Hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc.
Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu đó.
Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập đúng giờ giấc.
45 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 2D cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến hành:
- Đọc yêu cầu của bài 2.
- Theo nhóm 2 kể tên các việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Nhiều nhóm trình bày.
* Tuỳ theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng các cách khác nhau như: đầy xe lăn cho người bị liệt, góp tiền giúp nạn nhân chất độc da cam, vui chơi và giúp bạn khó khăn về học trong lớp, …
4) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: Giúp học sinh có thái độ đúng đối với việc giúp đỡ người khuyết tật.
Tiến hành:
- Đọc đề và tự làm bài tập 3.
- Đọc các ý kiến đúng.
- Giải thích lần lượt lý do vì sao ý kiến b là chưa đúng.
* Phải giúp đỡ người khuyết tật vì họ rất cần mình giúp đỡ. Khi chơi với bạn bị khuyết tật cần vui vẻ, chan hoà và chú ý đến thái độ, lời nói.
Tuần 28: Tiết 2
A. Bài cũ: Kể những việc đã làm chứng tỏ em đã biết giúp đỡ người khuyết tật.
B. Thực hành
1) Hoạt động 1: Xử lý tình huống
Mục tiêu: Giúp học sinh biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
Tiến hành:
- Giáo viên nêu tình huống: đi thi và việc đoạt giải học sinh giỏi. Việc được thưởng nhiều tiền và được đi công viên. Đúng lúc đó, ở công viên có đợt quyên góp tiền ủng hộ “Nối vòng tay lớn ủng hộ nạn nhán chất độc da cam” do đài Truyền hình phát động. Nếu em là Việt, em sẽ làm gì? vì sao?
- Theo nhóm 2, thảo luận
Các nhóm trình bày, lớp bổ sung.
* Việt nên chích một phần số tiền đó để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
2) Hoạt động 2: Tư liệu
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu bài học về cách cư xử đối với người khuyết tật.
Tiến hành: Giáo viên tổng hợp các việc học sinh đã làm để giúp đỡ người khuyết tật mà cá em vừa nêu trong hai tiết học vừa qua.
Giáo viên đưa tư liệu về những lần quyên góp, ủng hộ mà nhà trường đã tham gia để giúp đỡ người khuyết tật hay người gặp nạn.
Khi được giúp đỡ, em đoán họ nghĩ gì?
Em giúp đỡ được họ, trong lòng em cảm thấy thế nào?
* Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi. Họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật, để họ bớt buồn tủi, vất vả và họ thêm tin vào cuộc sống, tin vào chính mình.
Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ người khuyết tật.
Chuẩn bị bài 13
Bài 13: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người. Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường sống trong lành.
- Học sinh có kỹ năng phân biệt được hành vi đúng và hanh vi sai đối với các loài vật có ích
- Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
- Học sinh có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích và không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
B. Các hoạt đông dạy học chủ yếu
Bài cũ:
- Kể một vài việc chứng tỏ em là người đã giúp đỡ người khuyết tật.
- Giúp đỡ người khuyết tật có lợi gì?
Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: Trò chơi
Mục tiêu: Học sinh biết ích lợi của một số con vật có ích.
Tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu: Một em nêu tên một con vật và chỉ định một bạn khác trả lời đó là con vật có ích hay có hại, nó có ích lợi gì? Nếu trả lời đúng thì lại được nêu tên một con vật khác và chỉ định…
- Cho học sinh thực hiện thử một vài lần.
- Học sinh cả lớp cùng chơi (năm đến bảy nhóm).
* Hầu hết các con vật đều có ích cho cuộc sống.
2) Hoạt động 2
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết, tham gia bảo vệ các loài vật có ích.
Tiến hành: Nhóm 2
- Kể tên và nêu ích lợi của con vật có ích mà mình biết cho bạn trong nhóm nghe (mỗi em phải kể được ít nhất ba lần).
- Cần làm gì để bảo vệ loài vật có ích.
* Cần bảo vệ loài vật có ích bằng các việc làm cụ thể như không phá tổ chim hay bắt chim non, bắt chuồn chuồn… loài vật có ích giúp ta được sống trong môi trường trong lành.
Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật nhất là các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có ích lợi cụ thể mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp ta hiểu biết nhiều điều kỳ diệu.
3) Hoạt động 3: Nhận xét
Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt các việc làm đúng – sai khi đối xử với các loài vật.
Tiến hành:
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Quan sát các tranh và nêu các việc làm đúng.
- Giải thích lý do tranh thứ hai là hành vi sai.
* Phải bảo vệ loài vật có ích.
Tuần 30: Tiết 2
A. Bài cũ:
- Kể tên các loài vật có ích mà em biết?
- Kể việc làm của em chứng tỏ em đã biết bảo vệ loài vật có ích.
B. Thực hành:
1) Hoạt động 1: Làm bài
Mục tiêu: Giúp học sinh biết lựa chọn cách đối xử đúng với các loài vật.
Tiến hành:
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc tình huống và cách xử lý.
- Theo nhóm 2, tìm cách hành động đúng.
- Các nhóm trình bày bài.
* Thấy người khác làm sai, ta phải khuyên can họ. Nếu không được thì báo với người lớn hay người có trách nhiệm.
2) Hoạt động 2: Sắm vai:
Mục tiêu: Học sinh biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích.
Tiến hành:
- Đọc yêu cầu đề bài và tình huống.
- Theo nhóm tìm lời thoại ứng xử và chuẩn bị sắm vai.
- Các nhóm trình bày bài, lớp nhận xét bổ sung.
* Trèo lên cây sẽ dễ gây ngã, rất nguy hiểm.
Chim non sống xa mẹ rất dễ bị chết.
3) Hoạt động 3: Liên hệ
Mục tiêu: Học sinh biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.
Tiến hành:
- Kể tên con vật gia đình mình nuôi và nêu những việc đã làm để chăm sóc cho con vật đó.
- Mỗi khi chăm sóc các con vật nuôi xong, em cảm thấy thế nào?
* Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì vậy cần bảo vệ loài vật để con người được sống, phát triển trong môi trường bền vững.
Thực hiện: bảo vệ loài vật có ích
Tuần 31: Dành cho địa phương: tham quan chợ và bưu điện
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh tìm hiểu về cuộc sống xung quanh.
- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1) Chuẩn bị:
- Phổ biến nhiệm vụ:
+ Chia lớp làm ba nhóm ở ba tổ.
+ Hướng dẫn cách đi an toàn.
- Nêu yêu cầu quan sát:
+ Vị trí của chợ, bưu điện.
+ Ai thường ở đó? Họ làm gì?
+ Trong chợ, bưu điện có những gì?
+ Ích lợi của nó trong đời sống hàng ngày.
+ Cần làm gì để nơi đó luôn sạch sẽ.
2) Học sinh tham quan
3) Thảo luận
- Các nhóm trình bày ý kiến.
- Lớp lắng nghe và bổ sung.
4) Kết luận:
- Chợ là nơi để mọi người trao đổi, mua bán hàng hoá, giúp cho hàng hoá được lưu thông để thúc đẩy sản xuất.
- Bưu điện là nơi tiếp nhận, vận chuyển thư từ, quà, thông tin, …từ nơi này đến nơi khác bằng các cách khác nhau.
- Cần bảo vệ, giữ gìn vệ sinh chung ở nơi công cộng.
Tuần 32: Tham quan Uỷ ban nhân dân phường Hạ Long và khu tập thể
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Tham quan, tìm hiều về: vị trí, nhịp độ làm việc, … của Uỷ ban nhân dân phường Hạ Long và khu tập thể Ô 19.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1) Chuẩn bị:
- Phổ biến yêu cầu chung:
+ Chia lớp làm ba nhóm ở ba tổ.
+ Hướng dẫn cách đi an toàn.
- Nêu yêu cầu quan sát:
+ Vị trí của UBND phường và khu tập thể.
+ Ai thường ở đó? Họ làm gì?
+ Trong UBND phường và khu tập thể có những ai và họ làm gì?
+ Nơi đó có vai trò gì đối với đời sống người dân.
+ Cần làm gì để đường phố văn minh sạch đẹp, ta làm thế nào?
2) Học sinh tham quan
3) Thảo luận
- Các nhóm trình bày ý kiến.
- Lớp lắng nghe và bổ sung.
- Địa chỉ nhà em ở đâu? Nơi đó có gì nổi bật?
4) Kết luận:
- UBND phường là đơn vị hành chính giải quyết tất cả những yêu cầu hành chính của nhân dân, quản lý hành chính trong địa bàn phường. Hiện nay theo điều lệ mới UBND phường được đặt cả bàn công chứng và sáng thứ 7 làm việc đến 10 giờ để thu nhận hồ sơ và ý kiến nhân dân.
- Đường phố ở khu tập thể thường không rộng nhưng lại đông người qua lại nên ta cần đi đúng luật giao thông. Phải tuân theo nội qui của tổ dân phố. Có một số tổ dân trong phường là tổ dân là tổ dân phố văn hoá.
- Cần giữ gìn vệ sinh chung.
Tuần 33: Tham quan ngân hàng Công Thương chi nhánh phường Hạ Long
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu được nhiệm vụ của ngân hàng. Thấy được công việc của những người trong ngân hàng.
- Có ý thức góp phần xây dựng quê hương đất nước.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1) Chuẩn bị:
- Phổ biến nhiệm vụ:
+ Chia lớp làm ba nhóm ở ba tổ.
+ Hướng dẫn cách đi an toàn.
- Nêu yêu cầu quan sát:
+ Vị trí của ngân hàng?
+ Ai thường ở đó? Họ làm gì?
+ Trong ngân hàng có những gì?
+ Ích lợi của nó trong đời sống hàng ngày.
+ Gia đình em có đi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng không?
+ Cần làm gì để nơi đó luôn sạch sẽ.
2) Học sinh tham quan
3) Thảo luận;
- Các nhóm trình bày ý kiến.
- Lớp lắng nghe và bổ sung.
4) Kết luận:
- Ngân hàng là một trong những cơ quan quản lý điều hành về tiền tệ. Ngân hàng do Nhà nước hoặc các tổ chức được Nhà nước cho phép quản lý và điều hành.
- Là nhân viên làm việc trong ngân hàng cần có đức tính cẩn thần, thật thà và bảo mật.
- Ngân hàng cần có hệ thống bảo vệ hiện đại.
Bài 34: ÔN TẬP
A. Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá học sinh về:
- Rèn kỹ năng thực hành tốt các hành vi đạo đức: Chào hỏi, nói chuyện, yêu cầu - đề nghị, … một cách lịch sự, đúng mực trong giao tiếp.
- Có tác phong ứng xử đúng mực, lịch sự, trang trọng ở nơi công cộng hay khi nói chuyện điện thoại.
- Đối xử chan hoà, thân thiện với mọi người xung quanh như thầy cồ, cha mẹ, bạn bè, … và người khuyết tật.
- Có ý thức chăm chỉ làm việc nhà và chăm chỉ học tập.
B. Các hoạt động chủ yếu:
1) Kể truyện:
Mục tiêu: Học sinh liên hệ tới việc làm tốt của mình.
Hình thành hành vi đạo đức tốt.
Tiến hành:
- Nêu các việc làm tốt em đã làm, đã để lại niềm vui cho mình và ấn tượng tốt cho mọi người xung quanh.
- Cả lớp lắng nghe và bổ sung.
- Nhận xét việc làm mà em cho là tốt nhất.
2) Phân biệt hành vi đạo đức:
Trong các việc làm tốt vừa nêu được cô ghi ở bảng, việc nào là việc tốt thuộc lĩnh vực:
- Ứng xử với mọi người.
- Tác phong lịch sự.
- Nếp sống văn minh.
- Chào hỏi, yêu cầu, … niềm nở.
- Chăm chỉ học và làm.
- Giúp đỡ người khuyết tật.
3) Kết luận: Cần đối xử tốt với mọi người bằng cách sống văn minh, lịch sự.
Chăm chỉ học tập là việc làm tốt cần cố gắng phát huy.
File đính kèm:
- GIAO AN DAO DUC CA NAM.doc