I. Mục tiêu:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được ích lợi của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi .
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
II. Tài liệu và phương tiện:
- Bộ tranh thảo luận nhóm hoạt động 2 tiết 1.
- Vở bài tập đạo đức.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 2 Tuần 5 - Trương Thị Chín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 5
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
(Tiết 1)
Người dạy :Trương Thị Chín
Môn dạy : Đạo đức Lớp 2
I. Mục tiêu:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được ích lợi của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi .
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
II. Tài liệu và phương tiện:
Bộ tranh thảo luận nhóm hoạt động 2 tiết 1.
Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy và học:
Tiến trình
dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
(5 phút)
2- Bài mới:
( 25-30 phút)
Hoạt động1:
Hoạt cảnh
(10 phút)
Hoạt động 2: Thảo luận nhận xét nội dung tranh
( 8- 10 phút)
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến ( 5 phút)
Thực hành
(5 phút)
- Dặn dò:
(5 phút)
-Khi mắc lỗi em cần phải làm gì ?
-Vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi?
- Hãy kể tình huống em đã nhận lỗi và sửa lỗi.
-Nhận xét
Giới thiệu bài :Trong học tập trong sinh hoạt hằng ngày các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp. Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về ích lợi của gọn gàng, ngăn nắp.
Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp.
- Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu?
Giáo viên giới thiệu nhân vật:
Người dẫn chuyện
Bắt đầu hoạt cảnh: Trung đi chơi bi
Dương đến gọi: Trung ơi đi học thôi !
Trung: Đợi tí tớ lấy cắp sách đã.
Trung: Trung loay hoay tìm nhưng không thấy cặp
Dương: Có vẻ sốt ruột – Sao lâu thế ?
Dương: Chỉ cặp của ai ở trên bệ cửa kìa.
Trung: À ! Tớ quên ngày hôm qua vội đi đá bóng, tớ để tạm đấy.
Trung:(Mở cặp sách) Sách toán đâu rồi! Hôm qua tớ làm bài tập kia mà.
Dương: Giơ tay ! các bạn ơi! Chúng mình nên khuyên Trung như thế nào đây?
- Giao việc: Các em thảo luận nhóm đôi (3 phút)
Câu hỏi: Vì sao bạn Trung không tìm thấy cặp và sách?
- Qua hoạt cảnh em rút ra điều gì?
-Giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi có ích lợi gì?
* Kết luận: Tính bừa bãi của bạn khiến nhà cửa lộn xộn làm mất thời gian khi tìm kiếm. Do đó các em cần rèn luyện thói gọn gàng, ngăn nắp.
Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp.
* Giáo viên giao việc.
- Nhóm 1, 2 : Tranh 1
- Nhóm 3, 4 : Tranh 2
- Nhóm 5, 6 : Tranh 3
- Nhóm 7, 8 : Tranh 4
* Kết luận:
- Nơi học tập và sinh hoạt của các bạn trong tranh 1, 3 là gọn gàng ngăn nắp.
- Nơi học tập sinh hoạt của các bạn trong tranh 2, 4 là chưa gọn gàng ngăn nắp vì đồ dùng, sách vở để không đúng nơi quy định.
Mục tiêu: Giúp HS biết đề nghị, biết bày tỏ ý kiến của mình với người khác.
-Hoạt động nhóm đôi
* Giáo viên nêu tình huống.
- Bố mẹ sắp xếp cho Nga góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình luôn để sách vở lên bàn của em.
- Theo em Nga cần phải làm gì để giữ cho góc học tập luôn gọn gàng và ngăn nắp?.
*Kết luận: Nga nên bày tỏ ý kiến mọi người không nên để đồ dùng trên bàn học của Nga.
Bài tập thực hành:
-HS thực hành bài tập 1,2 Vở bài tập Đạo đức.
- Các em cần thực hiện tốt những điều đã học
Bài sau: Gọn gàng,ngăn nắp (Tiết 2)
- 3 HS trả lời câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận
* Một số nhóm trình bày hoạt cảnh.
- Cả lớp nhận xét nêu cách ứng xử.
- Không để cặp sách đúng nơi quy định.
- Nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
- Lúc nào cũng sắp xềp đồ dùng gọn gàng
- HS trả lời.
- Tranh 1: Trong lớp bán trú
- Tranh 2: Nga đang ngồi .……..
- Tranh 3: Em sắp xếp sách vở
- Tranh 4: Trong lớp 2A.
- Học sinh từng nhóm lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
-Một số HS trình bày ý kiến
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi học sinh lên bảng làm vào bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét.
File đính kèm:
- TUÂN 05.doc