Khoa học
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục tiêu
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
II. Đồ dùng dạy - học :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK
- HS : Sách vở môn học.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
10 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức - Khoa học - Lịch sử & Địa lí Lớp 4 tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốt
- Trung thực để mọi người tin yêu mình.
- Trung thực giúp ta thấy được sai trái của bản thân để tiến bộ.
-Trung thực để đạt kq học tập tốt
-Trung thực để mọi người tin yêu mình
-Trung thực giúp ta thấy được sai trái
-Làm việc theo nhóm.
-Các nhóm thực hiện trò chơi
-Câu hỏi:
1) Trong giờ học, Minh là bạn thân của em vì bạn không thuộc bài nên em nhắc bài cho bạn.
2) Em quên chưa làm bài tập, em nghĩ ra lí do là quên vở ở nhà .
3) Em nhắc bạn không được giở vở trong giờ kiểm tra
4) Giảng bài cho Minh nếu Minh không hiểu bài.
5) Em mượn vở của Minh và chép một số bài tập khó Minh đã làm.
6) Em không chép bài của bạn khi kiểm tra dù mình không làm được.
7) Em đọc sai điểm kiểm tra cho thầy cô viết vào sổ.
8) Em chưa làm được bài tập khó em bảo với cô giáo để cô biết
9) Em quên chưa làm hết bài tập em nhận lỗi với cô giáo.
- Chúng ta cần thành thật trong học tập dũng cảm nhận lời khi mắc lỗi.
- Trung thực có nghĩa là: không nói dối, không quay cóp, không chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra
- Liên hệ theo các câu hỏi.
- Nêu những hành vi của bản thân mà em cho là trung thực.
- Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em biết?
- H đọc ghi nhớ.
- HS nhắc lại ghi nhớ
Ngày soạn : 27/08/2012 Ngày giảng :
Lớp 4A : Thứ 5 ngày 30/08/2012 (Tiết 3)
Lớp 4A (chiều): Thứ 5 ngày 30/08/2012 (Tiết 1)
Địa lí
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
+ Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất đinh.
+ Biết một số yếu tố của bản đồ : tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
-Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam..
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
T/G
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức.
2. KTBC:
- Môn lịch sử và địa lý giúp các em biết gì?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a - Giới thiệu bài: Trực tiếp
b- Nội dung bài
Bản đồ:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Bước 1: G treo các loại bản đồ lên
bảng theo thứ tự: thế giới, châu lục, Việt Nam...
- Y/c H quan sát và đọc tên các bản đồ trên bảng
? Thế nào là bản đồ?
- G nhận xét và ghi kết luận
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Y/c H quan sát hình 1,2 sgk rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
-GV kiểm tra giúp đỡ H kém.
- Gv ghi bảng
-Y/c H đọc sgk phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:
? Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm ntn?
- G nhận xét
- Y/c H quan sát hình 3sgk và nhận xét
- Tại sao cùng vẽ về VN mà bản đồ hình 3 sgk lại nhỏ hơn bản đồ địa lý TN VN treo tường?
- G sửa chữa và giúp H hoàn thiện câu trả lời.
Một số yếu tố của bản đồ .
*Hoạt động 3:làm việc theo nhóm
- Bước 1:
- G yêu cầu các nhóm đọc sgk, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận theo gợi ý sau:
+ Tên bản đồ H3 cho ta biết điều gì?
+ Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng bắc, nam, đông, tây như thế nào ?
+ Chỉ các hướng B,N,Đ,T trên bản đồ hình 3?
+ Bảng chú giải hình 3 có những kí hiệu nào ? Kí hiệu bản đồ dùng để làm gì ?
-G giải thích thêm cho H : tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng được thu nhỏ và ngược lại
*G kết luận: một số yếu tố mà các em vừa tìm hiểu đó là gì?
*Hoạt động 3: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
-Bước 1: Làm việc cá nhân.
-Bước 2: Làm việc theo từng cặp
-GV quan sát và kiểm tra
4. Củng cố dặn dò:
-G khai thác kinh nghiệm sống của HS yêu cầu HS trả lời câu hỏi?
Bản đồ được dùng để làm gì?
-Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1'
2'
30'
- HS trả lời.
- H quan sát.H đọc tên các bản đồ trên bảng .
- H nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ .
+ Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất .
+ Bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt trái đất-các châu lục
+ Bản đồ VN thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt trái đất-nước VN.
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
- H quan sát hình 1,2.
- HS đọc- trả lời câu hỏi
- Người ta thường sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh, nghiên cứu vị trí các đối tượng cần thể hiện, tính toán các khoảng cách trên thực tế, sau đó thu nhỏ theo tỉ lệ; lựa chọn các kí hiệu rồi thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ.
- H nhận xét.
-Vì bản đồ hình 3sgk đã được thu nhỏ theo tỉ lệ .
- H đọc sgk, quan sát bản đồ.
- Hoạt động nhóm-thảo luận
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả
- Đây là bản đồ chỉ khu vực Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội.
- Người ta thường quy định : phía trên bản đồ là hướng bắc, phía dưới là phía nam, bên phải là hướng đông, bên trái là hướng tây.
- Kí hiệu bản đồ được dùng để thể hiện các đối tượng lịch sử hoặc địa lý trên bản đồ.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ.
- H nhắc lại.
- H quan sát bảng chú giải H3 và một số bản đồ khác .
- Vẽ một số kí hiệu của đối tượng địa lý:
+ Đường biên giới quốc gia
+ Núi, sông, thủ đô, thành phố...
-Hai H thi đố cùng nhau: 1 em nói kí hiệu, 1 em vẽ kí hiệu.
-Y/c H nhắc lại KN bản đồ, kể tên 1 số yếu tố của bản đồ.
Ngày soạn : 27/08/2012 Ngày giảng :
Lớp 4A : Thứ 5 ngày 30/08/2012 (Tiết 3)
Lớp 4A : Thứ 6 ngày 07/09/2012 (Tiết 4)
Lịch sử
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta. Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử, 1 Tổ quốc.
- Một số yêu cầu khi học xong môn Lịch sử và Địa lý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số vùng.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
T/G
Hoạt động của HS
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: KT dụng cụ học tập của HS
3. Bài mới:
+ HĐ1: Làm việc cả lớp
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam
Giới thiệu vị trí của đất nước ta và dân cư ở mỗi vùng.
+ HĐ 2: Làm việc theo cặp
- GV giao việc cho các cặp.
- Phát cho mỗi cặp một số tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh và ảnh đó.
- GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ Quốc, một lịch sử VN.
+ HĐ3: Làm việc cả lớp
Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện lịch sử nào chưng minh điều đó ?
- GV kết luận:( SGK)
+ HĐ 4: Làm việc cả lớp
- GVhướng dẫn cách học môn lịch sử và địa lý
- Đưa ra ví dụ cụ thể, rồi nhận xét.
- Nhận xét và lết luận
IV- Hoạt động nối tiếp:
- Môn lịch sử và địa lý lớp 4 giúp các em hiểu biết điều gì ?
- Nhận xét giờ.
1'
2'
30'
2'
- Hát
- Theo dõi.
- Trình bày và xác định trên bản đồ vị trí tỉnh, thành phố mà em sống.
- Làm việc theo cặp
- Thảo luận
- Đại diện trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại
- HS đưa ra các dẫn chứng.
- Nhận xét và bổ xung
- HS đưa ra ý kiến của mình về cách học bộ môn.
Ngày soạn : 27/08/2012 Ngày giảng :
Lớp 4B : Thứ 6 ngày 31/08/2012 (Tiết 5)
Lớp 4A : Thứ 5 ngày 06/09/2012 (Tiết 2)
Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi
trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống ; thải ra khí cac-bô-níc, phân và
nước tiểu.
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK – trang 6
- HS : Sách vở môn học
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
T/G
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ :
GV gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi :
+ Giống như động vật, thực vật con người cần gì để sống ?
+ Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta cần phải làm gì ?
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài – Ghi bảng.
b.Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
Mục tiêu : - Kể ra được những gì hàng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quả trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
Cách tiến hành: GV chia nhóm cho HS quan sát và thảo luận theo cặp.
+ Trong quá trình sống của mình cơ thể lấy vào và thải ra những gì?.
- GV nhận xét câu trả lời của HS rút ra kết luận.
Hàng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uông, khí ô xy và thải ra ngoài môi trường phân, nước tiểu, khí các - bô - níc.
* Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường..
Mục tiêu: HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 nhóm theo tổ và phát các thẻ có ghi chữ cho HS và yêu cầu:
Các nhóm thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
GV nhận xét sơ đồ và khả năng trình bày của từng nhóm, tuyên dương khen thường cho nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 3: Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
- GV giúp đỡ những em gặp khó khăn.
- GV nhận xét cách trình bày của từng nhóm.
- GV nhận xét , tuyên dương những nhóm có ý tưởng hay, nói tốt và kết luận chung.
- GV tổng kết toàn bài và rút ra bài học.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Thế nào là sự trao đổi chất? Quá trình trao đổi chất có tác dụng gì trong đời sống con người ?
HS chuẩn bị bài học sau “ Trao đổi chất ỏ người” (tiếp theo)
- Nhận xét giờ học
1'
3'
29'
2'
- HS trả lời theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS trao đổi và thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm lên trình bày
- Con người lấy thức ăn, nước uống từ môi trường
- Con người cần có không khí, ánh sáng
- Con người thải ra môi trường phân, nước tiểu, khí các- bô- níc.
- HS lắng nghe và nhắc lại kết luận
- HS chia nhóm và nhận phiếu học tập
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành sơ đồ.
+ Đại diện các nhóm lên giải thích sơ đồ và trình bày theo ý tưởng của nhóm mình.
- Hai HS ngồi cùng bàn tham gia vẽ.
- HS trình bày sơ đồ của mình
- HS nhắc lại bài học ( Phần “ bạn cần biết”)
- HS nhắc lại
- Lắng nghe, ghi nhớ
File đính kèm:
- giaoanlopkhlsdl lop4.doc