Giáo án Đạo đức 4 tuần 1 đến 6

Bài 1 : Trung thực trong học tập (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

 Học xong bài này, HS có khả năng :

 1. Nhận thức được :

 - Cần phải trung thực trong học tập.

 - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

 2. Biết trung thực trong học tập.

 3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Sách Đạo đức 4.

- Các mẫu chuyện tấm gương về sự trung thực trong học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )

 2- Kiểm tra bài cũ : (không có)

 

doc12 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức 4 tuần 1 đến 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thảo gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập ? - Trong hoàn cảnh đó, bằng cách nào Thảo vẫn học được ? - Kết quả học tập của bạn Thảo như thế nào ? * Hoạt động 3 : Thảo luận theo nhóm đôi - Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo em sẽ làm gì ? - Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì ? * Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân ( Bài tập 1, SGK) (2 HS điều khiển) - Nhận xét. * Kết luận : Khi gặp khó khăn trong học tập em sẽ làm gì ? Lắng nghe. Kể tóm tắt lại câu chuyện. - Thảo luận nhóm. + Nhà nghèo, bố mẹ luôn đau yếu, nhà bạn xa trường học. + Thảo vẫn cố gắng đến trường vừa học vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ. + Luôn đạt kết quả cao. + Tìm cách khắc phục khó khăn đẻ học tập. + Giúp ta tiếp tục học cao, đạt kết quả tốt. - Làm bài tập 1 + Dấu + : a, c, g, h, k + Dấu - : b, d, e, I - Các nhóm khác bổ sung. - Tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm người khác. - 1-2 HS dọc phần ghi nhớ trong SGK. 4- Củng cố : ( 4 phút ) Khi gặp khó khăn trong học tập em cần phải như thế nào ? 5 - Dặn dò : ( 1 phút ) - Thực hiện các mục hoạt động ở mục “Thực hành”. * Rút kinh nghiệm Tuần 4 Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Đạo đức Tiết : Bài 2 : Vượt khó trong học tập (tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn. 2. Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. 3. Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập. II. CHUẨN BỊ Sách Đạo đức 4. Giấy khổ to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút ) 2- Kiểm tra bài cũ : (4 phút) Bài cũ chúng ta học bài gì ? Khi gặp khó khăn trong học em sẽ làm gì ? 3- Giảng bài mới : * Giới thiệu bài Ghi bảng Vượt khó trong học tập (tiết 2) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 10’ 10’ * Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (bài tập 2, SGK) - Nếu là bạn cùng lớp với bạn Nam em sẽ làm gì ? - Nhận xét. * Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đội (Bài tập 3, SGK) - Giải thích yêu cầu : Tự liên hệ và trao đổi với các bạn về việc em đã vượt khó trong học tập. - Nhận xét. * Hoạt động 3 : Làm việ cá nhân (Bài tập 3, SGK) - Nêu những khó khăn trong học tập và những biện pháp khắc phục. * Kết luận chung : Trong cuộc sống, mỗi người đềi có những khó khăn riêng. Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn. - Thảo luận nhóm bài tập 2, SGK. - Chia nhóm giao nhiệm vụ thảo luận. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của mình. Bạn Nam ốm, phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em bạn Nam cần phải làm gì để theo kịp bạn bè là : + Bạn Nam mượn vở các bạn để chép. + Nhờ bạn giảng hộ bài. + Nhờ cô giáo giảng bài giúp những chỗ mình chưa hiểu. + Giúp bạn chép bài giùm bạn. + Giảng thêm bài cho bạn những chỗ bạn chưa hiểu. - Nhà ở xa trường, mặc dù mưa to em vẫn cố đi học đều và đúng giờ. - Nhà nghèo, thiếu tiền mua sách em đến thư viện để mượn sách về đọc. Mặc dù bài toán khó nhưng em vẫn cố tìm cách để giải cho được bài toán. + Mẹ ốm không có ai ở nhà em phải xin phép cô giáo cho em nghỉ học, em sẽ mượn vở bạn chép bài đầy đủ. + Đi học em quên vở ở nhà, em lấy vở dự trử chép bài, sau đó về nhà chép lại bài đầy đủ. 4- Củng cố : ( 4 phút ) Thực hiện nội dung ở mục thực hành SGK trang 8. Tìm hiểu động viên, giúo đỡ bạn khi gặp khó khăn trong học tập. 5 - Dặn dò : ( 1 phút ) - Thực hiện tốt điều đã học. * Rút kinh nghiệm Tuần 5 Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Đạo đức Tiết : Bài 3 : Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn. 2. Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn gặp khó khăn. 3. Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập. II. CHUẨN BỊ Sách Đạo đức 4. Giấy khổ to. Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút ) 2- Kiểm tra bài cũ : (4 phút) Bài cũ chúng ta học bài gì ? Khi gặp khó khăn trong học tập em phải làm gì ? Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì ? Thế nào là vượt khó trong học tập ? 3- Giảng bài mới : * Giới thiệu bài Ghi bảng Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 7’ 8’ 8’ * Khởi động : Trò chơi “Diễn tả” 1. Cách chơi : Chia HS thành 4 nhóm và giao mỗi nhóm một đồ vật hoặc một bức tranh. 2. Thảo luận : 3. Kết luận : Mỗi người có thể có ý kiến, nhận xét khác nhàu về cùng một sự vật. * Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (câu 1, 2 trang 9 SGK) - Chia HS thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về tình huống trong phần đặt vấn đề của SGK. - Điều gì sẽ xảy ra nếu em thấy được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em ? * Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 1) * Kết luận : Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn nguyện vọng của mình. Còn việc làm của các bạn Hồng và Khánh là không đúng. * Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 2, SGK) - Phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm lụa màu : + Màu đỏ : tán thành + Màu xanh : phản đối + Màu trắng : phân vân, lưỡng lự. * Kết luận : Ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai. - Mỗi nhóm ngồi thành một vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó. - Thảo luận : Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không ? * Thảo luận nhóm. - Thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Thảo luận lớp. - Nếu em không bày tỏ ý kiến thì sẽ không ai hiểu. - Nêu yêu cầu bài tập. - Thảo luận nhóm đôi. - Một số nhóm trình bày kết quả. - HS biểu lộ theo quy ước. - HS nêu lí do. - Thảo luận chung cả lớp. - Đọc phần ghi nhớ. 4- Củng cố : ( 4 phút ) Tập tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa. 5 - Dặn dò : ( 1 phút ) - Thực hiện tốt điều đã học. * Rút kinh nghiệm Tuần 6 Thứ ngày tháng năm 200 Môn : Đạo đức Tiết : Bài 3 : Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn. 2. Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn gặp khó khăn. 3. Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập. II. CHUẨN BỊ Sách Đạo đức 4. Giấy khổ to. Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút ) 2- Kiểm tra bài cũ : (4 phút) Bài cũ chúng ta học bài gì ? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em ? 3- Giảng bài mới : * Giới thiệu bài Ghi bảng Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7’ 7’ 10’ 5’ * Hoạt động 1 : Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa. (SGV / 24) 1. Cho HS xem tiểu phẩm 2. Thảo luận : - Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa ? - Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào ? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không ? - Nếu em là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào ? * Hoạt động 2 : Trò chơi “Phóng viên” - Cách chơi : 1 HS đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp. * Kết luận : Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ và có quyền bày tỏ ý kiến của mình. * Hoạt động 3 : * Kết luận chung : Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng nhưng phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. - Trẻ em cũng biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. - Đóng vai trong tiểu phẩm. - Cả lớp quan sát lắng nghe. - Bố mẹ Hoa định cho bạn Hoa nghỉ học. - Hoa vẫn học vẫn đi làm phụ giúp gia đình. - Vẫn đi học và nói ý kiến của mình cho gia đình biết. + Bạn hãy giới thiệu một bài hát, bài thơ bạn ưa thích. + Bạn hãy kể về một câu chuyện bạn thích. + Người mà bạn yêu quý nhất là ai ? + Sở thích của bạn là gì ? + Điều bạn quan tâm nhất hiện nay. - Trình bày các bài viết, bài vẽ tranh của mình. 4- Củng cố : ( 4 phút ) Thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của tổ, của lớp, của trường. 5 - Dặn dò : ( 1 phút ) - Tham gia ý kiến với người thân. * Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docDao duc 4T1T6.doc
Giáo án liên quan