Giáo án Đạo Đức lớp 1A tuần 8

 

Môn: Đạo đức tiết số: 1

Lớp: 1A

 Tuần 8 Ngày dạy : / / 200

 Bài 4: Gia đình em ( 2)

I.MỤC TIÊU:

1.Giúp HS có thái độ, tình cảm:

-Kính trọng, yêu quí, lễ phép với các thành viên trong gia đình.

-Quí trọng, tán thành những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.

2.Học sinh biết thực hiện những điều ông bà, cha mẹ, anh chị dạy bảo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV:Tranh vẽ phóng to bài tập 3 ( hoạt động 2 ).

2.HS: Vở bài tập Đạo đức 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo Đức lớp 1A tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục đào tạo quận Hai Bà Trưng Trường tiểu học Trung Hiền Kế Hoạch Dạy Học Môn: Đạo đức tiết số: 1 Lớp: 1A Tuần 8 Ngày dạy : / / 200 Bài 4: Gia đình em ( 2) I.Mục tiêu: 1.Giúp HS có thái độ, tình cảm: -Kính trọng, yêu quí, lễ phép với các thành viên trong gia đình. -Quí trọng, tán thành những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ. 2.Học sinh biết thực hiện những điều ông bà, cha mẹ, anh chị dạy bảo. II. Đồ dùng dạy học: 1.GV:Tranh vẽ phóng to bài tập 3 ( hoạt động 2 ). 2.HS: Vở bài tập Đạo đức 1. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ I. Bài cũ: Gia đình em ( tiết 1 ) * Kiểm tra - Đánh giá -Chúng ta cần có thái độ như thế nào với ông bà, cha mẹ , anh chị em trong gia đình? + Tôn trọng, yêu quý và nghe lời ông bà, cha mẹ, anh chị em. 1’ II. Bài mới : Giới thiệu bài: Tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau đánh giá thái độ của mỗi người trong gia đình. -GV giới thiệu bài, ghi bảng. 21’ 2. Hoạt động: a.Hoạt động 1: HS tự liên hệ bản thân. + Mục tiêu: HS tự nhận xét về thái độ và ý thức của bản thân với các thành viên trong gia đình.. *Thảo luận cặp đôi. -GVnêu yêu cầu và gợi ý các câu hỏi -Con lễ phép, vâng lời ai trong gia đình? -Những lúc nào? Lúc đó ông bà, cha mẹ dạy bảo con điều gì? -Con đã làm gì lúc đó? -Tại sao con lại làm như vậy? -Kết quả ra sao? Ông bà, cha mẹ đã tỏ thái độ, nói gì với con? -HS suy nghĩ theo câu gợi ý của GV. -Từng cặp HS kể cho nhau nghe về tình huống của mình. - HS trình bày trước lớp. -GV kết luận . N5’ Như vậy, rất nhiều bạn trong lớp đã biết lễ phép , vâng lời dạy bảo của ông bà cha mẹ, thật đáng khen. b. Hoạt động 2 : Đóng vai theo tranh. + Mục tiêu:Giúp HS tự nhìn tranh hình dung ra tình huống cần đóng và nhập vai. *Thực hành -GV chia lớp thành các nhóm ( mỗi nhóm 4 – 6 em ) và giao cho mỗi nhóm giải quyết một tình huống trong tranh. Tranh 1: Bạn nhỏ học bài, mẹ đi vắng dặn bạn nhỏ học xong quét nhà giúp mẹ. a.Bạn nhỏ nhớ lời mẹ học xong quét nhà cho mẹ. a.Bạn nhỏ quên lời mẹ, học xong đi chơi. Tranh 2: Bạn nhỏ đi học về gặp cả nhà đang ngồi quây quần. Bạn nhỏ khoanh tay lễ phép chào bà, bố mẹ và em. Tranh 3: Bạn nhỏ đi đá bóng về gặp bà đang bổ táo. Bạn sẽ: a.Chào bà và rửa tay xin bà cho ăn táo. b.Chạy ngay đến bên bà đòi ăn táo. Tranh 4: Bạn nhỏ và bố biếu bà gói quà.Bạn nhỏ đưa bằng hai tay lễ phép nói: Bố mẹ cháu biếu bà gói bánh. -HS cùng thảo luận về cách nhập vai và những dụng cụ hoá trang cần thiết. -Các nhóm lần lượt thực hiện trò chơi sắm vai. -GV chốt ý, kết luận. Nhiều bạn đã biết nhập vai thật khéo. Chúng ta nên chọn các tình huống đúng để sử xự trong thực tế. - Lắng nghe c.Hoạt động 3: Hát bài - Cả nhà thương nhau. +Mục tiêu: Giúp HS ôn lại bài hát nói về tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. * Thực hành -Cho quản ca bắt nhịp. -Gọi một số cá nhân lên biểu diễn. -Cả lớp hát tập thể. 3’ III. Củng cố – Dặn dò: Trẻ em có quyền có gia đình, được sống chung cùng cha mẹ, được cha mẹ thương yêu, che chở, chăm sóc nuôi dưỡng, dạy bảo. - Cần cảm thông chia sẻ với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình Trẻ em có bổn phận phải yêu quý gia đình, kính trọng, lẽ phép vâng lời ông bà cha mẹ. -GV nhắc nhở HS về thái độ đối với mọi người trong gia đình. -Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết học sau. Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. - Lắng nghe */ Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ……….………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc8.doc