Giáo án Đạo đức - Bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 2)

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :

1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:

 - Học sinh dựa vào phần lý thuyết (T1) tự kiểm điểm lại bản thân xem mình đã thực hiện được những việc đã làm, thể hiện sự biết ơn, chưa biết ơn thầy cô giáo.

 - Biết kể, viết, đóng vai theo chủ đề kính trọng, biết ơn thầy cô giáo

2. Kỹ năng (Hành vi) :

 - Biết lễ phép, kính trọng, giúp đỡ, biết ơn thầy cô giáo

3. Thái độ:

 - Học sinh biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.

 - Vận dụng nội dung bài học vào đời sống hằng ngày

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Gv: phiếu học tập ghi 4 tình huống cho 8 nhóm học sinh

 - Hs : thẻ hoa; bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 3806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức - Bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Đạo đức : Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 2)/20 I.Mục đích - YÊU CầU : 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu: - Học sinh dựa vào phần lý thuyết (T1) tự kiểm điểm lại bản thân xem mình đã thực hiện được những việc đã làm, thể hiện sự biết ơn, chưa biết ơn thầy cô giáo. - Biết kể, viết, đóng vai theo chủ đề kính trọng, biết ơn thầy cô giáo 2. Kỹ năng (Hành vi) : - Biết lễ phép, kính trọng, giúp đỡ, biết ơn thầy cô giáo 3. Thái độ: - Học sinh biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp. - Vận dụng nội dung bài học vào đời sống hằng ngày II. Đồ dùng dạy học : - Gv: phiếu học tập ghi 4 tình huống cho 8 nhóm học sinh - Hs : thẻ hoa; bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy-học : Các hoạt động Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Kiểm tra bài cũ: 5' Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2) 2/ Dạy - học bài mới : 31' 2.1. Giới thiệu bài : 2.2 Hướng dẫn luyện tập: a/Hđộng1: Báo cáo kết quả sưu tầm (thảo luận nhóm 4) b/Hđộng 2 Luyện tập BT1/22 (cả lớp) c/Hđộng 3 Hành động nào đúng ? (Trò chơi thẻ hoa) BT2/22 SGK 3. Củng cố 3' Dặn dò : 2' - GV gọi 2 học sinh và nêu yêu cầu: H1. Đọc ghi nhớ và cho biết vì sao em phải biết ơn thầy cô giáo? H2: Đọc ghi nhớ và cho biết, biết ơn thầy cô giáo thể hiện qua những việc làm nào? - Giáo viên lắng nghe, nhận xét, ghi điểm - GV cho các tổ kiểm tra phần giao việc về nhà của tiết 1. - GV cho các nhóm kiểm tra các bạn trong nhóm, báo cáo lại với lớp trưởng. - Nhận xét phần bài cũ và phần chuẩn bị về nhà GV nêu: Tiết học hôm nay, các em cùng với cô sưu tầm các bài hát, thơ, truyện, ca dao, tục ngữ, kể chuyện, nêu những kỷ niệm khó quên, giải quyết tình huống nói về chủ đề: kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo. - Gv ghi đề bài lên bảng. - GV giao bảng nhóm; bút cho các nhóm. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm H1: Viết lại câu thơ; ca dao, tục ngữ, kể chuyện sưu tầm; ghi tên kỷ niệm khó quên của mỗi thành viên trong nhóm vào bảng nhóm theo 2 mặt đã phân thành 3 phần. - GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 học sinh đọc các câu ca dao, tục ngữ. - GV lắng nghe + nhận xét, tuyên dương các nhóm nêu ý hay (có thể giải thích một số câu khó hiểu) KL: Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta điều gì? - GV gọi 4 học sinh lên bảng, lật mặt bên kia của bảng nhóm để có nội dung kể chuyện và những kỷ niệm khó quên. - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. - Lần lượt mỗi học sinh kể cho bạn trong nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm hoặc kỷ niệm của mình. - Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để thi kể chuyện - Cử đại diện 2 nhóm lên kể chuyện; 2 nhóm kể những kỷ niệm khó quên. - Lớp làm ban giám khảo bằng thẻ hoa Đỏ à rất hay Xanh à hay Không đưa thẻ à bình thường - GV hỏi cả lớp: - Em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao? - Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì? GV tiểu kết: Dù chúng ta đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ. Đối với thầy cô giáo cũ hay thầy cô giáo mới, các em cần ghi nhớ: “Chúng ta phải luôn biết yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy cô giáo” (GV ghi phần trong “.... ” lên bảng) - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. - Gv đọc nội dung các tình huống, phát phiếu học tập cho các nhóm và phân vai. T/huống1: (N1,2) Cô giáo đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục, nhóm các em sẽ làm gì? Đóng vai thể hiện tình huống? T/huống2: (N3,4) Nghe tin cô giáo ốm phải nằm viện, nhóm em sẽ làm gì? Đóng vai thể hiện tình huống? Tình huống 3: (N5,6) Đứng ở cửa lớp, nhìn thấy cô giáo từ xa đi đến, tay xách cặp, tay ôm một chồng vở lớn và nhiều tranh ảnh. Nhóm em sẽ làm gì? (Đóng vai) Tình huống 4: (N7,8) Cô giáo bị viêm họng, khan tiếng. Nhóm em sẽ làm gì? (đóng vai) - GV chọn 4 nhóm thể hiện cách giải quyết (không lặp lại) GV hỏi: Các bạn đóng vai có hay không? Bạn nào, nhóm nào đóng hay nhất? - Em có tán thành cách giải quyết của nhóm bạn không? - Tại sao các em lại chọn cách giải quyết đó? Cách giải quyết đó có tác dụng gì? - Qua các cách giải quyết tình huống, sắm vai, vậy biết ơn thầy cô giáo thể hiện qua những việc làm nào? - Vì sao phải biết ơn thầy cô giáo? - GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ và phần thực hành SGK(2 HS) - Thực hành tốt các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo. - Chuẩn bị bài sau: đọc và phân tích truyện “Một ngày của Pê-chi-a” - Trả lời 3H, SGK/25 - Tìm và đọc bài: “Làm việc thật là vui” - Tìm hiểu bài tập 1,2/25;26 SGK - Nhận xét tiết học. -1 HS thực hiện -1 HS thực hiện -Lớp theo dõi, nhận xét. - Các tổ kiểm tra - lớp trưởng báo cáo. - HS lắng nghe - HS lắng nghe. - HS nhắc lại nối tiếp - Các nhóm thảo luận. Lần lượt từng học sinh trong nhóm ghi vào giấy các nội dung yêu cầu của giáo viên (không ghi trùng lặp) Vd: Thơ: Mong cô chóng khỏi Bài hát: Bụi phấn, Bông hồng tặng cô, Bài học đầu tiên. Tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên Truyện: Hoan hô lớp trưởng, Học thầy, học bạn vô vạn phong lưu. Ca dao: Dốt kia thì phải cậy thầy. Vụng kia cậy thợ thì mày mới nên ...v.v. Tên chuyện kể: Tên kỷ niệm khó quên: - Các nhóm đính bảng nhóm lên bảng: - Các nhóm đại diện đọc các câu ca dao, tục ngữ. - Các nhóm khác theo dõi. -Các ca dao, tục ngữ, bài hát, truyện, thơ khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô giáo vì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người. - HS thực hiện - Hs làm việc theo nhóm 4. - Lần lượt kể cho nhóm nghe câu chuyện của mình đã chuẩn bị. - Chọn 1 câu chuyện hay tạp kể trong nhóm để chuẩn bị dự thi. - Mỗi nhóm lần lượt lên kể chuyện - Lớp theo dõi+nhận xét - Học sinh trả lời - Biết ơn thầy cô giáo - HS lắng nghe - HS nhắc lại nối tiếp - Cả lớp nghe - nhóm trưởng nhận phiếu học tập và thực hiện. - Các nhóm đọc tình huống được giao và thảo luận đưa ra cách giải quyết, đóng vai thể hiện tình huống, cách giải quyết tốt nhất - Có thể: sẽ bảo các bạn giữ trật tự, một bạn đi báo với thầy Hiệu trưởng hoặc cô giáo dạy lớp bên cạnh, một số bạn khác xoa dầu cho cô... - Lớp trưởng thông báo với cả lớp cô bị ốm Các tổ trưởng nhắc nhở các bạn trong tổ học nghiệm túc, làm bài, soạn bài đầy đủ. Các bạn, mỗi bạn giúp cô đem vở và tranh ảnh vào lớp hoặc ngược lại. - Các bạn trong lớp nhắc nhau ngồi trật tự, im lặng lắng nghe, học thật ngoan để cô đỡ mệt hoặc .... - Các nhóm lên bảng đóng vai, các học sinh khác theo dõi. - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời -HS trả lời - Vì thầy cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. - 1 học sinh đọc lại phần ghi nhớ + thực hành /21,23 SGK

File đính kèm:

  • docDD15.doc