng hết không có ai trông bé Viên, Viên chơi một mình ngoài trời nắng.
- Thuỷ nghĩ ra nhiều trò chơi để bé Viên chơi không bị chán.
- Vì bạn Thuỷ đã giúp đỡ quan tâm đến bé Viên , chơi với bé Viên và dạy cho bé Viên biết nhiều điều.
- Việc làm của bạn Thuỷ là rất tốt thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Em cần học tập bạn Thuỷ.
- Giúp đỡ, quan tâm đến hàng xóm láng giềng để tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn bó.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến.
- Hs thảo luận đưa ra ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Tuần 15
Đạo đức: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm , giúp đỡ hàng xóm , láng giềng.
- Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
KNS cần đạt:lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm; đảm nhận trách nhiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức
II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt độngGV
Hoạt động HS
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- GV nhận xét đánh giá.
C.Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu sưu tầm được về chủ đề bài học.
- Y/ c HS trưng bày các tranh vẽ, bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em sưu tầm được.
- Gv tổng kết: Khen các cá nhân và nhóm hs đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt.
Hoạt động 2: Đánh giá
- Yêu cầu HS nhận xét các hành vi
- GV kết luận:Các câu a, d , e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Các việc b, c, đ là những việc không nên làm
- Yêu cầu HS liên hệ theo các việc làm trên.
- Gv nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống đóng vai.
- Gv chia hs theo nhóm, y/c mỗi nhóm thảo luận đóng vai một tình huống trong vở bài tập đạo đức.
- Gvkl chốt lại cách ứng xử theo từng tình huống.
- KL chung: Nêu câu ca dao trong sách bài tập.
3. Củng cố dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau
- Hát
- Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn hoạn nạn, những lúc đó rất cần đến sự thông cảm giúp đỡ của hàng xóm láng giềng để vượt qua khó khăn.
- HS để lên bàn các tranh vẽ, bài thơ... đã sưu tầm được.
- Từng cá nhân hoặc nhóm lên trình bày trước lớp.
- Sau mỗi phần trình bày HS nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận nhóm đôi để nhận xét các hành vi.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét.
- HS liên hệ.
- Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống.
TUẦN 16
Đạo đức: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng và biết ơn, quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
KNS cần đạt : trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sĩnh]ơng máu vì tổ quốc; xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.
- Một số bài hát về chủ đề bài học.
- Tranh ảnh minh hoạ truyện Một chuyến đi bổ ích.
- Phiếu giao việc dùng cho hoạt động 2.
III. Các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên những việc đã làm để giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Gv nhận xét đánh giá.
C. Bài mới:
1. Khởi động:
2. Hoạt động 1: Phân tích truyện.
- Gv kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích.
- Các bạn lớp 3a đã đi đâu vào ngày 27/ 7 ?
- Qua câu chuyện trên em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
- Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với thương binh và gia đình liệt sĩ?
- Gvkl: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để dành độc lập, tự do cho hoà bình, cho Tổ quốc...
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, phát phiếu và giao nhiệm vụ cho các nhóm nhận xét các việc nên làm hay không nên làm.
- Gvkl: Các việc a, b, c là đúng. Việc d không nên làm
* Liên hệ:
- Em đã làm được các việc gì để giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ?
3. Củng cố dặn dò:
- HDTH: Tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
Sưu tầm các bài thơ, bài hát...các tấm gương chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ thiếu nhi.
- Hát
- Hs nêu
- Cả lớp hát bài: Em nhớ các anh.
- HS theo dõi kết hợp quan sát tranh.
- Các bạn lớp 3a đi thăm các cô chú thương binh nặng ở trại điều dưỡng.
- Thương binh, liệt sĩ là những người hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Chúng ta phải có thái độ tôn trọng và biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
- HS thảo luận nhóm nhận xét các việc trong phiếu:
a. Nhân ngày 27/ 7 lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ.
b. Chào hỏi lễ phép các cô chú thương binh, liệt sĩ.
c. Thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
d. Cười đùa làm việc riêng trong khi chú thương binh đang nói chuyện với HS toàn trường.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hs tự liên hệ và nêu trước lớp.
- Lớp nhận xét.
TUẦN 17
Đạo đức: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng và biết ơn, quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
KNS cần đạt : trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sĩnh]ơng máu vì tổ quốc; xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học:- Một số bài hát về chủ đề bài học.
- Tranh ảnh minh hoạ truyện Một chuyến đi bổ ích.
- Phiếu giao việc dùng cho hoạt động 2.
HĐGV
HĐHS
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải biết ơn thương binh và gia đình liệt sĩ?
- Gv nhận xét đánh giá.
C. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng.
- Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tranh (hoặc ảnh) của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng.
* GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo các tấm gương đó.
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả điều tra về hoạt động đên ơn đáp nghĩa các thương binh và gia đình liệt sĩ ở địa phương.
- GV nhận xét bổ sung và nhắc nhở HS tích cực ủng hộ tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
Hoạt động 3: Múa hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề biết ơn liệt sĩ.
- GV nhận xét tuyên dương HS đã thể hiện hay.
* KL chung: Thương binh, liệt sĩ là những người hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công ơn to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
3. Củng cố dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau ôn tập.
- Hát
- Thương binh liệt sĩ là những người có công lao to lớn với đất nước.
- Các nhóm nhận tranh ảnh và cho biết :
+ Người trong tranh hoặc ảnh là ai?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng liệt sĩ đó?
+ Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về anh hùng liệt sĩ đó?
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra tìm hiểu.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS hát múa, đọc thơ, kể chuyện...
- Lớp nhận xét.
TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ 1
I. Mục tiêu:
- Giúp hs ôn tập củng cố lại các chuẩn mực đạo đức đã học ở kì I
- HS hiểu vì sao phải thực hiện đầy đủ các chuẩn mực đạo đức đó
II. Đồ dùng học tập:
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐGV
HĐHS
1. KTBC: Vì sao chúng ta phải yêu lao động?
Tìm những câu tục ngữ khuyên chúng ta phải yêu lao động
3. Ôn tập
- Vì sao phải tích cực tham gia việc lớp việc trường ?
- Thế nào là tham gia việc trường việc lớp?
- Hãy nêu cách xử lí tình huống sau: Cả lớp đang làm vệ sinh vườn trường thì Hà nói nhỏ với Xuân là bỏ đi chơi. Nếu em là Xuân em sẽ làm gì?
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi
- Gv chốt lại:
Khuyên nên khuyên Hà cùng làm vệ sinh với cả lớp để hoàn thành công việc sau đó mới đi chơi.
- Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Vì sao phải biết ơn thương binh liệt sĩ?
- Em cần làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ?
- Gv giao phiếu bài tập yêu cầu hs làm bài: Khoanh vào chữ cái trước ý đúng.
- 2 HS trả lời
- lớp nhận xét
- Tham gia việc lớp việc trường là nhiệm vụ của mỗi hs.
- ... là tự giác làm thật tốt việc của trường, của lớp phù hợp với khả năng.
- Hs thảo luận, đại diện các nhóm phát biểu ý kiến, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- ... là làm những việc vừa sức có thể làm được để chia sẻ với hàng xóm khi họ gặp khó khăn.
- Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn hoạn nạn.những lúc đó rất cần đến sự cảm thông và giúp đỡ của người khác.
Vì ... là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Em sẽ tôn trọng và biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ...
- HS làm bài trên phiếu bài tập:
a)Chỉ giúp đỡ gia đình hàng xóm thân với nhà mình.
b)Học sinh chỉ cần làm tốt việc học tập.
c) Giúp đỡ quan tâm các thương binh và gia đình liệt sĩ là thể hiện uống nước nhớ nguồn.
d)+ Giúp đỡ hàng xóm láng giềng là thể hiện tình làng nghĩa xóm.
- Vài HS đọc bài,chữa bài.
- Lớp nhận xét bổ sung.
File đính kèm:
- Dao duc 3 CKT KNS HKI.doc