Giáo án Đạo đức Lớp 2 Trường tiểu học A Hải Đường Năm học 2007-2008

1/ Học sinh hiểu được các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

2/ Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.

3/ Học sinh biết đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 2 Trường tiểu học A Hải Đường Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em đối với ông bà, cha mẹ. 2/ HS tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng. 3/ HS có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà. 4/ Tích hợp: Quyền được tham gia những công việc gia đình phù hợp với khả năng và quyền được bảo vệ không phải làm những công việc quá sức. II- Tài liệu và phương tiện: - SGK và GV có một bộ tranh phóng to ở Bài 3 (12) vở Bài tập đạo đức. -Vở Bài tập đạo đức - Các thẻ đỏ, xanh, trắng và đồ dùng chơi sắm vai. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 * Hoạt động1: Phân tích bài thơ khi mẹ vắng nhà. a) Mục tiêu: - HS biết một tấm gương chăm làm việc nhà. - HS biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình yêu thương ông bà, cha mẹ. b) Cách tiến hành: B1: - GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ “ Khi mẹ vắng nhà” của nhà thơ Trần Đăng Khoa- trang 11 vở Bài tập đạo đức. B2: Thảo luận lớp: - Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà? ( luộc khoai, nấu cơm). - Việc làm của bạn nhỏ thể hiện như thế nào đối với mẹ? ( yêu thương cha mẹ). - Em hãy đoán xem mẹ bạn sẽ nghĩ gì khi thấy bạn đã làm được những việc ấy? (bố mẹ rất vui và nghĩ con đã biết thương và thông cảm với nỗi vất vả của bố mẹ). => GV kết luận: Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương mẹ muốn chia sẻ nỗi vất vả với mẹ. Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt chúng ta nên học tập bạn và đó cũng là trách nhiệm là quyền được tham gia việc nhà của mỗi các con. * Hoạt động 2: Quan sát tranh nhận biết. - Ghi tên những việc nhà mà các bạn trong tranh đang làm . Em có thể làm được việc nào trong các việc đó. a) Mục tiêu: HS biết được một số việc nhà phù hợp với khả năng của các em. b) Cách tiến hành: Thảo luận nhóm. - GV chia nhóm: Yêu cầu quan sát bức tranh Bài tập 3 cho biết tên từng việc trong mỗi bức tranh mà các em đã làm được. - Đại diện các nhóm báo cáo. + Tranh 1: Một em gái đang cất quần áo phơi trên dây ngoài sân. + Tranh 2: Cảnh một em trai đang đứng tưới cây hoa trong vườn trước nhà. + Tranh 3: một em trai đang vãi thóc cho gà ăn ở sân. + Tranh 4: Cảnh một em gái đang nhặt rau phụ giúp mẹ nấu cơm. + Tranh 5: Cảnh một em gái đang rửa cốc chén. + Tranh 6: Cảnh một em trai đang lau bàn ghế. - GV tóm lại: Tranh 1: Cất quần áo Tranh 2: Tưới cây, tưới hoa. Tranh 3: Cho gà ăn Tranh 4: Nhặt rau Tranh 5: Rửa ấm chén Tranh 6: Lau bàn ghế ? Con có thể làm được những việc đó không? ? Con hãy kể thêm một số việc ở gia đình con mà con có thể làm được. - GV động viên khen ngợi HS đã có việc làm giúp đỡ bố mẹ. * Kết luận: Các con nên làm những công việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ cha mẹ. Đoa chính là các con đã biết thương yêu cha mẹ, chia sẻ nỗi vất vả cùng cha mẹ. Đó là biểu hiện của một người con ngoan. * Hoạt động 3: Điều này đúng hay sai ? ( bày tỏ ý kiến) a) Mục tiêu: HS có nhận thức, thái độ đúng đối với công việc gia đình. b) Cách tiến hành: - GV quy ước màu thẻ: Đỏ: tán thành. Xanh: Không tán thành. Trắng: không biết. - GV lần lượt nêu từng ý kiến yêu cầu HS giơ thẻ màu theo quy định. -> Giải thích lý do. - Cho HS làm bài vào vở. - Thêm câu e: Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng. - Sau mỗi ý kiến HS giơ thẻ bày tỏ ý kiến. GV yêu cầu một HS giải thích lý do. c) GV kết luận: Các ý kiến b,d,e là đúng; a,c là sai. Vì mọi người trong nhà đều phải tự giác làm việc nhà, kể cả trẻ em. => Như vậy tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em là thể hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ. Tiết 2. * Hoạt động1: Tự liên hệ. a) Mục tiêu: Giúp HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của HS . b) Cách tiến hành: 1/ GV nêu câu hỏi ở nhà em đã tham gia làm những việc gì? kết quả của các công việc đó ra sao? Những công việc đó bó mẹ phân công hay tự làm? - Bố mẹ em tỏ thái độ như thế nào về những việc làm đó của em? - Sắp tới, em mong muốn được tham gia những công việc gì? Vì sao? Em nêu nguyện vọng đó với bố mẹ như thế nào? * Cho HS trao đổi nhóm theo bàn. - Một số HS đại diện lên trình bày trươc lớp. - GV nhận xét. - GV kết luận: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng mình và mạnh dạn đề nghị nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với bố mẹ. * Hoạt động 2: Đóng vai. a) Mục tiêu: HS biết cách ứng xử đúng trong các tình huống cụ thể. b) Cách tiến hành: - GV chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm chuẩn bị đống vai tình huống. + Tình huống 1: Hoà đang quét nhà thì bạn rủ đi chơi. Hoà sẽ................... + Tình huống 2: Anh của Hoà nhờ Hoà gánh nước, cuốc đất. Hoà sẽ............. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Cho HS các nhóm lên đóng vai. *Thảo luận lớp: - Đại diện một số nhóm lên đóng vai. - Em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn lên đóng vai không? Vì sao?. - Nếu ở tình huống đó em sẽ làm? => GV kết luận TH1: Cần làm xong việc nhà mới đi chơi. TH2: Cần từ chối và giải thích em còn quá nhỏ chưa thể làm được các việc như vậy. * Hoạt động 3: Trò chơi “ Nếu......thì” a) Mục tiêu: HS biết cần phải làm gì trong các tình huống để thể hiện trách nhiệm của mình với công việc gia đình. b) Cách tiến hành: 1/ GV chia HS thành 2 nhóm “ Chăm” và “ Ngoan”. 2/ GV phát phiếu cho 2 nhóm với các nội dung sau: a) Nếu mẹ đi làm về tay xách nặng thì........................... b) Nếu em bé muốn uống nước thì...................... c) Nếu nhà cửa bừa bộn sau khi liên hoan hay buổi sinh nhật thì........................ d) Nếu anh hoặc chị của bạn quên không làm việc nhà đã dược bố mẹ giao thì..... đ) Nếu mẹ đang chuẩn bị nấu cơm thì.... e) Nếu quần áo phơi ngoài sân đã khô thì ... g) Nếu bạn muốn được thm gia làm một việc khác ngoài những việc bố mẹ đã phân công thì... - Cho HS chơi : Nhóm 1: Tên “ Chăm” đọc tình huống. Nhóm 2: Tên : “Ngoan” đáp thì ... và ngược lại. - Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng thì nhóm đó thắng. + GV đánh giá tổng kết giờ chơi ị rút kinh nghiệm. * Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em để bày tỏ tình cảm yêu thương đối với cha mẹ và sự chia sẻ nỗi khó khăn vất vả cùng cha mẹ. - Về nhà con nhớ tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng của mình. ----------------- Bài 5: Chăm chỉ học tập I- Mục tiêu: 1- HS hiểu: - Như thế nào là chăm chỉ học tập. - Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì. 2- Học sinh thực hiện được học bài, làm bài đầy đủ đảm bảo thời gian tự học ở trường, ở nhà và đó cũng chính là quyền được học tập của HS. 3- HS có thái độ tự giác học tập. II- tài liệu và phương tiện. - Các phiếu thảo luận nhóm cho HĐ2 - Tiết 1 và hoạt động 2 tiết 2. - Đồ dùng cho trò chơi sắm vai (Hoạt động 1 - Tiết 1), hoạt động tiết 2, tiểu phẩm HĐ3 - Tiết 2. - Vở BT Đạo đức. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu. Tiết 1. * Hoạt động 1: Xử lý tình huống a) Mục tiêu: Hiểu được mọi biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập là gì? b) Cách tiến hành: - GV nêu tình huống HS thảo luận về cách ứng xử, sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai. - Tình huống như BT 1 (15) vở BT. - GV kết luận: Khi đang học, đang làm một việc gì các con cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. a) Mục tiêu: Giúp HS hiều đợc một số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập. b) Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm (4 bạn) - ND phiếu là ND bài tập 2 (15) vở Bài tập Đạo đức. ? Hãy nêu ích lợi của việc chăm chỉ học tập. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày đ lớp nhận xét đ GV kết luận + Các câu biểu hiện sự chăm chỉ học tập là: a, b, c, d, đ. Lưu ý: phận tích kĩ ý c cho học sinh hiểu rõ tại sao không đúng. + Chăm chỉ học tập có lợi là: - Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn. - Được thầy cô bạn bè yêu mến. - Thực hiện tốt quyền được học tập - Bố mẹ thầy, cô giáo, ông bà hàilòng. Hoạt động 3: Lên hệ thực tế: a/ mục tiêu: - Giúp HS tự đánh giá bản thân về sự chăm chỉ học tập của mình. - GV yêu vầu HS liên hệ về việc học tập của mình: + Con đã chăm chỉ học tập chưa? Hãy kể những việc làm cụ thể? Kết quả đạt được ra sao? đ HS trình bày trước lớp đ GV khen những học sinh chăm chỉ học tập. 1/ KT bài cũ: Con làm thế nào nếu: Con đang học bài có bạn rủ đi chơi? 2/ Bài mới: * Hoạt động 1: Đóng vai a/ Mục tiêu: Giúp học sinh có những kĩ năng ứng xử trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống. b/ Cách tiến hành: ND thảo luận đ Sắm vai là BT5 trang 17. - GV Kết luận: Các em cần phải đi học đều và đúng giờ * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: a/ Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ thái độ với các ý kiến liên quan đến chuẩn mực đạo đức. b/ Cách tiến hành: ND phiếu bài tập 6 trang 17 - GV cho các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm lên phát biểu đ lớp nhận xét GV Kết luận: a/ Không tán thành; b/ Tán thành; c/ Tán thành ; d/ Không tán thành vì thức khuya có hại cho sức khoẻ. * Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm a/ Mục tiêu: Giúp học sinh đánh gia hành vi chăm chỉ học tập và giải thích b/ Nội dung: Tiểu phẩm: Trong giờ ra chơi An cắm cúi làm bài tập, bạn Bình thấy vậy liền bảo: “Sao cậu không ra chơi mà làm gì vậy” ?. An trả lời: “Mình tranh thủ làm bài tập để về nhà không phải làm nữa và được xem ti vi thoả thích”.Bình dang tay nói với cả lớp : “Các bạn ơi đây có phải là chăm chỉ học tập không? Vì sao? ( HS lớp sẽ có câu trả lời ) đ Em có thể khuyên bạn như thế nào? (HS....) * GV kết luận: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người học sinh đồng thời cũng là để giúp các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền được học tập của mình. Nhưng các con cần phải thực hiện đúng giờ giấc. Giờ ra chơi là lúc các con được quyền vui chơi thoải mái để bớt căng thẳng trong giờ học để con tiếp tục học tập tốt hơn vì vậy không nên dùng thời gian đó để làm bài tập. - Chúng ta cần khuyên bạn ấy nên “Giờ nào việc nấy” 4/ Củng cố, dặn dò: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người học sinh đồng thời cũng là để giúp các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền được học tập của mình. - Về nhà con nhớ tự giác chăm chỉ, học tập để giúp con mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.

File đính kèm:

  • docGIAO AN DAO DUC CHUAN.doc
Giáo án liên quan