Giáo án Đạo đức Bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi

Bài 2: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI

 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

• Khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. có như thế mới là người dũng cảm, trung thực, mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.

2. Thái độ, tình cảm

• ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.

• không đồng tình với các bạn mắc lỗi mà không biết nhận lỗi và sửa lỗi.

3. Hành vi

• nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi.

• nhắc bạn nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi.

II. CHUẨN BỊ

• Nội dung câu chuyện “Cái bình hoa”.

• Các phiếu thảo luận nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI I. MỤC TIÊU Kiến thức Khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. có như thế mới là người dũng cảm, trung thực, mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Thái độ, tình cảm ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi. không đồng tình với các bạn mắc lỗi mà không biết nhận lỗi và sửa lỗi. Hành vi nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. nhắc bạn nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. II. CHUẨN BỊ Nội dung câu chuyện “Cái bình hoa”. Các phiếu thảo luận nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi ít gì? - Trao đổi cùng học sinh: Em đã từng làm gì sai chưa? Khi làm sai em thường làm gì? - Giới thiệu bài “Biết nhận lỗi và sửa lỗi” - Học tập và sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. - Hoc sinh trả lời. Hoạt động 2: Phân tích truyện “Cái bình hoa” -Giáo viên đọc truyện “Cái bình hoa” - Phát phiếu thảo luận nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi ghi trong phiếu: 1.Vì sao Vô-Va lại trằn trọc không ngủ được? 2. Qua câu chuyện trên, em thấy cần phải làm gì sau khi có lỗi? 3. Biết nhận lỗi sẽ có tác dụng gì? - Kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. - Học sinh nghe và sau đó 1 học sinh đọc lại lần thứ hai. - Các nhóm học sinh thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Ví dụ : 1. Vô-Va vẫn còn nhớ đến việc mình làm vỡ bình hoa nên cảm thấy hối hận vì mình đã không nhận lỗi với cô. 2. Qua câu chuyện trên, em cảm thấy mình nên nhận lỗi khi mình có lỗi. 3. Biết nhận lỗi thì sẽ được người tha thứ và yêu quý. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. - Học sinh nghe và ghi nhớ. Hoạt động 3: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG - Yêu cầu: Các nhóm thảo luận sau đó đóng vai để xử lý tình huống sau: - tình huống 1: trong một lần xếp hàng vào lớp, Nam lỡ đạp trúng chân Lan. Nếu là Nam em sẽ làm gì? - Tình huống 2: Lan mượn viết Tuyết, trong lúc nghe cô giảng bài, Lan đã làm rơi cay viết của Tuyết xuống đất. Em là Lan em sẽ làm gì? - Tình huống 3: Vì thức trễ nên Nam vội chạy thật nhanh. Trong lúc chạy đã làm một em bé đi trên đường bị ngã. Nam sẽ làm gì? - Tình huống 4: trong một lần đùa giỡn với các bạn trong lớp, Hào đã chọi giấy trúng Trang, trong khi Trang ngồi học bài. Hào sẽ làm gì? - tổng kết lại ý kiến của các nhóm . - Kết luận: Bất cứ ai khi mắc lỗi đều phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Có như thế mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến. - Củng cố và dặn dò: + Nhận xét và đánh giá tiết học. + Giáo viên dặn học sinh về làm bài tập 2, bài tập 5, bài tập 6. - Các nhóm học sinh thảo luận. Chuẩn bị đóng vai để xử lý tình huống. - Nam sẽ nhận lỗi vì Nam đã lỡ chân trúng Lan va xin lỗi Lan. - Lan xin lỗi và nhờ mẹ mua một cây viết mới trả lại cho Tuyết. - Nam dừng lại và đỡ em bé lên. Sau đó xin lỗi em bé. - Hào đi lại xin lỗi Trang và nhặt giấy lên. Không đùa với các bạn nữa. - Đại diện các nhóm lên đóng vai và trình bày kết quả thảo luận. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.

File đính kèm:

  • docBAI BIET NHAN LOI VA SUA LOI.doc
Giáo án liên quan